Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Sự cần thiết của đề tài

Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, ngân hàng điện tử nói chung và việc thanh toán qua TTD nói riêng sẽ giúp đa dạng dịch vụ và gia tăng lợi thế cho các NH. Vì vậy, nếu NH nào phát triển tốt mảng dịch vụ này sẽ có được một lợi thế cạnh tranh lớn đối với những NH khác. Nhưng thực tế cho thấy rằng các dịch vụ về TTD vẫn chưa thực sự phát triển mạnh ở VN. Vì vậy, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD ở VN có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho các NH có thể đưa ra những chính sách tiếp thị phù hợp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ TTD ở VN.

Tính đến quý III/2018, tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế đã lên tới 147,3 triệu thẻ, tăng 11,59% so với đầu năm (NHNN, 2018). Số lượng phát hành thẻ vẫn liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây, cùng với xu hướng thanh toán đang dần thay đổi từ tiền mặt sang phi tiền mặt. Trong số hơn 147,3 triệu thẻ ngân hàng kể trên, phải đến hơn 90% là thẻ ghi nợ, đồng nghĩa các loại thẻ khác như TTD chỉ chiếm một phần rất nhỏ.Trong khi dân số VN có hơn 70 triệu người trưởng thành, tốc độ tăng trưởng thu nhập và chi tiêu thuộc hàng nhanh nhất trong khu vực. Điều này cho thấy dư địa của thị trường TTD vẫn còn lớn và cuộc đua cạnh tranh giành giật thị phần trên thị trường này mới chỉ bắt đầu.

Hơn 10 năm tham gia thị trường, hoạt động kinh doanh thẻ của VietinBank đã phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhờ những tiện ích vượt trội, VietinBank đã vươn lên trở thành một trong những NH dẫn đầu tại VN với 28,9% thị phần TTD quốc tế; 29,9% thị phần phát triển máy chấp nhận thẻ (POS).Tuy nhiên, những năm gần đây, các NH nhỏ, NH ngoại và thậm chí gần đây là các công ty tài chính trong nước, tổ chức tài chính nước ngoài cũng đã nhảy vào, sẵn sàng cạnh tranh quyết liệt để nhanh chóng giành giật thị phần TTD. Chẳng hạn Shinhan Bank đặt tham vọng lọt vào top 3 tổ chức phát hành TTD trong 3 năm tới ở VN. FE Credit và Home Credit, 2 công ty cho vay tiêu dùng hàng đầu cũng đang đẩy mạnh mời chào phát hành TTD với nhiều ưu đãi, khuyến mại. Lotte Card thông qua thương vụ thâu tóm Techcom Finance trở thành công ty tài chính Hàn Quốc đầu tiên được phép phát hành TTD tại VN...


Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó, Vietinbank cần có những chính sách thực sự hiệu quả để duy trì và cải thiện vị thế hiện có trên thị trường TTD. Để đưa ra được những chính sách như vậy, việc nắm bắt tâm lý, hành vi của khách hàng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng có một cái nhìn chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại Vietinbank, làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả và bền vững.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị phần TTD của NH TMCP Công Thương VN.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM.

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM.

- Đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị phần TTD của NH

TMCP Công Thương VN trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM.

Đối tượng khảo sát:

Các khách hàng có sở hữu và sử dụng TTD của NH TMCP Công Thương

VN.


Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.

Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất cả nước.


Câu hỏi nghiên cứu:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng tại NH TMCP Công Thương VN trên địa bàn Tp.HCM?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?

- Cần làm gì để phát triển thị phần TTD của NH TMCP Công Thương

VN hiện nay.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp cận thực tế thu thập thông tin kết hợpvới việc phân tích mô hình kinh tế lượng để rút ra kết luận.

Tham khảo các nghiên cứu trước

TTD đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới. Những vấn đề thị trường thẻ VN đang đối mặt cũng đã từng được nhiều nhà kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ lựa chọn mô hình được cho là phù hợp nhất với thị trường TTD VN hiện nay để đưa vào nghiên cứu định lượng. Kết quả của quá trình hồi quy, kiểm định sẽ cho biết mô hình được chọn có phù hợp hay không và nếu mô hình là phù hợp thì chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào.

Một số nghiên cứu được lựa chọn đưa vào tham khảo cụ thể như sau:

Nghiên cứu của Kara et al (1994): Kara et al. (1994), trong bài nghiên cứu các chiến lược phát triển TTD cho thị trường thanh thiếu niên đã tiến hành phỏng vấn 102 sinh viên đại học ở Nam Florida, và 127 sinh viên đại học ở phía Nam trung tâm Pennsylvania. Kết quả cho thấy lãi suất là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng TTD của các đối tượng này.

Nghiên cứu của Okan Veli Safakli (2005): Năm 2005, Okan Veli Safakli đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng TTD của người dân ở Bắc Síp. Kết quả thu được bảy nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng TTD của người dân nơi đây, trong đó các nhân tố về sự tiện dụng của TTD (chi tiêu trước, thanh toán sau; không cần mang theo tiền mặt; có thể rút tiền mặt khi cần) có ảnh hưởng lớn nhất.

Nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar (2007): Năm 2007, Abdul- Muhmin and Umar thực hiện thu thập thông tin qua một cuộc khảo sát do NH tài trợ sử dụng cấu trúc bảng câu hỏi tự quản. Kết quả cho thấy ngoại trừ quốc tịch, tất cả


các biến đều có ý nghĩa liên quan đến sở hữu và sử dụng TTD. Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu TTD tăng theo tuổi tác, thu nhập và giáo dục, xác nhận kỳ vọng trong giả thuyết.

Nghiên cứu định lượng

Số liệu được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi, phỏng vấn thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 2 phần: phần 1 bao gồm các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập bình quân…, phần 2 bao gồm các câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 mức độ (mức 1: hoàn toàn không đồng ý, mức 5: hoàn toàn đồng ý).

Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Sẽ có 700 bảng câu hỏi được phát ra cho những khách hàng, bạn bè, người thân được xem là có khả năng sử dụng TTD của NH TMCP Công Thương VN đang sống và làm việc tại Tp.HCM và dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.

Nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu chính là vấn đề sở hữu và vấn đề sử dụng TTD. Trong đó vấn đề sử dụng TTD thể hiện qua ba tiêu chí gồm mục đích sử dụng thẻ, mức độ sử dụng thẻ và xu hướng duy trì số dư. Bên cạnh đó, còn hướng đến việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến việc sở hữu và sử dụng thẻ. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD, kiểm định Chi – bình phương sẽ được sử dụng để kiểm tra mối liên quan giữa các nhân tố được xem xét (biến độc lập) với việc sở hữu TTD của khách hàng (biến phụ thuộc). Bên cạnh đó, mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic) cũng được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xem xét đến quyết định sử dụng TTD của khách hàng. Từ mô hình hồi quy này tác giả sẽ rút ra mô hình dự báo xác suất khách hàng sở hữu TTD Vietinbank. Nhằm xem xét mục đích sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng phân tích tần số để tìm ra các nhu cầu sử dụng thẻ được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (oneway Anova)nhằm phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính khách hàng đối với mức độ sử dụng TTD của họ. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng duy trì số dư của khách hàng, kiểm định Chi – bình phương sẽ lại được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố được xem xét và xu hướng duy trì số dư của


khách hàng. Và để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng kiểm định trung bình và mô hình hồi quy đa biến để xác định các thuộc tính TTD có ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng thẻ của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh sự biến động số liệu qua các năm, thống kê dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo và tạp chí, báo cáo nội bộ của các ngân hàng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD.

1.4. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần tóm tắt đề tài và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Tổng quan về TTD và thực trạng sử dụng TTD tại NH TMCP Công

Thương VN hiện nay

Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích, lựa chọn nhân tố và kết quả mô hình Chương 5: Giải pháp và kiến nghị

1.5. Ý nghĩa của đề tài

Kết quả của nghiên cứu nhằm giúp các cấp quản lý NH TMCP Công Thương VN nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng để có thể đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp.

Bên cạnh đó, nó còn là tiền đề cho những nghiên cứu khác về tâm lý, hành vi của khách hàng trong việc lưạ chọn sử dụng các dịch vụ khác của NH TMCP Công Thương VN trong tương lai.

Tóm tắt chương 1:

Trong chương 1 cũng đã trình bày chi tiết về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; giới thiệu phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vị nghiên cứu, kết cấu của luận văn và giá trị khoa học của đề tài.

Như vậy, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về đề tài nghiên cứu giúp người đọc có cái nhìn tổng quan đề tài để làm cơ sở cho chương 2 phân tích tổng quan về TTD và thực trạng sử dụng TTD tại NH TMCP Công Thương VN tiếp sau đây.



qua‌‌‌

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG

THƯƠNG VN HIỆN NAY

2.1 Thực trạng thị trường TTD VN.

2.1.1 Thực trạng phát hành và thanh toán TTD tại VN trong thời gian


Phát hành thẻ

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của internet và hệ thống

công nghệ thông tin, giao dịch qua thẻ ngân hàng đã và đang gia tăng mạnh mẽ. Theo đó, số lượng thẻ ngân hàng cũng tăng lên vượt bậc. Theo thống kê của NHNN, thời điểm đầu năm 2016, tổng số thẻ ngân hàng được phát hành vào khoản 99,52 triệu thẻ thì đến cuối quý III năm 2018, tổng số thẻ ngân hàng đã đạt 147,3 triệu thẻ. Điều đó có nghĩa là chỉ trong thời gian chưa đến 3 năm, số thẻ ngân hàng đã tăng thêm 47,78 triệu thẻ tương đương với hơn 48% tổng số thẻ đã phát hành được trong suốt thời gian trước 2016.

Hình 2.1: Tổng số thẻ ngân hàng phát hành qua các thời kỳ

Đơn vị tính: Triệu thẻ


160

140

120

100

80

60

40

20

-

132

136

142

147

116

121

127

100

102

106

110

111

Nguồn: Tổng hợp thống kê của NHNN qua các năm

Tuy nhiên, trong số thẻ ngân hàng đã phát hành, TTD lại chiếm một số lượng rất hạn chế. Theo Thông tư số 31/2013/TT-NHNN ngày 13/12/2013 của NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chỉ tiêu số liệu về số lượng thẻ đã phát hành lũy kế không thu thập chi tiết theo phạm vi và nguồn tài chính. Mặc dù hiện nay không thu thập được số liệu chính thức về số lượng TTD đã phát hành nhưng dựa vào số liệu có được từ trước 2015 cũng có thể thấy rò điều này.


Hình 2.2: Số lượng các loại thẻ ngân hàng qua các thời kỳ

Đơn vị tính: triệu thẻ


80

70

60

50

40

30

20

10

-

73.6

61.1

63.2

66.3

69.8

- Thẻ ghi nợ

- Thẻ tín dụng

- Thẻ trả trước

2.43 2.67

2.522.86

2.77 3.04

3.04 3.26

3.29 3.51

IV/2013 I/2014 II/2014 III/2014 IV/2014

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN

Theo thống kê của NHNN, tại thời điểm cuối năm 2014, trong tổng số 80,39 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành, thẻ tín dụng có số lượng ít nhất với 3,29 triệu thẻ tín dung chiếm 4,09% trong khi thẻ ghi nợ có số lượng đến 73,59 triệu thẻ chiếm đếm 91,54%.

Hình 2.3: Cơ cấu thẻ ngân hàng cuối năm 2014


4.09%4.37%


- Thẻ ghi nợ

- Thẻ tín dụng

- Thẻ trả trước


91.54%

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN

Mặc dù chiếm một tỷ lệ không nhiều trong tổng số thẻ ngân hàng đã phát hành nhưng cần phải nhìn nhận rằng tốc độ tăng trưởng của TTD đang tăng nhanh hơn các loại thẻ khác. Trong khi đầu năm 2014, số lượng TTD phát hành được là 2,43 triệu thẻ chiếm 3,81% tổng số thẻ ngân hàng thì đến cuối năm 2014 con số này là 3,29 triệu thẻ chiếm 4,27%. Các con số này cũng chỉ ra rằng, chỉ riêng


trong năm 2014, tổng số TTD phát hành đạt 0,86 triệu thẻ, tương đương 35,39%

tổng số TTD phát hành được trong thời gian trước đó.

Hình 2.4: Tỷ lệ TTD trong tổng số thẻ ngân hàng năm 2014


4.40%

4.30%

4.27%

4.20%

4.10%

4.00%

3.90%

4.16%

3.99%

3.80%

3.70%

3.60%

3.50%

3.82%

3.81%

IV/2013 I/2014 II/2014

III/2014

IV/2014

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN


Mặc dù số lượng thẻ được phát hành đang có sự tăng trưởng tương đối nhanh nhưng nhìn chung thị trường TTD của VN vẫn còn non trẻ. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTD vẫn chưa phổ dụng với đa số người dân VN nói chung mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Bằng chứng là tỷ lệ TTD trên dân số trưởng thành của VN là rất thấp.

Bảng 2.1: Tỷ lệ TTD/DS trưởng thành của VN qua các năm


Tỷ lệ dân số trưởng thành trên tổng dân số

75%


Năm


dân số


Dấn số trưởng thành (>= 15 tuổi)


Số lượng

TTD

Tỷ lệ

TTD/DS

trưởng

thành

2014

92.423.338

69.317.504

3.290.000

0,0475

2013

91.378.752

68.534.064

2.430.000

0,0355

2012

90.335.547

67.751.660

1.620.000

0,0239

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của NHNN và trang web https://danso.org


Tuy tỷ lệ TTD/DS trưởng thành của VN đang có xu hướng tăng nhưng so với mức độ phổ cập TTD của các nước trên thế giới vẫn còn rất thấp. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc trung bình mỗi người dân có hơn 2 TTD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022