Phân Loại Và Thống Kê Một Số Sản Phẩm Của Làng Nghề Phù Khê


và thị hiếu thẩm mỹ ngày càng của người tiêu dùng, những người thợ thủ công Đại Bái đã nhanh nhạy sáng tạo ra một dòng sản phẩm mới: hàng thủ công mỹ nghệ: tranh đồng nghệ thuật, tranh chữ, tượng đồng nghệ thuật… Để khẳng định quá trình biến đổi về sản phẩm của nghề gò, đúc đồng Đại Bái, nguồn tư liệu lịch sử cho thấy, làng Đại Bái xưa là làng nghề chuyên về đúc đồng. Càng về sau trong tiến trình phát triển lịch sử, người dân làng nghề đã làm thêm kỹ thuật gò đồng. Kỹ thuật này đã cho ra các sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Điểm mới trong sản phẩm của làng Đại Bái những năm gần đây thể hiện ở chỗ đã có những hợp đồng đúc tượng lớn. Thậm chí người thợ thủ công phải tổ chức đúc tại nơi đặt hàng vì tác phẩm điêu khắc có kích thước và trọng lượng lớn. Việc vận chuyển sản phẩm hoàn thiện gặp nhiều khó khăn. Trước đây, sản phẩm chất liệu đồng mang tính thuần nhất, nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện những sản phẩm đồ đồng cao cấp/đồ khảm tam khí (đồng, vàng, bạc), ngũ khí (đồng, vàng, bạc, nhôm, thiếc). Để có những sản phẩm này thì đòi hỏi người thợ thủ công phải có trình độ tay nghề cao và có những ý tưởng mới trong trang trí trên bề mặt các sản phẩm chủ yếu là đồ thờ.

Trường hợp sản phẩm nghề mộc ở làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê khá phong phú và đa dạng. Theo thời gian cùng với tính cần cù, chịu khó, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân, thợ chạm khắc gỗ Phù Khê ngày một nâng cao tay nghề, hoàn thiện trong từng sản phẩm và sáng tạo thêm những mẫu mã mới với nhiều loại hình khác nhau. Theo thực tế khảo sát tại Phù Khê cho thấy, sản phẩm của làng chạm khắc gỗ Phù Khê được phân ra hai loại cơ bản: hàng ngang và hàng chạm. Ở loại hình nào người Phù Khê cũng sáng tạo ra những sản phẩm đạt đến độ khéo léo, tỉnh xảo và thẩm mỹ cao.

Trong một sản phẩm của làng nghề thường có cả hai phần hàng ngang và hàng chạm: hàng ngang là những phần sản phẩm được bào trơn đóng bén, bắt mộng vào nhau tạo thành hình dáng; hàng chạm là những phần sản phẩm được chạm trổ hoa văn để tô điểm thêm cho sản phẩm đó. Trường hợp, trên một bức tranh tứ linh, phần khung viền bên ngoài được bào trơn đóng bén gọi


là hàng ngang; nhưng phần chạm trổ rồng, phượng bên trong được xếp vào hàng chạm. Như vậy, đối với một số sản phẩm làng nghề rất khó để phân định rạch ròi là hàng ngang hay hàng chạm. Tuy nhiên, xét về những đặc điểm chung nhất nhóm sản phẩm hàng ngang của Phù Khê, trước đây chủ yếu là dựng nhà, đình chùa, dinh thự… Theo ông Nguyễn Kim (sinh năm 1933), nghệ nhân chạm khắc gỗ thôn Phù Khê,“Trước kia các hiệp hội thợ mộc Phù Khê thường đi khắp nơi để dựng nhà và đóng đồ cho tầng lớp địa chủ, quan lại phong kiến hoặc dựng đình chùa và chạm khắc các hoa văn trang trí trên đầu dư, bức cốn đồng thời chính họ là tác giả của những đồ thờ tự được bày biện bên trong các di tích đó”. Tuy nhiên, theo thời gian chất liệu gỗ ngày một khan hiến, bên cạnh đó hàng loạt các vật liệu xây dựng hiện đại có độ bền chắc cao được ra đời thay thế cho chất liệu gỗ. Chính vì vậy, số người dựng nhà gỗ ngày một ít, bởi vậy thợ mộc Phù Khê ngày nay đặc biệt là thế hệ trẻ dưới 40 tuổi hầu hết không còn nắm được các kỹ thuật dựng nhà truyền thống. Trong tương lai rất có thể, một loại sản phẩm mang lại tên tuổi cho làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê là dựng nhà sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó một số sản phẩm đồ gia dụng như: tủ chè, tủ chùa, trường kỷ và bộ ghế Âu Á ngày nay không còn được ưa chuộng nên những người thợ Phù Khê đã ngừng sản xuất.

Bảng 3.5: Phân loại và thống kê một số sản phẩm của làng nghề Phù Khê


TT

Loại hình

Trước năm 1986 (Xưa)

Sau năm 1986 (Nay)

1

Đồ thờ

Bát bửu, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, kiệu thờ, nhang án, tượng Phật, khám

thờ…

Hoanh phi, câu đối, tượng Phật, nhang án, hương án, lọ hoa, ống cắm hương…

2

Đồ trang trí

Tranh Tứ linh, Tứ quý, Bát tiên, Lý ngư vọng nguyệt, Bát mã truy phong…

Tượng nghệ thuật các nhân vật tôn giáo; tượng Lý Thiết Quài, Hà Tiên Cô, các nhân vật lịch sử: Quan Vân Trường, Bác Hồ, Vò

Nguyên Giáp, Nguyễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - 16


TT

Loại hình

Trước năm 1986 (Xưa)

Sau năm 1986 (Nay)




Trãi… Tượng động vật: 12 con giáp, voi, ếch ngậm đồng tiền. Thực vật: quả phật thủ, quả bầu hồ lô… Gỗ lũa nghệ thuật. Tranh nghệ thuật: bên cạnh những đề tài trang trí cũ còn sáng tạo thêm những đề tài mới

hiện đại.

3

Đồ gia dụng

Tủ chè, tủ chùa, bộ ghế Âu Á, giường, tủ ba buồng, trường kỷ…

Ghế Minh quốc, ghế như ý, ghế Minh lùn, ghế Minh đế, ghế Minh trọc… sập, tủ tường, giường, bàn trà, gạt

tàn, lọ hoa…

4

Công trình kiến trúc

Nhà ở, dinh thự, đình, chùa, đền, miếu…các mảng chạm trang trí kiến trúc.

Đình, nghè của địa phương; nhà thờ họ, ngoài ra làm theo nhu cầu của các địa

phương khác.

[Nguồn: Tác giả lập]

Một số sản phẩm tiêu biểu:

Đồ gia dụng [PL6,A.57-61, tr.225, 226]: Bàn ghế có lẽ là mặt hàng phong phú nhất trong bộ sản phẩm đồ gia dụng của làng Phù Khê. Chỉ xét riêng về mặt trang trí trên ghế có thể phân ra hàng chục loại khác nhau như: Quốc triện, quốc đào, quốc lân, như ý; xét về kích thước có thể phân chia thành nhiều loại khác nữa: ghế nhi, ghế đại...; xét về vị trí sử dụng có: bàn ghế phòng ăn, phòng làm việc, văn phòng, nhà riêng, bể bơi, sân vườn mỗi loại lại được thiết kế sao cho tiện dụng nhất. Nhưng có lẽ bàn ghế phòng khách là được chạm trổ, trang trí cầu kỳ hơn cả. Thông thường một bộ bàn ghế đầy đủ sẽ gồm năm món: một ghế dài, hai ghế vuông, một bàn hình chữ nhật và một bàn hình vuông đặt giữa hai ghế vuông.Trang trí trên sản phẩm thường là rồng, phượng hoặc bát tiên đều là những đề tài mang ý nghĩa tốt lành. Tùy vào không gian, diện tích của chủ nhà


mà người thợ sẽ tính toán và thiết kế kích thước cho phù hợp nhất. Giường là gia dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Trong văn hóa của người Việt Nam ta đây là thứ đồ cần phải mua sắm đầu tiên khi về nhà mới hoặc cưới xin, xây dựng gia đình. Chính vì vậy, mặt hàng này luôn được những người thợ Phù Khê quan tâm sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới với kích thước đẹp mang ý nghĩa sinh sôi. Ngày này do không gian sống chật hẹp những người thợ Phù Khê còn sáng tạo , thiết kế giường và kết hợp tủ đựng đồ là ngăn kéo phía dưới gầm giường. Một chi tiết rất nhỏ này thôi cũng chứng tỏ được sự thông minh, sáng tạo của người thợ chạm khắc gỗ Phù Khê khi làm nghề.

Đồ thờ cúng [PL6,A.54, 55, 56, tr.224]: Hương án (nhang án) có tác dụng đặt đồ thờ; hương án được chạm trổ 3 mặt, cũng có khi là duy nhất mặt trước điều này tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng. Đề tài chạm khắc thường là tứ linh (long, ly, quy, phượng); tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) hoặc trích các tích truyện trong đạo Phật, đạo Giáo… Tuy nhiên các trang trí này phải cân xứng, đăng đối toát lên cái thần thái riêng.

Tượng Phật: Gỗ để tạc tượng thường là gỗ mít, tượng có hai thế cơ bản là: ngồi và đứng. Với mỗi một tư thế nghệ nhân tạc tượng lại có một công thức tính truyền miệng rất chính xác riêng. Có lẽ điều tài tình nhất mà nghệ nhân tạc tượng Phù Khê làm được đó chính là lột tả được chất liệu qua mũi đục. Chỉ bằng đôi bàn tay, mà người Phù Khê đã giúp cho người xem phân biệt được rò ràng đâu là da thịt, đâu là nếp sống áo, nét mặt, khóe môi của các vị tượng đều toát lên thần thái và có hồn. Tuy nhiên, sản phẩm tượng thờ chỉ có hai hộ gia đình trong làng sản xuất.

Đồ trang trí [PL6,A.62, tr.226]: Cũng giống như làng Đại Bái, hiện nay làng Phù Khê đang đi theo con đường phát triển các mặt hàng đồ trang trí làm tiêu điểm. Tượng nghệ thuật là một trong những mặt hàng đòi hỏi trình độ tay nghề cao không phải ai cũng có thể sáng tạo được. Mảng sản phẩm này chủ yếu khai thác ở các đề tài của Đạo giáo như: Tam đa (Phúc, Lộc, Thọ), Bát tiên (Lý Thiết Quài, Hà Tiên Cô, Lã Đồng Tân…). Bên cạnh đó còn có các nhân vật lịch sử như: Hồ


Chí Minh, Vò Nguyên Giáp, Quan Vân Trường… Mỗi một nhân vật lại được nghệ nhân bắt được cái thần và lột tả một cách sinh động.

Tranh: đây là sản phẩm phong phú nhất về mặt thể loại trang trí. Ngoài những đề tài quen thuộc như: tứ linh, tứ quý… Ngoài ra còn có những đề tài khác như: Lý ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng), Vinh quy bát tổ, tranh sơn thủy hữu tình…

Trường hợp ở làng nghề gốm Phù Lãng nổi tiếng khắp vùng một thời với nước men da lươn truyền thống. Cũng giống như hai làng Đại Bái và Phù Khê các mặt hàng sản phẩm của làng nghề rất phong phú và đa dạng trên cả ba loại hình: gia dụng, thờ cúng và mỹ nghệ. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chung của xã hội sản phẩm gốm Phù Lãng đang đứng trước nhất nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề đặt ra lúc này là phải liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, ngày một hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, danh mục sản phẩm làng nghề luôn có sự thay đổi. Điều này được thể hiện cụ thể dưới bảng so sánh sau:

Bảng 3.6: Phân loại sản phẩm làng nghề truyền thống Phù Lãng xưa và nay


TT

Loại hình

Xưa

Nay

1

Gia dụng

Bát, đĩa, chum, vại, chậu, chò, vò, ấm, nồi, ang, liễn, âu, thạp, cối giã cua (lon), máng lợn, bát

điếu,ống nhổ, bình vôi.

Bàn uống nước, bình, lọ hoa, niêu, nồi,vại, chum, vò, chò, ấm sắc thuốc, cối giã cua, chậu hoa, chậu cảnh, đôn,

2

Thờ cúng

Nậm rượu, bát hương,

đỉnh, lư hương, bình, lọ,ống cắm hương, tứ linh

Cây đèn, bình, lọ, mâm bồng, tượng các con vật linh.

3

Trang trí

Chậu hoa, chậu cảnh, thống, đôn, tượng các con thú: hổ, sư tử, voi, trâu, chó…

Độc bình, tranh gốm với các đề tài: Vinh quy Bái tổ, Bách điểu quần đào, Bát mã truy phong… Tượng trang trí sân vườn: tượng nhân vật trong đời sống sinh hoạt: têm trầu, tát nước, thêu thùa, xay lúa…

Trong sinh hoạt văn hóa văn


TT

Loại hình

Xưa

Nay




nghệ: Liền anh, liền chị… Trong các tích cổ: Há miệng chờ sung, Tam cố thảo lư… Tượng 12 con giáp, tượng

thú…

4

Kiến trúc

Gạch, ngói, ống cống.

Gạch, ngói, tiểu quách.

[Nguồn: Tác giả lập] Bảng thống kê trên cho thấy những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề gốm Phù Lãng thay đổi theo thời gian. Thời kỳ đầu những sản phẩm là bát, đĩa, ấm, nồi, ống nhổ, ống cống… được sản xuất thịnh hành trong tất cả các cơ sở sản xuất gốm Phù Lãng. Nhưng ngày nay, loại sản phẩm này đã không còn xuất hiện nữa. Nguyên nhân của sự việc này thì rất nhiều nhưng tựu chung lại chủ yếu là do người tiêu dùng không còn yêu chuộng mặt hàng này của làng nghề nữa. Mặt khác do nếp sống thay đổi, người dân không còn sử dụng ống nhổ, thay vào đó là bồn rửa mặt tráng men. Các công trình cấp thoát nước công cộng và tư nhân đã sử dụng ống cống bằng chất liệu bê tông, cốt thép hoặc ống nhựa để giảm thiểu những khớp nối do ống cống bằng gốm mang lại. Vì vậy, khi nhu cầu của người dân không còn nữa thì việc dừng sản xuất những mặt hàng này là điều tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế lại xuất hiện những mặt hàng và loại hình sản phẩm mới trước đây chưa có như: Tranh gốm, tượng trang trí, độc bình, tiểu quách… Dưới đây là một số sản

phẩm tiêu biểu của làng nghề Phù Lãng:

Đồ gia dụng [PL6,A.26, 27, tr.215]: Nồi, niêu: thân hình cầu, gờ miệng vê tròn, đường viền thường làm là một đường cong khép kín. Quai có hai dạng: dạng một được đắp nổi hai bên thân tạo tạo sự cân đối. Loại này quai này thường tạo dáng như nửa vành khuyên. Dạng quai thứ hai thường làm một quai dài để cầm tay. Hai loại sản phẩm này ngày nay vẫn được sản xuất theo đơn đặt hàng của những cửa hàng ăn với món cá kho tộ, cơm niêu ở các thành phố.Vại, chum: thân hình trụ tròn, đường viền thường là sự kết hợp giữa một đường cong làm thân và một đường thẳng đứng ở cổ. Ngày nay hai sản phẩm này còn được sản xuất khá


nhiều: vại được người dân sử dụng phổ biến để muối dưa, cà; chum dùng được làm tương, ủ rượu tạo ra vị thơm ngon rất đặc trưng.

Đồ thờ cúng: Bát hương gốm Phù Lãng từng vang danh một thời khắp các vùng gần xa với dáng hình đấu, thân đắp nổi đôi rồng chầu mặt nhật đang trong tư thế trườn từ trên xuống.Cây đèn: đây là mặt hàng vừa có tác dụng làm đồ thờ vừa dùng để trang trí. Miệng tạo hình hoa sen, thân trang trí đắp nổi rồng cuốn, đế giật tam cấp. Đèn đã được người thợ gốm Phù Lãng cách điệu để sử dụng thắp đèn điện bên trong không đơn thuần thắp nến và đèn dầu như trước đây.

Đồ trang trí [PL6,A.28, 31, 32, tr.215, 216]: Tranh gốm là sản phẩm mới được sáng tạo trong 10 năm trở lại đây. Tranh có kích thước và đề tài trang trí phong phú nhất trong số những sản phẩm của làng nghề hiện này. Anh Nguyễn Đức Thịnh (32 tuổi) cho biết: Để hoàn thiện một bức tranh gốm đòi hỏi người thợ phải am hiểu và thành thạo trên tất cả các lĩnh vực như: hội họa, điêu khắc, đồ họa… Trước tiên thợ phải vẽ trên đất sau đó đắp nổi các chi tiết sao cho bố cục hợp lý tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Chính sự tổng hợp trên nhiều lĩnh vực này đã khiến cho tranh gốm của Phù Lãng ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, giúp cho du khách phân biệt được so với sản phẩm tranh gốm Bát Tràng. Một số đề tài tiêu biểu như: bách điểu quần đào (một trăm con chim quần tụ tại vườn đào), bát mã truy phong, mã đáo thành công… Bên cạnh đó, tranh phố cổ của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái cũng được tái hiện lại trong tranh gốm. Đây là đề tài trang trí đang được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước yêu thích. Ngoài ra những đề tài trang trí trên Đông Hồ như: vinh hoaphú quý, gà đàn, lợn đàn cũng được tái hiện lại trên chất liệu gốm đã thu được hiệu quả thẩm mỹ cao.

Tượng [PL6,A.29, tr.215]: khác với hai làng Đại Bái và Phù Khê chỉ sản xuất những đề tài liên quan đến các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng, các nhân vật lịch sử…, sản phẩm của làng Phù Lãng lại đi vào khai thác những nhân vật đời thường. Đặc biệt là những con người lao động đang hăng say sản xuất như: giã gạo, xay lúa, tát nước gầu dây… Hoặc sinh hoạt đời thường như: thêu thùa, may vá, têm trầu, bắt cua… Ngoài ra còn có một số tích cổ như: há miệng chờ sung. Đặc biệt là tượng 12


con giáp trong đó hình tượng con trâu được sáng tạo nhiều hơn cả với đủ các tư thế khách nhau từ nằm nghỉ ngơi, gặm cỏ cho đến đi cày, kéo xe…

Kiến trúc: Ngoài gạch, ngói thì tiểu quách là một đặc trưng của loại hình sản phẩm này. Sản phẩm này được xếp vào danh mục những sản phẩm thời nay vì trước đây mặt hàng này do làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang) sản xuất. Nhưng từ khi làng gốm Thổ Hà đứng trước nguy cơ bị “khai tử”, gần như các hoạt động sản xuất của làng nghề bị đóng băng lại thì làng Phù Lãng đã sản xuất loại hình sản phẩm đặc thù này. Trừ mặt đáy, các mặt còn lại của sản phẩm đều được trang trí chạm nổi một con rồnguốn lượn trong đường viền kỷ hà khuôn theo thành tiểu. Hai đầu tiểu được in hai đồ án hoa văn, một loại hình vuông, một loại hình tròn để phân biệt hướng đầu và hướng chân của hài cốt.

Sự biến đổi về sản phầm làng nghề là yếu tố rò nét nhất trong khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. Có thể nhận định rằng, sản phẩm của làng nghề ngày một phong phú về loại hình, đa dạng về kỹ thuật chế tác và hoàn thiện hơn về đề tài cũng như chất lượng sản phẩm.

3.4. Biến đổi về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm được xem là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại của làng nghề. Chính vì vậy, người dân làng nghề luôn hướng tới việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, về phương diện này có thể nhận thấy sự biến đổi khá rò nét ở các làng nghề. Từ chỗ thị trường tiêu thụ sản phẩm là những chợ quê ở làng và các vùng phụ cận đã tiến tới mở rộng thị trường trên phạm vi cả nước và có thể tìm kiếm cả thị trường ngoài nước. Nhìn chung, đầu ra của sản phẩm có tính chất quyết định đến sự tồn tại của các làng nghề. Việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tạo ra mối quan hệ đa chiều, đó là văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử trong việc trao đổi buôn bán sản phẩm làng nghề. Trước đây, dân làng nghề kinh doanh sản phẩm tạo ra bằng cách đem gánh đi bán ở các chợ phiên, bán rong ở vùng lân cận. Thời điểm này, người thợ làng nghề rất đề cao ba yếu tố tạo ra sản phẩm và được thị trường khá quan tâm, đó là việc giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá cả mua bán. Có thể dẫn ra

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí