Bảng 4.16: Độ tin cậy của biến: Truyền thông nội bộ_TTN
= | .846 | Corrected Item- Total Correlation | Cronbach’s Alpha Item Deleted | if | |
TTN 1 | .617 | .877 | |||
TTN 2 | .760 | .743 | |||
TTN 3 | .772 | .728 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Trong Nghiên Cứu Định Lượng
- Kết Quả Thu Thập Phiếu Điều Tra
- Kiểm Định Tính Độc Lập Của Hai Biến Chấp Nhận Bsc_Mcn Và Bsc_Mcn’
- Tóm Tắt Kiểm Định Giả Thuyết
- Hàm Ý Đề Xuất Cho Các Nhà Quản Trị
- Một Số Kiến Nghị Chính Sách Vĩ Mô Nhằm Khuyến Khích Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Vào Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Bảng 4.17: Độ tin cậy của biến: Sự năng động của sản phẩm – thị trường_NST
= | .751 | Corrected Item- Total Correlation | Cronbach’s Alpha if Item Deleted | |
NST 1 | .640 | .735 | ||
NST 2 | .674 | .717 | ||
NST 3 | .685 | .714 | ||
NST 4 | .462 | .821 |
Bảng 4.18: Độ tin cậy của biến: Mức độ chấp nhận BSC_MCN’
Corrected Item- Total Correlation | Cronbach’s Alpha of Item Deleted | |
MCN’ 1 | .757 | .837 |
MCN’ 2 | .778 | .817 |
MCN’ 3 | .763 | .831 |
Ngoài ra, hai yếu tố ‘tập trung hóa’ và ‘ảnh hưởng của bộ phận tài chính’ chỉ đo bởi 2 thang đo, không thỏa mãn điều kiện để kiểm định độ tin cậy [4]. Do vậy, hai thang đo này được giả định là thỏa mãn điều kiện về độ tin cậy để thực hiện những kiểm định tiếp theo.
4.5. Kiểm định hệ số tương quan
Mục đích của kiểm định hệ số tương quan là xem xét mối tương quan giữa các biến trong mô hình, lượng hóa độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai đại lượng trong mô hình cũng như phát hiện những hiện tượng bất thường để phục vụ cho các bước tiếp theo.
Xem xét các giá trị hệ số tương quan trong bảng 4.19 và 4.20 đều nằm trong khoảng từ 0 đến 0.8. Do vậy, mối quan hệ giữa các biến có ý nghĩa và hầu hết không có dấu hiệu bất thường, có thể tiếp tục sử dụng những thống kê khác để kiểm định mối quan hệ này. Cụ thể, các biến ‘tập trung hóa’ và ‘sự chuẩn hóa’ có quan hệ tỷ lệ nghịch với các biến khác. Trong khi các biến có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.
Bảng 4.19: Ma trận hệ số tương quan (với biến phụ thuộc MCN)
MCN | QLC | TTH | QTC | SCH | TTN | NST | |
MCN | 1 | ||||||
QLC | .414** | 1 | |||||
TTH | -.381** | -.241** | 1 | ||||
QTC | -.522** | -.481** | .315** | 1 | |||
SCH | .401** | .216** | -.285** | -.278** | 1 | ||
TTN | .420** | .306** | -.217** | -.389** | .214** | 1 | |
NST | .296** | .276** | -.230** | -.244** | .204** | .165* | 1 |
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 4.20: Ma trận hệ số tương quan (với biến phụ thuộc MCN’)
QLC | TTH | SCH | QTC | TTN | NST | MCN’ | |
QLC | 1 | ||||||
TTH | -.241** | 1 | |||||
SCH | -.481** | .315** | 1 | ||||
QTC | .216** | -.285** | -.278** | 1 | |||
TTN | .306** | -.217** | -.389** | .214** | 1 | ||
NST | .276** | -.230** | -.244** | .204** | .165* | 1 | |
MCN’ | .457** | -.443** | -.524** | .381** | .428** | .347** | 1 |
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
4.6. Kiểm định giả thuyết
Đây là bước chính yếu được thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cũng như để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra. Phương pháp sử dụng là phân tích hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS16. Cụ thể, phần này sẽ được tiến hành lần lượt với hai biến độc lập khác nhau: Mức độ chấp nhận BSC_MCN được rút ra từ tổng quan lý thuyết và biến Mức độ chấp nhận BSC_MCN’ rút ra từ thực tế của DNVN thông qua phần nghiên cứu định tính.
4.6.1. Kiểm định mô hình với biến phụ thuộc: Mức độ chấp nhận BSC_MCN
Kết quả thể hiện trong bảng 4.21. Cụ thể, các giả thiết H1, H2, H3, H4 và H5 đều được chấp nhận vì giá trị ý nghĩa thống kê là nhỏ hơn 0.05 (tương ứng: 0.048; 0.011; 0.000; 0.001 và 0.002). Tuy nhiên, giả thiết H6 chưa được chấp nhận vì giá trị ý nghĩa thống kê lớn hơn 5% (tương ứng là 0.112). Điều này có nghĩa là các yếu tố bao gồm: sự tham gia của lãnh đạo, tập trung hóa, hệ thống hóa, sự ảnh hưởng của bộ phận tài chính và truyền thông nội bộ có tác động đến mức độ chấp nhận mô hình BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN. Ngược lại, yếu tố sự năng động của sản phẩm - thị trường chưa thể khẳng định liệu có tác động đến mức độ chấp nhận mô hình BSC_MCN hay không. Về dấu và độ lớn của các giá trị Beta đối với các biến, có 3 biến quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc MCN (QLC: 0.125; QTC: 0.199; TTN: 0.189), hai biến quan hệ tỷ lệ nghịch (TTH: -0.149; SCH: -0.264) phù hợp với giả thuyết nghiên cứu (xem bảng 4.21).
Bảng 4.21: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận BSC_MCN
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | |||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | |||
(Constant) | 1.726 | .636 | 2.713 | .007 | |||
QLC | .148 | .075 | .125 | 1.987 | .048 | .723 | 1.383 |
TTH | -.154 | .060 | -.149 | -2.556 | .011 | .834 | 1.199 |
SCH | -.279 | .069 | -.264 | -4.025 | .000 | .662 | 1.511 |
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | |||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | |||
QTC TTN NST | .244 .257 .136 | .071 .080 .085 | .199 .189 .091 | 3.446 3.201 1.597 | .001 .002 .112 | .859 .815 .877 | 1.165 1.226 1.140 |
R Square: | 51,2% | ||||||
Durbin-Watson | 1.568 | ||||||
Biến phụ thuộc: MCN (Chấp nhận BSC) |
Khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu là 51,2% (R Square = 0,512) điều này có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 51,2% sự biến động của biến phụ thuộc (mức độ chấp nhận BSC_MCN).
4.6.2. Kiểm định mô hình với biến phụ thuộc: Mức độ chấp nhận BSC_MCN’
Phần này kiểm định sự tác động của các yếu tố lên biến mức độ chấp nhận BSC_MCN’ được phát triển từ thực tế các DNVN thông qua bước nghiên cứu định tính. Kết quả trong bảng 4.22 hàm ý rằng: các giả thiết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận vì giá trị ý nghĩa thống kê là nhỏ hơn 0.05 (tương ứng: 0.006; 0.000; 0.000; 0.006; 0.001 và 0.015). Điều này có nghĩa là các yếu tố bao gồm: sự tham gia của lãnh đạo, tập trung hóa, hệ thống hóa, sự ảnh hưởng của bộ phận tài chính, truyền thông nội bộ và sự năng động của sản phẩm - thị trường có tác động đến mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN. Về dấu và độ lớn của các giá trị beta đối với các biến, có 4 biến quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc MCN’ (QLC: 0.168; QTC: 0.153; TTN: 0.187 và NST: 0.134), hai biến quan
hệ tỷ lệ nghịch (TTH: -0.216; SCH: -0.228), phù hợp với giả thuyết nghiên cứu (xem bảng 4.22).
Bảng 4.22: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận BSC_MCN’
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | T | Sig. | Collinearity Statistics | |||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | |||
(Constant) QLC TTH SCH QTC TTN NST | 1.830 .185 -.205 -.222 .173 .234 .184 | .564 .066 .053 .061 .063 .071 .075 | .168 -.216 -.228 .153 .187 .134 | 3.247 2.793 -3.839 -3.608 2.757 3.284 2.443 | .001 .006 .000 .000 .006 .001 .015 | .723 .834 .662 .859 .815 .877 | 1.383 1.199 1.511 1.165 1.226 1.140 |
R Square: | 0.549 | ||||||
Durbin-Watson | 1.589 | ||||||
Biến phụ thuộc: MCN’ (Mức độ chấp nhận BSC) |
Khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu là 54,9% (R Square = 0.549) điều này có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 54,9 % sự biến động của biến phụ thuộc (mức độ chấp nhận BSC_MCN’).
4.6.3. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Kết quả mức độ giải thích (R-Square) của hai mô hình cho thấy mô hình thứ hai giải thích tốt hơn đối với mô hình thứ nhất với mức độ giải thích tương ứng là R2 = 54,9% và 51,2%. Nghĩa là các biến độc lập trong mô hình thứ nhất giải thích được 51,2% sự biến động của biến phụ thuộc. Trong khi các biến độc lập trong mô hình thứ hai giải thích được 54,9% sự biến động của biến phụ thuộc. Điều này cho
thấy mô hình thứ hai phù hợp hơn với tình hình thực tế của các DNVN, nói cách khác là nên thay biến: mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN (MCN) được xây dựng từ lý thuyết bằng biến mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN (MCN’) được phát triển từ thực tế các DNVN
thông qua phương pháp nghiên cứu định tính sẽ phù hợp với thực tế quản trị chiến lược trong các DNVN hiện nay.
4.7. Kiểm định ANOVA
Mục đích của bước này là nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc giữa các nhóm nghiên cứu khác nhau. Phương pháp sử dụng là phân tích phương sai ANOVA (Analysis Of Varience). Quá trình này cũng được thực hiện theo hai bước đó là (1) kiểm định Levene phương sai đồng nhất và (2) kiểm định ANOVA phương sai về giá trị trung bình giữa các nhóm.
Việc phân loại các nhóm nghiên cứu để đưa vào kiểm định ANOVA dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây và quá trình nghiên cứu định tính của tác giả. Cụ thể, bao gồm: (1) quy mô doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu của Kenvin Hendricks, Larry Menor và Christine Wiedman (2004) [49], (2) hình thức sở hữu và (3) loại hình kinh doanh dựa trên nghiên cứu định tính của tác giả.
Tương tự, phần này sẽ được tiến hành lần lượt với hai biến độc lập khác nhau: Mức độ chấp nhận BSC_MCN được rút ra từ tổng quan lý thuyết; và biến: Mức độ chấp nhận_MCN’ rút ra từ thực tế của DNVN thông qua phần nghiên cứu định tính.
4.7.1. Kiểm định ANOVA với biến phụ thuộc: Mức độ chấp nhận BSC_MCN
Bảng 4.23 cho thấy điều kiện phương sai đồng nhất được thỏa mãn (p =
0.436 >0.05), nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm.
Bảng 4.23: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất
df1 | df2 | Sig. | |
1.901 | 35 | 170 | .436 |
a. Design: Intercept + Quy mô + Loại hình kinh doanh + Hình thức sở hữu + Quy mô * Loại hình kinh doanh + Quy mô * Hình thức sở hữu + Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu + Quy mô * Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu
Tiếp theo, kết quả trong bảng 4.24 cho thấy tất cả giá trị p đều lớn hơn 0.05, như vậy không có sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các nhóm. Nói cách khác không có sự khác nhau về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
(MCN) giữa các nhóm nghiên cứu theo quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, và hình thức sỡ hữu.
Bảng 4.24: Kiểm định ANOVA phương sai trung bình giữa các nhóm
Type III Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | |
Corrected Model | 51.809a | 35 | 1.480 | .918 | .605 |
Intercept | 1438.322 | 1 | 1438.322 | 891.767 | .000 |
Quy mô | 3.449 | 2 | 1.724 | 1.069 | .346 |
Loại hình kinh doanh | 5.159 | 2 | 2.580 | 1.599 | .205 |
Hình thức sở hữu | 3.142 | 3 | 1.047 | .649 | .584 |
Quy mô * Loại hình kinh doanh | 2.746 | 4 | .686 | .426 | .790 |
Quy mô * Hình thức sở hữu | 4.457 | 6 | .743 | .461 | .837 |
Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu | 6.720 | 6 | 1.120 | .694 | .654 |
Quy mô * Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu | 22.277 | 12 | 1.856 | 1.151 | .323 |
Error | 274.191 | 170 | 1.613 | ||
Total | 2180.000 | 206 | |||
Corrected Total | 326.000 | 205 |
a. R Squared = .159 (Adjusted R Squared = -.014)
4.7.2. Kiểm định ANOVA với biến phụ thuộc: Mức độ chấp nhận BSC_MCN’
Tương tự, bảng 4.25 cho thấy điều kiện phương sai đồng nhất được thỏa mãn (p=.478), nghĩa là cũng không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm.
Bảng 4.25: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất
df1 | df2 | Sig. | |
1.657 | 35 | 170 | .478 |
a. Design: Intercept + Quy mô + Loại hình kinh doanh + Hình thức sở hữu + Quy mô * Loại hình kinh doanh
+ Quy mô * Hình thức sở hữu + Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu + Quy mô * Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu
Ngoài ra, kết quả trong bảng 4.26 hàm ý rằng tất cả giá trị p đều lớn hơn 0.05, như vậy không có sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các nhóm. Nói cách khác, không có sự khác nhau về mức độ tác động của các biến Độc lập lên biến phụ
thuộc (MCN’) giữa các nhóm nghiên cứu theo quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh và hình thức sỡ hữu.
Bảng 4.26: Kiểm định ANOVA phương sai trung bình giữa các nhóm
Type III Sum of Squares | Df | Mean Square | F | Sig. | |
Corrected Model | 39.561a | 35 | 1.130 | .809 | .766 |
Intercept | 1520.061 | 1 | 1520.061 | 1.088E3 | .000 |
Quy mô | .152 | 2 | .076 | .054 | .947 |
Loại hình kinh doanh | .330 | 2 | .165 | .118 | .889 |
Hình thức sở hữu | 7.480 | 3 | 2.493 | 1.785 | .152 |
Quy mô * Loại hình kinh doanh | 3.741 | 4 | .935 | .670 | .614 |
Quy mô * Hình thức sở hữu | 6.546 | 6 | 1.091 | .781 | .586 |
Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu | 6.571 | 6 | 1.095 | .784 | .583 |
Quy mô * Loại hình kinh doanh * Hình thức sở hữu | 8.611 | 12 | .718 | .514 | .904 |
Error | 237.425 | 170 | 1.397 | ||
Total | 2236.444 | 206 | |||
Corrected Total | 276.986 | 205 |
a. R Squared = .143 (Adjusted R Squared =- .034)
Như vậy, với kết quả kiểm định ANOVA như trên, có thể khẳng định rằng mức độ tác động của các biến độc lập: sự tham gia của lãnh đạo, tập trung hóa, hệ thống hóa, sự ảnh hưởng của bộ phận tài chính, truyền thông nội bộ, sự năng động của sản phẩm - thị trường đến biến phụ thuộc mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu về quy mô, loại hình kinh doanh và hình thức sở hữu của các DNVN.
4.8. Kết quả kiểm định giả thuyết
Trên cơ sở kết quả phân tích trên (bảng 4.27) cho thấy các hệ số beta đều có ý nghĩa thống kê. Điều này đồng nghĩa với các biến: sự tham gia của lãnh đạo cấp cao, quyền lực của bộ phận tài chính, truyền thông nội bộ và sự năng động của sản phẩm và thị trường có tác động thuận (dương) và các biến tập trung hóa, hệ thống