Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam - Phân tích dưới góc độ quyền con người - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN ANH ĐỨC


BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRƯỚC NHỮNG XÂM PHẠM TỪ INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:

PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam - Phân tích dưới góc độ quyền con người - 1


NGUYỄN ANH ĐỨC


BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRƯỚC NHỮNG XÂM PHẠM TỪ INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:

PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI


Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Anh Đức

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRONG LÝ THUYẾT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 7

1.1. Tư tưởng về quyền tác giả, quyền liên quan với tư cách một quyền tự nhiên của con người 8

1.1.1. Tư tưởng về quyền đối với tài sản trí tuệ thời cổ - trung đại ở phương Tây và phương Đông 8

1.1.2. Tư tưởng về quyền đối với tài sản trí tuệ thời hiện đại trong hệ tư tưởng về các quyền con người. 16

1.2. Khái niệm quyền tác giả, quyền liên quan trong các văn kiện quốc tế về quyền con người 21

1.2.1. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) 22

1.2.2. Những khái niệm cơ bản theo luật nhân quyền quốc tế 25

1.2.3. Sự khác nhau giữa khái niệm “quyền” và “bảo hộ quyền” 28

1.3. Nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trước những xâm phạm trên internet 29

1.3.1. Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật trên internet 30

1.3.2. Nội dung bảo hộ quyền liên quan trên internet 30

1.4. Giới hạn quyền tác giả vì lợi ích phát triển cộng đồng 33

1.4.1. Giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan dưới giác độ luật nhân quyền quốc tế 33

1.4.2. Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet và sự cân bằng cần thiết với các quyền con người khác 35

1.5. Quan điểm bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan trên internet nhìn từ pháp luật một số quốc gia tiêu biểu 38

1.5.1. Hoa Kỳ 39

1.5.2. Khối Cộng đồng chung châu Âu (EU) 41

1.5.3. Nhật Bản 42

1.5.4. Anh quốc 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44

Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRƯỚC NHỮNG XÂM PHẠM TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM 45

2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và quyền liên quan trên internet 45

2.1.1. Khái quát về hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet 45

2.1.2. Nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet 56

2.1.3. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet 63

2.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên internet tại Việt Nam. 66

2.3. Nguyên nhân dẫn tới các xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

trên internet tại Việt Nam 70

2.3.1. Nguyên nhân từ chính sách pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan 70

2.3.2. Nguyên nhân từ cơ chế thực thi bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan .72 2.3.3. Nguyên nhân về văn hóa – xã hội Việt Nam 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

Chương 3. KINH NGHIỆM XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ,

QUYỀN LIÊN QUAN TRÊN INTERNET TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BẢO VỆ QUYỀN Ở VIỆT NAM 79

3.1. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền trên internet của Hoa Kỳ ...79

3.1.1. Tính đa dạng của các biện pháp tự bảo vệ 80

3.1.2. Các chế tài có tính răn đe cao 81

3.1.3. Biện pháp giáo dục về nhận thức 82

3.1.4. Bài học cho Việt Nam 84

3.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua internet tại Pháp 84

3.2.1. Biện pháp dân sự 85

3.2.2. Biện pháp khuyến khích người dùng 86

3.2.3. Bài học cho Việt Nam 87

3.3. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 87

3.3.1. Biện pháp dân sự 87

3.3.2. Biện pháp giáo dục về nhận thức 88

3.3.3. Biện pháp khuyến khích hợp lý 89

3.3.4. Bài học cho Việt Nam 90

3.4. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Úc 90

3.4.1. Kinh nghiệm hợp tác quốc tế 90

3.4.2. Bài học cho Việt Nam 91

3.5. Những giải pháp thúc đẩy bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet ở Việt Nam 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

TỪ VIẾT TẮT


UDHR – Universal Declaration on Human Right 1948

ICESCR – International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights 1966


WIPO – World Intellectual Property Organization (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) WCT – WIPO Copyright Treaty 1996

WPPT – WIPO Performances and Phonograms Treaty 1996

HRC – Human Right Coucil (Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc)


SCCR – Standing Committee on Copyright and Related Rights (Ủy ban thường trực về quyền tác giả, quyền liên quan)


CHXHCN – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam DMCA – Digital Millennium Copyrights Act.

TPMs – Technical Protection Measurements. RMI – Right Management Information

ISP – Internet Supply Provider. EU – European Union

CDPA – Copyright, Designs and Patents Act

MPAA Motion Picture Association of America (Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ). VTV – Đài truyền hình Việt Nam

RIAA – Recording Industry Association of America (Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ)


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Điều 27 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đã ghi nhận: “Mọi người đều có quyền được bảo vệ các lợi ích về vật chất và tinh thần là kết quả của bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là chủ sở hữu” [59, Điều 27]. Điều này cũng được tái khẳng định tại điều 15 (1) (c) Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Ngoài ra, còn rất nhiều công ước quốc tế khác cũng đã nhấn mạnh việc bảo hộ quyền tác giả chính là nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người về kinh tế và văn hóa. Theo pháp luật Việt Nam, “nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó” được ghi nhận và nghĩa vụ của Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả cũng được Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 40.

Năm 2009, Hội đồng châu Âu đã công bố bản báo cáo về “Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền con người”, trong đó khẳng định việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan là yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh các sáng tạo văn học, âm nhạc và nghệ thuật, làm phong phú thêm di sản văn hóa quốc gia cũng như phổ biến các sản phẩm của văn hóa và thông tin đến với công chúng. Qua đó có thể thấy rằng việc bảo hộ quyền tác giả, theo quan điểm của Hội đồng châu Âu, không chỉ nhằm bảo vệ những quyền con người cơ bản cho chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà còn là biện pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận của công chúng tới các sản phẩm trí tuệ.

Xem xét từ khía cạnh pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hầu hết các quan điểm đều cho rằng các phát minh – sáng tạo của con người là những tài sản vô hình. Trong khi đó quyền đối với tài sản là một trong những quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người.

Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam cho thấy còn một khoảng trống lớn trên thực tế khiến các hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng phức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023