Bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


HOÀNG HỒNG LIÊN


BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Thái Phúc


HÀ NỘI, 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các nhận định và kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.


Tác giả


Hoàng Hồng Liên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ, TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA...8 BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 8

1.1. Nhận thức chung về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự 8

1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người của người của người bị tạm giữ, tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 18

1.3. Bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự quốc tế và một số nước 30

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ, TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 40

2.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam 40

2.2. Những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam 45

2.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại 47

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ, TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 52

3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam 52

3.2. Tăng cường công tác giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo và thanh tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động tạm giữ, tạm giam 65

3.3. Nâng cao nhận thức, trình độ, trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm 66

3.4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nhà tạm giữ, trại tạm giam để phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam 67

3.5. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế về công tác tạm giữ, tạm giam 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra

VKS : Viện kiểm sát

TA : Tòa án

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng TTHS : Tố tụng hình sự

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1.Thống kê tình hình tạm giữ từ năm 2010 -2014

Bảng 2.2. Thống kê tình hình giải quyết người bị tạm giữ từ năm 2010 - 2014 Bảng 2.3. Bảng thống kê tình hình giải quyết người bị tạm giam

từ năm 2010 - 2014

Bảng 2.4. Số người tạm giữ, tạm giam chết từ năm 2010 đến 2014

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Con người là vốn quý của tự nhiên và của xã hội. Bảo vệ quyền con người là mục tiêu của các thiết chế nhà nước dân chủ và tiến bộ. Ngày nay, song song với việc phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta cũng chăm lo xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Trong văn kiện Đại hội X của Đảng cũng đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. [9, tr. 155]. Tiếp đó là văn kiện Đại hôi XI của Đảng tiếp tục đặt ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. [9, tr. 181] . Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự. Không phổ biến, không rộng lớn, không diễn ra hàng ngày hàng giờ như các lĩnh vực hành chính, kinh tế, môi trường…, nhưng có thể nói quyền con người trong tố tụng hình sự lại là quyền dễ bị xâm phạm và bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của một cá nhân. Bởi vì vậy vấn đề bảo vệ quyền con người trong TTHS là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu.

Biện pháp tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn thường được áp dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là một trong những biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người, của công dân, trong đó có quyền tự do về thân thể, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người, là những quyền đã được pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia tôn trọng và bảo vệ. Mục đích của việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam là: ngăn chặn, không để cho người phạm tội có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó

khăn cho việc giải quyết vụ án, đảm bảo sự có mặt của họ khi có yều cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam góp phần to lớn và có hiệu quả vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp này cũng rất dễ xâm hại đến quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam là những người yếu thế trong xã hội.

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử những năm qua cho thấy có các hành vi xâm phạm đến quyền con người trong hoạt động tạm giữ, tạm giam. Các hành vi này không những xâm phạm trực tiếp đến quyền cơ bản của con người, của công dân và còn làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây bất bình trong dư luận. Những vi phạm như trên là do một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân đầu tiên là do các quy định về tạm giữ, tạm giam còn khiếm khuyết, chưa rõ ràng, thiếu minh bạch dẫn đến người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng tùy tiện, lạm dụng hoặc lợi dụng khi áp dung. Nguyên nhân thứ hai là do trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế, chưa đề cao ý thức tuân thủ pháp luật nên áp dụng quy định của pháp luật không đúng, không tuân thủ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định…v.v

Có thể nói rằng, vấn đề bảo vệ quyền con người đang là yêu cầu cấp thiết trên cả phương diện lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Do đó, để góp phần bảo vệ hơn nữa quyền con người nói chung và quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam nói riêng, tác giả chọn đề tài: “ Bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để thực hiện nghiên cứu viết luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá toàn bộ các quy định về bảo vệ quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả đưa ra một số phương hướng để hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và một số giải pháp để thực thi hiệu quả việc bảo vệ quyền con người khi áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học pháp lí nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như quyền con người

trong tố tụng hình sự đã được nhiều độc giả nghiên cứu từ các góc độ và các mức độ khác nhau:

+ Từ góc độ nghiên cứu về bảo vệ quyền con người nói chung trong nhà nước pháp quyền có các công trình của các tác giả sau: Đỗ Trung Hiếu, “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004; Trần Ngọc Đường, “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003; Tường Duy Kiên, “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người” Nhà xuất bản Nghề Luật, 2004; Hoàng Văn Thảo và Phạm Ích Khiêm, “Quyền con người trong thế giới hiện đại”, Viện Thông tin khoa học xã hội, 1995;…Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặc điểm nhà nước pháp quyền nói chung, nhà nước pháp quyền XHCN nói riêng; nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân; nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người từ góc độ triết học, xã hội học hoặc lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Tuy có cái nhìn không hoàn toàn giống nhau và nghiên cứu ở các mức độ khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra các cơ chế bảo đảm quyền con người trong nhà nước pháp quyền.

+ Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, cũng đã có nhiều công trình về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hoặc tư pháp hình sự được công bố cụ thể: “Bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Huy Hoàng, Luận án tiến sĩ Luật học, 2005; “Những vấn đề lí luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” do GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đồng chủ biên, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006; “ Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việ bảo vệ quyền con người”, Đề tài nghiên cứu khoa học, chủ trì TS. Nguyễn Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự” của Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và tư pháp hình sự trực thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2010; “Báo cáo tại Hội Thảo về quyền con người trong TTHS (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Austraulia tổ chức năm 2010) của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; “Bảo vệ quyền

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí