Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 16


Khi có tranh chấp phát sinh mà một bên là Việt Nam thì chính đội ngũ chuyên gia này sẽ là những người trực tiếp chuẩn bị hồ sơ, bằng chứng, lập luận và tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm hay Cơ quan phúc thẩm. Không những thế, đội ngũ chuyên gia này sẽ kiến nghị các biện pháp để thi hành phán quyết của DSB sao cho có lợi nhất cho Việt Nam. Mặt khác, các chuyên gia này sẽ đóng góp những ý kiến tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc soạn thảo và ban hành các chính sách, biện pháp thương mại sao cho tương thích với các quy định của các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nếu không đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi thì khi tranh chấp phát sinh chúng ta buộc phải thuê chuyên gia nước ngoài với một khoản phí rất cao và khi thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi thì chúng ta cũng không mạnh dạn đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế của WTO.

Tham gia vào các tranh chấp trong WTO sẽ chắc chắn xảy ra đối với Việt Nam (có thể với tư cách bên khởi kiện hoặc bị kiện), vì vậy chúng ta cần phải có một đội ngũ chuyên gia được đào tạo có chất lượng, hiểu biết sâu về WTO để đảm đương công việc mỗi khi có tranh chấp liên quan đến Việt Nam. Trong trường hợp bị khiếu kiện, chúng ta cần có giải pháp thoả đáng để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

Như vậy, tham gia vào WTO đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị kỹ về chính sách, pháp luật, đội ngũ luật sư và chuyên gia giỏi. Đó là đòi hỏi đối với bất cứ quốc gia thành viên WTO nào. Bên cạnh đó, để tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO một cách hiệu quả, Việt Nam cũng cần nghiên cứu nhằm phát huy triệt để những biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống của công pháp quốc tế như thương lượng, trung gian, hoà giải, nghiên cứu các vụ tranh chấp thực tế và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp khiếu nại hoặc bị khiếu nại. Trên đây là một số đề xuất của tác giả với mong muốn góp phần thúc đẩy Việt Nam chủ động tham gia hội nhập vào WTO nói chung, vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng.


KẾT LUẬN

Tổ chức thương mại thế giới ra đời đã đánh dấu một xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 20. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, việc xảy ra tranh chấp, xung đột về lợi ích kinh tế là điều khó tránh khỏi. Do vậy, nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế (các tổ chức liên chính phủ) là phải xây dựng được cơ chế hiệu quả để giải quyết tranh chấp, xung đột phát sinh giữa các quốc gia. Lịch sử phát triển thương mại quốc tế đã cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả là chất xúc tác cho sự vận hành trôi chảy của hệ thống thương mại. Nhận thức rõ tầm quan quan trọng đó, WTO đã xây dựng cho mình cơ chế giải quyết tranh chấp trên cơ sở kế thừa và phát triển hệ thống giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định chung về thương mại và thuế quan năm 1947 (GATT). Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không chỉ bao gồm Điều XXII và XXIII của GATT mà còn có cả Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) với 27 điều và 4 phụ lục và các hiệp định đặc biệt hay bổ sung được quy định tại một số hiệp định liên quan được liệt kê tại Phụ lục 2 của DSU (đối với các tranh chấp liên quan đến một số vấn đề thương mại cụ thể).

Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính adhoc của GATT nơi chỉ có duy nhất một cơ quan giải quyết tranh chấp là Ban hội thẩm, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính thường trực, được giải quyết thông qua Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, hoạt động theo các quy định của DSU. Phạm vi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại hàng hoá mà đã mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.

Quá trình giải quyết tranh chấp của WTO bắt đầu khi nước thành viên có khiếu nại yêu cầu tham vấn với nước bị khiếu nại. Nếu sau 60 ngày, việc tham vấn giữa các bên thất bại thì bên nguyên đơn có quyền yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO. Trên cơ sở đề nghị của bên nguyên đơn, DSB sẽ nhóm họp để xem xét đề nghị này và tiến hành thành lập Ban hội thẩm. Ban hội thẩm có trách nhiệm xem xét, đánh giá khách quan vấn đề


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

tranh chấp và lập Báo cáo cuối cùng đệ trình lên DSB để thông qua. Các bên tranh chấp có quyền kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm, kháng cáo này được chuyển tới Cơ quan phúc thẩm để xem xét lại. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua trở thành phán quyết của DSB và buộc các bên tranh chấp phải thi hành.

Các phán quyết của DSB có giá trị bắt buộc và được DSB giám sát thi hành. Nếu bên thua kiện không thi hành hoặc thi hành không đúng với phán quyết của DSB thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc đề nghị DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa. Mức độ của biện pháp trả đũa phải tương đương với thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia gây ra.

Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 16

Toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài không quá 15 tháng kể từ ngày DSB thành lập Ban hội thẩm, không quá 18 tháng trong trường hợp Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo (trừ khi các bên tranh chấp thoả thuận đây là trường hợp ngoại lệ).

Với thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính cố định và bắt buộc của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù là nước phát triển hay đang phát triển cũng đều phải tuân thủ "luật chơi chung" của hệ thống thương mại quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mặc dù còn xa để cho là hoàn hảo nhưng được đánh giá chung là một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả nhất. Sự tín nhiệm này một phần lớn là do các quy tắc và thủ tục của nó hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi, khách quan để các nước, kể cả các nước nhỏ có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước các nước lớn. Chỉ sau 10 năm kể từ khi ra đời, đã có 332 vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có 210 vụ do các nước phát triển yêu cầu và 122 vụ được yêu cầu từ các nước đang phát triển. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng quy định những điều khoản với những ưu đãi dành riêng cho thành viên là nước đang phát triển.

Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc gia nhập WTO là tất yếu đối với nước ta. Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập WTO năm 1995 đến nay, Việt Nam đang hoàn thiện những bước đi cuối cùng để


gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất có thể. Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001 như một nỗ lực quan trọng thúc đẩy và củng cố việc nhập vào thị trường thế giới cũng như sửa đổi hệ thống pháp luật để tiếp cận với luật pháp thương mại quốc tế và WTO. Song song với các nỗ lực trên, việc tìm hiểu và nắm bắt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bởi đây là cơ chế hiệu quả giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại quốc tế giữa 150 nước thành viên của WTO. WTO là sân chơi vì quyền lợi kinh tế, thương mại nên các nước sẽ không ngần ngại khởi kiện Việt Nam khi họ thấy quyền lợi của họ bị vi phạm và ngược lại, Việt Nam cũng cần nhanh chóng học hỏi các kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để cũng khởi kiện các nước khi quyền lợi của Việt Nam bị vi phạm.

Là nước đi sau và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế vào thời điểm khi các quy tắc và chuẩn mực của pháp luật thương mại quốc tế, kể cả các quy định về giải quyết tranh chấp đã được định hình. Hơn nữa, cho dù được coi là cơ chế hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và có những quy định ưu đãi cho các nước đang phát triển, nhưng Việt Nam không nên quá dựa vào những ưu đãi mà DSU quy định cho các nước đang phát triển. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu kỹ quy tắc và thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, hiểu đúng các nghĩa vụ của mình, nhận biết xu thế phát triển của pháp luật thương mại quốc tế hiện đại, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý Nhà nước, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trong đó không thể thiếu việc nhanh chóng xây dựng một đội ngũ chuyên gia pháp luật thương mại quốc tế giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó cần có sự chuẩn bị tốt về tâm lý và các điều kiện vật chất mỗi khi tham gia vào các tranh chấp thương mại quốc tế. Đây cũng chính là công việc rất phức tạp đang đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO.

Tác giả hy vọng luận văn này có thể đóng góp một phần vào việc nghiên cứu về luật pháp của Tổ chức thương mại thế giới nói chung, về cơ chế giải quyết tranh


chấp của Tổ chức thương mại thế giới nói riêng. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới một cách hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bernard Hoekman; Aaditya Mattoo (2004), Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ tư pháp (2005), Một số vấn đề pháp lý của hội nhập kinh tế quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh Việt Nam, Hà Nội.

3. Gia nhập WTO - Việt Nam kiên định con đường đã chọn (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn bách khoa (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

5. Mười lợi ích của hệ thống thương mại WTO (2001), NXB Thế giới, Hà Nội.

6. Phan Thảo Nguyên (2000), Giải quyết tranh chấp theo cơ chế của tổ chức thương mại thế giới - WTO), Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.

7. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Thanh (2004), Sổ tay thuật ngữ tổ chức thương mại thế giới (WTO) thông dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Thanh (2002), Từ Xiatơn đến Đôha: Toàn cầu hoá và Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Hoàng Ngọc Thiết (2004), Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


12. Supachai Panitchpakdi (2002), Trung Quốc và WTO, NXB Thế giới, Hà Nội.

13. Sụp đổ Cancun - toàn cầu hoá và Tổ chức thương mại thế giới (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1994), giáo trình Luật quốc tế.

15. Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Hỏi đáp về Tổ chức thương mại thế giới (WTO), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Các văn kiện cơ bản của tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội.

18. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2002), Đàm phán thuế quan trong WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Tìm hiểu tổ chức thương mại thế giới (WTO), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2002), Đàm phán thuế quan trong WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2004), Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

23. Viện Thông tin KHXH (2003), WTO những quy tắc cơ bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Hà Nội.

Tiếng Anh

25. Http://www.wto.org

26. S.K.Kapoor (1994), International law, Central Law Agency.

27. Yun-Hwan Kim (2002), Financial opening under the WTO agreement in selected asian countries: Progress and issues, ADB.


28. West Publising Co, USA (1990), International public law.

29. World Trade Organization (1995), Analytical index - Guide to GATT law and practice (volum2 1&2), Geneva.

30. John H. Jackson (1995), Legal problems of international economic relations - cases, materials and text, West Publishing Co.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí