TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA THỜI KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
: §ç §øc HiÕu : Anh 5 : 44 B : TS. Ph¹m Thu H•¬ng |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách Marketing Mix của hãng hàng không quốc gia Việt nam thời kỳ Việt Nam sau khi gia nhập WTO - 2
- Chiến Lược Marketing-Mix Trong Ngành Hàng Không
- Chính sách Marketing Mix của hãng hàng không quốc gia Việt nam thời kỳ Việt Nam sau khi gia nhập WTO - 4
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING-MIX TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING 7
1.1.1. MARKETING 7
1.1.2. MARKETING DỊCH VỤ 10
1.1.3. MARKETING-MIX 13
1.2 CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG 20
1.2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 20
1.2.2 NỘI DUNG CỦA MARKETING-MIX TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CỦA HHKQGVN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 36
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HHKQGVN 36
2.1.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HHKQGVN 36
2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH CỦA HHKQGVN 37
2.1.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HHKQGVN 40
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HHKQGVN 47
2.2.1 CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG 47
2.2.2 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN HHKQGVN 48
2.3 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CỦA HHKQGVN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 50
2.3.1 CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 50
2.3.2 CHÍNH SÁCH GIÁ 54
2.3.3 CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI 58
2.3.4 CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN KINH DOANH 62
2.3.5 YẾU TỐ CON NGƯỜI 70
2.3.6 QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ 71
2.3.7 YẾU TỐ HỮU HÌNH 72
2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX CỦA HHKQGVN HƠN 2 NĂM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 72
2.4.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 73
2.4.2 NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI 75
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CHO HHKQGVN 80
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÃNG TRONG THỜI GIAN TỚI 80
3.1.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI 80
3.1.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA HÃNG TRONG THỜI GIAN TỚI
............................................................................................................... 83
3.2 GIẢI PHÁP 85
3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO NỘI LỰC CỦA HÃNG 85
3.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MARKETING 91
3.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 99
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 107
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giải Nghĩa | ||
HHKQGVN | Hãng hàng không quốc gia Việt Nam | |
TCT | Tổng công ty hàng không Việt Nam | |
HKDD | Hàng không dân dụng | |
NB | Nội Bài | |
TSN | Tân Sơn Nhất | |
TP.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh | |
Tiếng Anh | Giải Nghĩa | |
VNA | Vietnam Airlines | Hãng hàng không quốc gia Việt Nam |
IATA | International Air Transport Association | Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế |
AAPA | Association of Asia Pacific Airlines | Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á-Thái Bình Dương |
CTO | City Ticketing Office | Các văn phòng hãng (văn phòng khu vực và văn phòng đại diện) |
ATO | Airport Ticketing Office | Quầy vé tại sân bay |
FFP | Frequently Flyer Program | Chương trình khách hàng thường xuyên |
CA | Corporate Account | Chương trình khách hàng lớn |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu thế mở cửa bầu trời và sự phát triển đời sống kinh tế xã hội nước nhà kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường hàng không Việt Nam đang diễn ra vô cùng sôi động với sự góp mặt của số lượng lớn các hãng hàng không truyền thống cũng như các hãng hàng không giá rẻ. Là một hãng hàng không non trẻ trong khu vực lại đứng trước sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ có tiềm lực và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng không, hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines đang gặp nhiều khó khăn để duy trì sức mạnh của một hãng hàng không đại diện cho quốc gia.
Muốn đứng vững trước cơn bão lớn, việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách Marketing-mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đang là vấn đề sống còn đối với hãng. Cho đến nay, quá trình triển khai và thực hiện Marketing-mix tại HHKQGVN vẫn tồn tại một số bất cập làm cho hiệu quả kinh doanh vận tải của hãng chưa đạt được như mong đợi.Vì lẽ đó, việc nghiên cứu, rà soát lại các chính sách Marketing-mix của hãng trong thời gian qua nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm là điều cần thiết và cấp bách.
Với việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Marketing, các kiến thức về vận tải hàng không cũng như sau một thời gian được tìm hiểu thực tế hoạt động Marketing-mix tại HHKQGVN, tác giả xin đưa ra một số ý kiến đóng góp trong đề tài “Chiến lược Marketing-mix của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách Marketing-mix cho hãng với điều kiện khó khăn về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh hạn chế trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
-Các nguyên lý chung về cách thức áp dụng chính sách Marketing-mix trong lĩnh vực hàng không và thực trạng vận dụng chính sách Marketing-mix của HHKQGVN.
-Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2008, định hướng phát triển tới năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp phân tích-tổng hợp
-Phương pháp điều tra phân tích-thống kê
-Phương pháp so sánh
5. Nội dung và bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 3
phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing trong ngành hàng không.
Chương 2: Thực trạng áp dụng chiến lược Marketing-mix của hãng
hàng không quốc gia Việt Nam sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược Marketing-mix cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Phạm Thu Hương đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong Ban kế hoạch thị trường thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam, những người luôn tận tình giúp em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hàng không trong khoảng thời gian em thực tập tại TCT.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING-MIX TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG
1.1. Tổng quan về Marketing
1.1.1. Marketing
Marketing ra đời trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Khi nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng, cùng với sự lớn mạnh của thị trường hàng hóa, các doanh nghiệp cần tới một giải pháp tổng thể để quản trị, điều khiển các hoạt động kinh doanh sao cho đem lại sự thỏa mãn người tiêu dùng cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Những giải pháp đầu tiên được hình thành, đó là: cho khách hàng đổi trả hàng khi không vừa ý, tìm hiểu ý muốn của khách hàng để đáp ứng; cho ngẫu nhiên một vật quí vào gói hàng để kích thích lòng ham muốn của khách hàng; ghi chép theo dõi mức bán các mặt hàng. Đây có thể coi là những nội dung đầu tiên của hoạt động mà ngày nay gọi là marketing.
Tuy các hoạt động Marketing đã có từ rất lâu nhưng khái niệm chỉ hình thành từ những năm đầu thế kỉ 20. Marketing là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng đầu tiên vào năm 1920 trên giảng đường trường đại học Tổng hợp Michigan ở Mỹ1. Khái niệm Marketing bắt nguồn từ chữ gốc trong tiếng Anh là Market, nghĩa là cái chợ hay thị trường. Vì vậy có thể hiểu Marketing đơn giản chỉ là hoạt động thị trường, các hoạt động diễn ra trên thị trường do các doanh nghiệp kinh doanh thực hiện.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Marketing, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế và nhận thức khác nhau mà người ta có những cách định nghĩa Marketing khác nhau. Sự khác nhau không chỉ ở mức độ chi tiết mà còn phản ánh ở nội dung mà nó chứa đựng. Nhưng ai cũng công nhận rằng Marketing
1 Giáo trình Marketing căn bản, Trường đại học kinh tế TP.HCM