Bàn Luận Mối Liên Hệ Giữa Psa - Tái Phát Sinh Hóa


4.5.2. Bàn luận mối liên hệ giữa PSA - tái phát sinh hóa

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng khả năng tái phát sinh hóa sau mổ được đề cập nhiều là trị số PSA. Để xem xét mối liên hệ giữa PSA và khả năng tái phát sinh hóa, nghiên cứu thực hiện phép kiểm chi bình phương.

Trong phép kiểm này, nghiên cứu đã mã hóa trị số PSA chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: trị số PSA < 10 ng/ml,

- Nhóm 2: trị số PSA 10-20 ng/ml,

- Nhóm 3: PSA > 20 ng/ml [31].


Theo kết quả trong bảng 3.36, với p = 0,037 < 0,05, nghiên cứu có thể kết luận rằng có mối liên quan giữa trị số PSA với khả năng tái phát sinh hóa sau mổ. Nếu trước mổ bệnh nhân có trị số PSA càng cao, khả năng tái phát sinh hóa sau mổ càng cao.

4.5.3. Bàn luận mối liên hệ giữa pT – tái phát sinh hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Mức độ xâm lấn tại chỗ của ung thư (pT) có vai trò quan trọng đến tái phát sinh hóa. Những trường hợp ung thư khu trú, khả năng tái phát sinh hóa sau phẫu thuật nội soi tận gốc thấp so với những trường hợp ung thư xâm lấn mô xung quanh. Để kiểm chứng mối liên hệ mức độ xâm lấn tại chỗ của ung thư và tái phát sinh hóa, nghiên cứu thực hiện phép kiểm chi bình phương.

Trong phép kiểm này, nghiên cứu xem mối liên hệ giữa tỉ lệ tái phát sinh hóa với mức độ xâm lấn tại chỗ của ung thư.

Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc cắt tuyến tiền liệt tận gốc - 17

Theo kết quả trong bảng 3.37, với p = 0,001 < 0,05, nghiên cứu có thể kết luận có mối liên quan giữa pT với khả năng tái phát sinh hóa sau mổ. Những trường hợp ung thư không còn khu trú trong tuyến tiền liệt sẽ có tỉ lệ tái phát sinh hóa cao hơn so với những trường hợp ung thư khu trú.


4.5.4. Bàn luận mối liên hệ giữa PT bảo tồn bó mạch thần kinh – RLC sau phẫu thuật

Ngày nay mối tương quan giữa phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh trong khi mổ và tình trạng rối loạn cương sau mổ đã được công nhận. Để kiểm chứng mối tương quan này, trong nghiên cứu thực hiện phép kiểm chi bình phương.

Theo kết quả bảng 3.38, với p = 0,001 < 0,05, có thể kết luận rằng có mối liên quan giữa phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh và tình trạng rối loạn cương sau mổ.

Những bệnh nhân thực hiện tốt phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh, khả năng cương của bệnh nhân sau mổ sẽ khả quan. Trong khi những bệnh nhân không thực hiện bảo tồn bó mạch thần kinh, sẽ có tình trạng rối loạn cương sau mổ.

4.5.5. Bàn luận mối liên hệ tuổi bệnh nhân - RLC sau phẫu thuật


Một trong những yếu tố có vai trò quan trọng đến khả năng cương sau mổ cũng được nhiều tác giả công nhận là tuổi bệnh nhân. Những bệnh nhân trẻ tuổi sua mổ tỉ lệ rối loạn cương thấp hơn những bệnh nhân lớn tuổi [15]. Để kiểm chứng mối quan hệ giữa tuổi bệnh nhân - rối loạn cương sau mổ, nghiên cứu thực hiện phép kiểm chi bình phương. Đặt giả thuyết là không có mối liên quan giữa mối quan hệ giữa tuổi bệnh nhân - rối loạn cương sau mổ.

Theo kết quả bảng 3.39, với p = 0,517 > 0,05 nghiên cứu không thể bác bỏ giả thuyết, nghĩa là không thể kết luận tuổi bệnh nhân có mối liên quan với khả năng rối loạn cương sau mổ. Điều này có nghĩa là khả năng rối loạn cương sau phẫu thuật ở những bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân trẻ tuổi là tương đương nhau.


4.5.6. Bàn luận mối liên hệ giữa PT bảo tồn bó mạch thần kinh và TKKS sau phẫu thuật

Tình trạng tiểu không kiểm soát sau mổ cũng là vấn đề rất lớn cần giải quyết trước khi thực hiện phẫu thuật và cần giải thích rõ cho bệnh nhân. Có nhiều yếu tố được đề cập đến, trong đó vai trò phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh gây nhiều tranh cãi, có tác giả cho rằng nếu bảo tồn tốt bó mạch thần kinh trong khi mổ sẽ tránh được tình trạng tiểu không kiểm soát sau mổ [7], [26]. Để kiểm chứng mối liên hệ giữa bảo tồn bó mạch thần kinh và tiểu không kiểm soát, nghiên cứu thực hiện phép kiểm chi bình phương.

Đặt giả thuyết không có mối liên hệ giữa tuổi bệnh nhân và tình trạng rối loạn cương sau mổ.

Qua kết quả bảng 3.40, với p = 0,261 > 0,05, nghiên cứu không thể bác bỏ giả thuyết, điều này có nghĩa rằng phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh không liên quan tình trạng tiểu không kiểm soát mổ. Tuy nhiên để có thể có kết luận chính xác, nghiên cứu cần thực hiện phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh ở số lượng bệnh nhân lớn hơn.

4.5.7. Bàn luận mối liên hệ giữa thời gian phẫu thuật - lượng máu mất trong phẫu thuật

Nghiên cứu nhận thấy thời gian mổ càng dài thì lượng máu mất trong khi mổ sẽ càng nhiều. Do đó để kiểm chứng mối liên hệ giữa thời gian phẫu thuật-lượng máu mất trong khi mổ, nghiên cứu thực hiện phép kiểm trung bình giữa thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong phẫu thuật.

Nghiên cứu chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: những trường hợp có thời gian phẫu thuật ≤ 194,69 phút,

- Nhóm 2: những trường hợp có thời gian phẫu thuật > 194,69 phút. Dùng phép kiểm trung bình để kiểm định sự khác nhau về máu mất


trong mổ. Đặt giả thuyết không có sự khác biệt về lượng máu mất giữa 2 nhóm.

Với kết quả trong bảng 3.42, với p = 0,002 < 0,05, nghiên cứu có thể bác bỏ giả thuyết, và có thể kết luận rằng có mối quan hệ giữa thời gian phẫu thuật - lượng máu mất trong khi mổ. Trong nghiên cứu, 27/49 trường hợp có thời gian phẫu thuật ≤ 194,69 phút lượng máu mất trung bình trong mổ là 312,96 ml. Trong khi 22/49 trường hợp có thời gian phẫu thuật trung bình

> 194,69 phút, lượng máu mất tăng đáng kể 581,82ml (bảng 3.40).

4.5.8. Bàn luận mối liên hệ giữa thời gian phẫu thuật – khối lượng TTL

Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khối lượng tuyến tiền liệt có vai trò quan trọng. Nghiên cứu nhận thấy khi phẫu thuật những trường hợp tuyến tiền liệt có khối lượng lớn, thời gian phẫu thuật sẽ dài. Để kiểm chứng mối liên hệ giữa thời gian phẫu thuật – khối lượng tuyến tiền liệt, nghiên cứu thực hiện phép kiểm trung bình giữa thời gian phẫu thuật và khối lượng tuyến tiền liệt.

Nghiên cứu chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1 là những trường hợp có thời gian phẫu thuật ≤ 194,69 phút (là thời gian phẫu thuật trung bình của nghiên cứu).

- Nhóm 2 là những trường hợp có thời gian phẫu thuật > 194,69 phút. Đặt giả thuyết không có sự khác biệt về khối lượng tuyến tiền liệt giữa

2 nhóm.

Với kết quả trong bảng 3.44, với p = 0,012 < 0,05, nghiên cứu có thể bác bỏ giả thuyết và có thể kết luận rằng có mối quan hệ giữa thời gian phẫu thuật khối lượng tuyến tiền liệt. Khối lượng tuyến tiền liệt càng lớn thì thời gian phẫu thuật càng dài.


4.5.9. Bàn luận mối liên hệ giữa khối lượng TTL - lượng máu mất trong phẫu thuật.

Lượng máu mất trong khi mổ có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phẫu thuật. Trong nghiên cứu ghi nhận nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng máu mất trong khi mổ như thời gian mổ, giai đoạn ung thư, kỹ thuật mổ... trong đó khối lượng tuyến tiền liệt có vai trò nhất định. Nghiên cứu nhận thấy tuyến tiền liệt có khối lượng càng lớn khi mổ lượng máu mất càng nhiều.

Để kiểm định mối liên hệ giữa khối lượng tuyến tiền liệt và lượng máu mất trong phẫu thuật, nghiên cứu thực hiện phép kiểm trung bình.

Nghiên cứu chia thành 2 nhóm [29]:

- Nhóm 1: những trường hợp có khối lượng tuyến tiền liệt ≤ 40 gram.

- Nhóm 2: những trường hợp có khối lượng tuyến tiền liệt > 40 gram. Đặt giả thuyết không có sự khác biệt về lượng máu mất giữa 2 nhóm.

Với kết quả trong bảng 3.46, với p = 0,535 > 0,05, nghiên cứu không thể bác bỏ giả thuyết, và có thể kết luận rằng không có mối quan hệ giữa khối lượng tuyến tiền liệt và lượng máu mất trong phẫu thuật. Sự khác biệt về lượng máu mất giữa 2 nhóm không nhiều. Theo kết quả bảng 3.44, 38 trường hợp trong nghiên cứu có khối lượng tuyến tiền liệt ≤ 40 gram, lượng máu mất trong phẫu thuật 418,42ml. Trong khi 11 trường hợp có khối lượng tuyến tiền liệt > 40 gram, lượng máu mất trung bình trong khi mổ là 486,36ml.


KẾT LUẬN


Ngày nay phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt tận gốc trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt khu trú đã trở thành phẫu thuật thường quy. Mặc dù là phẫu thuật khó, thời gian phẫu thuật kéo dài, nhiều tai biến có thể xảy ra trong và sau mổ nhưng là phẫu thuật khả thi, có thể thực hiện được trong điều kiện trang bị nội soi tại các bệnh viện. Ưu điểm của phẫu thuật là ít đau, thời gian dùng thuốc giảm đau ngắn, vết mổ ngắn, bệnh nhân sớm vận động trở lại.

1. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc

Kết quả phẫu thuật có thể chấp nhận được, tỉ lệ ung thư không tái phát sinh hóa là 87,8%. Tỉ lệ bệnh nhân tiểu có kiểm soát sau phẫu thuật là 95,1% và tỉ lệ bệnh nhân không rối loạn cương là 29,3%.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị

Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tái phát sinh hóa là trị số PSA, điểm số Gleason và mức độ xâm lấn tại chỗ của ung thư.

Yếu tố ảnh hưởng đến lượng máu mất trong mổ là thời gian phẫu thuật. Những trường hợp thời gian phẫu thuật ngắn thì lượng máu mất trong khi mổ sẽ ít hơn so thời gian phẫu thuật dài.

Yếu tố ảnh hưởng tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật nội soi là tránh tổn thương cơ thắt vân niệu đạo và khâu nối cổ bàng quang-niệu đạo.

Yếu tố ảnh hưởng rối loạn cương sau phẫu thuật nội soi là bảo tồn bó mạch thần kinh. Trong khi phẫu thuật nếu bảo tồn bó mạch thần kinh tốt, tình trạng rối loạn cương ít xảy ra sau phẫu thuật.

Một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật là chọn lựa bệnh nhân. Cùng giai đoạn ung thư nhưng độ ác tính ung thư khác nhau (thể hiện qua PSA, điểm số Gleason…), kết quả điều trị sẽ khác nhau, do đó trong từng trường hợp cần cá nhân hóa trước khi phẫu thuật.


KIẾN NGHỊ


Qua một thời gian hiện phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc, nghiên cứu có những kiến nghị sau:

1. Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc cắt tuyến tiền liệt tận gốc là phẫu thuật khả thi, hiệu quả, và an toàn. Do đó, có thể phổ biến phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc tại các bệnh viện có trang bị dụng cụ nội soi và các phẫu thuật viên qua đào tạo.

2. Trang bị thêm các dụng cụ nội soi như hệ thống camera 3-chiều, dao cắt Ligasure giúp quan sát rõ hơn và cầm máu tốt hơn trong khi phẫu thuật nội soi.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Tiến Đệ, Vũ Lê Chuyên (2012), ―Phẫu thuật tận gốc tuyến tiền liệt qua nội soi ngoài phúc mạc: các biến chứng của phẫu thuật‖, Hội nghị Tiết Niệu - Thận Học tại Đà Lạt, 2012, Y học TP.HCM, tập 16, (3), tr. 88-92.

2. Nguyễn Tiến Đệ, Vũ Lê Chuyên (2012), ―Phẫu thuật tận gốc tuyến tiền liệt qua nội soi ngoài phúc mạc: các yếu tố ảnh hưởng kết quả phẫu thuật‖, Hội nghị Tiết Niệu - Thận Học tại Đà Lạt, 2012, Y học TP.HCM, tập 16, (3), tr.93-97.

3. Nguyễn Tiến Đệ, Vũ Lê Chuyên (2013), ―Phẫu thuật ngoài phúc mạc tuyến tiền liệt tận gốc: lợi ích nạo hạch chậu kết hợp trong phẫu thuật‖, Hội nghị Tiết Niệu - Thận Học tại Phan Thiết, 2013, Y học TP.HCM, tập 17,(3), tr. 306-309.

4. Nguyễn Tiến Đệ, Vũ Lê Chuyên (2013), ―Kết qủa phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt khu trú‖, Hội nghị Tiết Niệu - Thận Học tại Phan Thiết, 2013, Y học TP.HCM, tập 17, (3), tr. 310-313.

Ngày đăng: 31/05/2024