d. Hệ động vật
Năm 1962, năm 1993 trên địa bàn Vườn Quốc gia Ba vì (thuộc tỉnh Hà Tây) và năm 2002 thuộc diện tích mở rộng Vườn (thuộc tỉnh Hoà Bình) của Viện ĐTQHR, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, trường Đại học Lâm nghiệp đã thống kê có 63 loài thú, 191 loài chim, 61 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư trong đó có 21 loài thú quý hiếm như: Gà Lôi trắng, Báo gấm, Cu li lớn, Gấu ngựa…; 8 loài chim; 22 loài bò sát; 5 loài lưỡng cư; và 7 loài côn trùng quý hiếm.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo quy hoạch mở rộng Vườn, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã l: xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; huyện Quốc Oai có 1 xã là xã Đồng Xuân; huyện Lương Sơn có 2 xã là Yên Quang và Lâm Sơn; huyện Kỳ Sơn 3 có xã là Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hoà. Tổng diện tích tự nhiên 16 xã 40.697,56ha.
Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 89.928 người, đa số là dân tộc Mường 69.547 người và phân bố ở cả 16 xã, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái 0,15%, phân bố ở xã Đồng Xuân, Yên Quang và Phú Minh.
Tổng số lao động trong vùng có 51.568 người; trong đó lao động nông nghiệp 46.562 người, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phương. Số lao động làm các ngành nghề khác là 497 người, chiếm hơn 1%. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chưa được chú trọng.
*Tình hình phát triển kinh tế chung
Theo số liệu thống kê của các xã, nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng Đệm đạt 21,55 tỷ đồng. Sản lượng lương thực trung bình trong toàn
khu vực đạt 308 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt 6 triệu đồng/người/năm. Thấp nhất là xã Vân Hoà, chỉ đạt 3,6 triệu đồng/người/năm. Trong khu vực có 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng. Khánh Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 323 hộ, chiếm 19,6 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ, chiếm 2,8% số hộ trong xã. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, kinh tế chậm phát triển và còn nhiều khó khăn.
- Sản xuất lương thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt trung bình 4,55 tấn/ha/năm. Bình quân mỗi năm đạt trên 20 ngàn tấn. Năm 2007 đạt 27.680,02 tấn. Tuy nhiên, sản lượng lương thực không đủ tiêu dùng tại chỗ mà nhiều địa phương vẫn phải mua từ bên ngoài vào.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm tại chỗ. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp.
- Công tác bảo vệ, trồng rừng
+ Trồng rừng: Thực hiện chương trình 327/CP; 661/CP. Chỉ riêng năm 2009 đã trồng 250 ha, năm 2010 trồng 111,6 ha ở 5 xã: Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang, Yên Trung, Phú Minh. Loài cây trồng chủ yếu là cây Lát, Thông, Sa Mộc, Dẻ và cây phụ trợ là Keo, rừng phát triển khá tốt.
+ Bảo vệ rừng: Bà con địa phương đã nhận khoán bảo vệ rừng do Vườn giao khoán bảo vệ là 3.350 ha, với 97 hộ dân ở các xã. Kết quả kiểm tra cuối năm 2010 cho thấy các hộ nhận khoán đã bảo vệ tốt diện tích được giao.
- Công tác xây dựng rừng trên địa bàn khá ổn định từ sau khi thực hiện theo Quyết định 02/CP của Chính phủ. Hầu hết diện tích rừng đã có chủ với nhiều mô hình trang trại của hộ gia đình làm ăn giỏi..
- Khai thác nguồn lâm đặc sản là cây thuốc trong rừng tự nhiên: Hiện nay, tại các bản Yên Sơn và Bản Hợp Nhất thuộc xã Ba Vì, nhiều hộ gia đình
người Dao có nghề thuốc cổ truyền. Hầu hết cây thuốc được lấy từ rừng tự nhiên trên Núi Ba Vì (vùng Lõi). Việc khai thác quá mức và thiếu kiểm soát đã làm giảm mạnh về số lượng và chất lượng của nhiều loài cây thuốc quý chữa các bệnh xương khớp, bệnh gan, thận, các bệnh phụ nữ. Đây thực sự là điều cảnh báo, nếu Vườn và địa phương không kiểm soát chặt chẽ hoặc không có phương án quy hoạch bảo vệ và gây trồng thì một số loài cây thuốc quý có nguy cơ không còn.
- Canh tác nương rãy: Nhiều nương rãy nơi tập trung, nới xen kẽ hiện đang được bà con ở các xã Khánh thượng, Ba Vì, Ba Trại canh tác cũng nằm trong phân khu phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, diện tích này được người dân canh tác từ lâu đời. Canh tác chủ yếu trồng cây sắn, một số diện tích trồng luân canh. Nhìn chung, năng suất ngày càng giảm dần do đất bạc mầu rửa trôi.
* Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm
Công tác Giáo dục: ở tất các các xã đều đã có trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Toàn vùng hiện có 1.309 giáo viên với 14.731 học sinh. Hầu hết các em ở độ tuổi đến trường đều đã được đi học. Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các xã trong khu vực là chưa có nhà ở kiên cố cho giáo viên từ nơi khác đến. Cần xây dựng nhà ở cho giáo viên để họ yên tâm giảng dạy. Chất lượng giáo dục chưa thật tốt. Năm 2007, các xã trong vùng dự án có tỷ lệ học sinh trung học được xét tốt nghiệp đạt từ 94 - 98%. Tuy vậy, số học sinh giỏi cấp huyện còn thấp so với mức bình quân chung của huyện.
Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong khu vực điều tra, mỗi xã có 1 trạm y tế. Toàn vùng có 103 cán bộ y tế và 87 giường bệnh. Các cơ sở y tế trong vùng làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám bệnh, sơ cứu và chữa các bệnh thông thường cho dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã còn thiếu, trình độ các bộ y tế còn hạn chế. Trình độ của cán bộ chủ yếu ở cấp Y sĩ, chưa có Bác sĩ.
Cơ sở hạ tầng khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã. Đường từ trung tâm xã đến các thôn còn là đường đất và đường dải cấp phối. Tỉnh Hà Tây (cũ) đã đầu tư kinh phí làm một số tuyến đường trải nhựa đến các điểm du lịch như tuyến đường vào khu du lịch Ao Vua, đường vào khu du lịch Suối Tiên, Khoang Xanh... Tuy có đường vào các khu du lịch nhưng giữa các khu chưa có đường kết nối với nhau.
Hệ thống lưới điện Quốc gia đã đến tất cả các xã. Tuy nhiên, điện ở đây mới chỉ dùng để thắp sáng, còn điện cho sản xuất được sử dụng ít, chủ yếu cho các hộ xay xát, chế biến gỗ xẻ.
* Đánh giá chung về kinh tế, xã hội
Khó khăn:
Khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó dân tộc Mường có tỷ lệ khá cao, chiếm 77,3% dân số trong vùng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
Cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều thiếu, các phương tiện truyền thông còn thiếu. Đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn là những trở lực không nhỏ cho quá trình hội nhập và phát triển.
Thuận lợi:
Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên người dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, môi trường sinh thái. Đến nay cơ bản không còn hiện tượng đốt nương làm rẫy tuỳ tiện.
Tài nguyên rừng được duy trì, phát triển tốt. Lực lượng lao động trên địa bàn khá dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng. Các chương trình dự án như: Chương trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của Chính phủ bước đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, người dân có nhiều kinh nghiệm làm rừng và có ý thức bảo vệ rừng.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hoạt động du lịch sinh thái của VQG Ba Vì
Đơn vị trực thuộc
4.1.1. Cơ chế hoạt động và mô hình quản lý của VQG Ba Vì
Ban giám đốc
Phòng ban chức năng
Trung tâm dịch vụ DLST&G DMT
Hạt KiểmLâm
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kếhoạch, Tài chính
Phòng KH&HT QT
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ mô hình tổ chức vườn
*Tổng số cán bộ công nhân viên chức : 84 người
a/ - Ban giám đốc : 03 người
b/ - Phòng ban chức năng: : 23 người
+ Phòng Tổ chức hành chính : 08 người
+ Phòng kế hoạch, tài chính : 07 người
+ Phòng khoa học & HTQT : 08 người
c/ - Các đơn vị trực thuộc: : 58 người
+ Trung tâm dịch vụ du lịc sinh thái &GDMT : 12 người
+ Hạt kiểm lâm (6 trạm và 1 tổ cơ động) : 46 người
Bảng 4.1. Các đơn vị thuộc VQG Ba Vì
ĐƠN VỊ | Số nhânviên (người) | Trình độ (người) | |||
Trên đại học | Đại học | Còn lại | |||
1 | Ban giám đốc | 03 | 1 | 2 | 0 |
2 | Phòng tổ chức, hành chính, tổng hợp | 08 | 0 | 6 | 2 |
3 | Phòng tài chính, kế toán | 07 | 2 | 4 | 1 |
4 | Phòng nghiên cứu khoa học | 08 | 5 | 3 | 0 |
5 | Hạt kiểm lâm | 46 | 1 | 39 | 6 |
6 | Trung tâm DLST & GDMT | 12 | 0 | 7 | 5 |
Tổng | 84 | 9 | 61 | 14 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Du Lịch Sinh Thái Trong Nước.
- Phỏng Vấn Khách Du Lịch Về Du Lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì
- Điều Kiện Tự Nhiên Khu Vực Nghiên Cứu
- Hoạt Động Khai Thác Các Tuyến Du Lịch Của Vqg Ba Vì
- Doanh Thu Hoạt Động Du Lịch Của Vườn Quốc Gia Ba Vì
- Phỏng Vấn Khách Du Lịch Về Du Lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ tính đến 30/6/2015)
*Nhiệm vụ và chức năng
Ban quản lý có trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp-Bộ Nông nghiệp và phát Triển Nông thôn bảo vệ và xây dựng vườn quốc gia Ba Vì theo quy chế hiện hành, cụ thể là:
- Tổ chức và thực hiện các chương trình, nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực vườn quản lý.
- Lập dự án các chi phí khác hàng năm và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động theo dự án. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn và xử lý mọi hành vi gây thiệt hại đến hệ sinh thái và cảnh quan môi trường, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
- Tổ chức tuyên truyền thực hiện pháp lệnh bảo vệ rừng, nội quy vườn quốc gia cho toàn dân, các đơn vị trên địa bàn vườn quản lý.
- Tổ chức làm dịch vụ, vật tư, kỹ thuật, giống cây trồng và hướng dẫn nhân dân trong vùng tham gia các chương trình bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và các chương trình khác nếu cần.
* Cơ chế hoạt động
Các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban giám đốc, giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Vườn.
Phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc.
*Các đơn vị trực thuộc chủ yếu như sau:
- Phòng Kế hoạch tài chính: Quản lý vốn, tài sản của Vườn, tham mưu cho giám đốc sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng nhanh, thay
mặt Vườn kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh củaVườn.
- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế: Nhiệm vụ phòng này chủ yếu thực hiện các dự án trong Vườn quan hệ với các tổ chức nước ngoài thực
hiện dự án đầu tư nghiên cứu về khoa học nghiên cứu bảo tồn loài.
- Hạt kiểm lâm: Chức năng chính của đơn vị này là làm công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng.
- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: Chủ yếu làm công tác đón tiếp khách đến thăm vườn hướng dẫn điều tiết khách, ngoài ra còn một công việc rất quan trọng là làm công tác tuyên truyền để người dân và du khách nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn.
Theo sơ đồ ta thấy với mô hình quản lí thì các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban quản lý VQG. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn của VQG. Banquản lý VQG có thể chủ động trong việc quy hoạch, điều chỉnh các
hoạt động du lịch cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của vườn đó là bảo tồn và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Vườn đều có trình độ cao, trình độ trên đại học đạt 10,7% và trải đều ở các phòng ban, trình độ đại học chiếm 72,6%. Các cán bộ, viên chức thuộc các phòng ban chuyên môn của Vườn đều có trình độ đại học trở lên. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển của vườn khi các vị trí trong Vườn đều được thực hiện bởi những cán bộ có trình độ tuy vậy những người được đào tạo chủ yếu là có chuyên môn về lâm nghiệp để làm công tác kiểm lâm và bảo tồn, những người có chuyên môn về du lịch hầu như là không có. Một số cán bộ làm trực tiếp tại trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch.
Các điểm tham quan du lịch (Nguồn: cuốn Các vườn quốc gia Việt
Nam)
Điểm tham quan du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả
năng thu hút khách du lịch. Theo khảo sát thực tế, hiện tại VQG Ba Vì đã đưa ra được rất nhiều điểm tham quan du lịch ngay chính tại khu vực VQG. Đó là:
- Cốt 400m: ở đây có khu vườn ươm các loài cây rừng và vườn thực vật.
- Cốt 600m: Từ đây du khách có thể ngắm cảnh quan sông Đà, các làng bản ở chân núi, tham quan dấu vết của một sân bay trực thăng và nhiều ngôi biệt thự cũ thời Pháp.
- Cốt 800m: Tham quan rừng tự nhiên, khám phá tàn tích các ngôi biệt thự cũ, Trại Cô nhi viện và nhà thờ thời Pháp.
- Đỉnh Tản Viên: Du khách lễ ở Đền Thượng, ngắm cảnh quan sông Đà, các làng bản ở chân núi phía Tây, tham quan rừng tự nhiên.
- Đỉnh Vua: Du khách lễ ở Đền thờ Bác Hồ, ngắm cảnh quan làng bản, ruộng đồng ở chân núi phía Đông, Bắc.