Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 2

7.2.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 132

7.2.3. Phạm vi bảo hiểm 133

7.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất hàng hóa 133

7.2.4.1. Giám định tổn thất hàng hóa 134

7.2.4.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa 136

7.2.5. Hiệu lực bảo hiểm 137

7.2.6. Hợp đồng bảo hiểm 138

7.3. Bảo hiểm cháy 138

7.3.1. Đối tượng bảo hiểm 138

7.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 138

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

7.3.3. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm 139

7.3.4. Trách nhiệm bảo hiểm và giải quyết bồi thường 140

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 2

7.4. Bảo hiểm xe cơ giới 141

7.4.1. Đối tượng bảo hiểm 141

7.4.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 141

7.4.3. Rủi ro có thể được bảo hiểm và các trường hợp loại trừ 142

7.4.4. Giám định và bồi thường 142

7.5. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 143

7.5.1. Rủi ro trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. 144

7.5.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng 144

7.5.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt 145

7.6. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 150

7.6.1. Trách nhiệm dân sự và cơ sở pháp lý 150

7.6.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự 150

7.6.3. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 150

7.7. Bài tập chương 7 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 156

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Bảo hiểm Mã môn học: MH2104072

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Vị trí: Môn học Bảo hiểm thuộc nhóm các môn học chuyên môn được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung.

- Tính chất: Môn học bảo hiểm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nền tảng liên quan đến bảo hiểm như khái niệm, quản trị rủi ro và những phương thức xử lý rủi ro…Những nguyên tắc và kỹ thuật của bảo hiểm, hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo hiểm. Những vấn đề cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm đồng thời giới thiệu về hệ thống bảo hiểm trong nước. Bên cạnh đó cung cấp các kiến thức về bảo hiểm xã hội, đặc điểm và nguyên tắc của một số sản phẩm bảo hiểm tiêu biểu.

Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về bảo hiểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các quy định pháp lý chi phối hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam.

+ Trình bày được những nội dung về hợp đồng bảo hiểm và cách thức thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

+ Trình bày được các nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Về kỹ năng:

+ Tính được quỹ bảo hiểm, xác định được cách tính phí theo quy định của Nhà nước.

+ Xác định được hiệu lực của hợp đồng và tính được tỷ lệ tổn thất xảy ra tại các trường

hợp. hợp.


+ Tính được mức phí bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp bảo hiểm xã hội trong từng trường


+ Vận dụng tính toán được mức phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm và số

tiền bảo hiểm được bồi thường trong các trường hợp gặp tổn thất.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.

+ Rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM

Giới thiệu:

Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Các loại tổn thất, rủi ro, phân loại rủi ro, định nghĩa bảo hiểm và giới thiệu chung về các loại hình bảo hiểm hiện nay.

Mục tiêu:

+ Trình bày được các khái niệm liên quan đến rủi ro, các phương thức xử lý và quản trị rủi ro.

+ Trình bày được định nghĩa về bảo hiểm, vai trò, bản chất của bảo hiểm.

+ Phân loại được các loại hình bảo hiểm.

Nội dung chính:

1.1. Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro

1.1.1. Tổn thất và khả năng tổn thất

1.1.1.1. Khái niệm

Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến số bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).

Ví dụ: Những đập nước bị nứt vỡ, các con đường lồi lõm, nhiều tòa nhà, nhà máy đổ sập…. Trung Quốc ước tính tổng mức độ thiệt hại do thảm họa động đất xảy ra hồi tháng 5/2008, ước tính lên tới hơn 20 tỉ USD.

Trong thuật ngữ “tổn thất”, yếu tố “không cố ý” là rất quan trọng.

Nguyên nhân tổn thất

Do sự cố khách quan làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản vật chất của doanh nghiệp và của cá nhân.

Do sự cố gây hư hại về mặt vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng, đồng thời giảm giá trị của đối tượng bị gây hại.

Phân loại tổn thất

Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại tổn thất được chia làm 3 loại:

Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản phát sinh từ một sự số bất ngờ, không cố ý


Tổn thất con người: là sự thiệt hại tính mạng, thân thể con người dẫn đến thiệt hại một khoản giá trị (các khoản chi phí bằng tiền) nhằm khắc phục, điều trị hoặc dẫn đến việc khiếm khuyết một khoản thu nhập nhất định

Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự: là việc phát sinh trách nhiệm dân sự (theo ràng buộc của luật dân sự) dẫn đến phải bồi thường bằng tiền những thiệt hại bằng tài sản, tính mạng, thân thể, có khi cả thiệt hại về mặt tinh thần gây ra cho người thứ ba khác do lỗi của mình.

Căn cứ vào hình thái biểu hiện tổn thất được chia làm 2 loại:

Tổn thất động: là trường hợp không có sự hủy hoại vật chất, đối tượng vẫn nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị bị giảm sút. Đây là tổn thất nẩy sinh do tác động của yếu tố thị trường

Tổn thất tĩnh: loại tổn thất mà vật thể bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại về mặt vật chất. Tổn thất này phát sinh vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị sử dụng vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị của đối tượng.

Căn cứ vào khả năng lượng hóa tổn thất được chia làm 2 loại:

Tổn thất có thể tính toán: là những tổn thất, khi phát sinh, có thể tính toán, xác định được dưới hình thái tiền tệ. Tổn thất này còn gọi là tổn thất tài chính. Có hai trường hợp:

+Tổn thất lường trước được

+Tổn thất không lường trước được

Ví dụ: Virus làm tổn thất hơn 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2007. Một cuộc khảo sát do Trung tâm BKIS thực hiện với 8.000 người cho thấy các loại mã độc đã gây thiệt hại cho người dùng máy tính ở Việt Nam khoảng 591.000 đồng. Trong khi đó, có ít nhất 4 triệu PC đang được sử dụng thường xuyên trên cả nước.

Tổn thất không thể tính toán: là những tổn thất, khi phát sinh, không thể lượng hóa bằng tiền. Tổn thất này còn gọi là tổn thất phi tài chính.

Ví dụ: tổn thất về mặt “tinh thần”

Tuy nhiên, việc lượng hóa được hay không lượng hóa được bằng tiền cũng còn tùy thuộc vào mức độ “thị trường hóa”, mức độ phát triển của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, ranh giới giữa hai loại tổn thất này không giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc.

1.1.2. Rủi ro và mức độ rủi ro

Khái niệm rủi ro:

Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về rủi ro. Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu, các tác giả cũng đã xây dựng rất nhiều định nghĩa khác nhau về “rủi ro”


Theo Frank Knight-Nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng thế kỷ XX cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”

Theo Viện kiểm soát nội bộ của Mỹ: “Rủi ro là tính bất thường (tính không chắc chắn) của một sự kiện xuất hiện mà nó có thể gây ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu

Theo từ điển Dictionaire d’assurance (Từ điển bảo hiểm Pháp-Việt) của nhiều tác giả thì: Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó người ta có thể yêu cầu bảo hiểm

Nhìn chung, các định nghĩa trên đều đề cập đến 2 vấn đề:

+ Sự không chắc chắn (yếu tố bất trắc)

+ Một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, sự tổn thất

Ví dụ: Một người nhảy từ lầu 20 của tòa nhà cao tầng xuống mặt đất tự tử thì chắc chắn sẽ chết. Ở đây có xảy ra mất mát nhân mạng nhưng đây không phải là rủi ro vì cái chết đã được thấy trước. Trường hợp khác, một diễn viên đóng thế cũng nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù. Nếu bình thường anh ta sẽ không bị thương. Tuy nhiên, anh ta vẫn có thể bị tai nạn, thậm chí là chết. Ở trường hợp này, có sự không chắc chắn về hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động của người diễn viên đóng thế này. Như vậy, nói đến rủi ro, không thể bỏ qua khái niệm về xác suất (hay là khả năng xảy ra mất mát).

Có hai loại xác suất sau đây:

Xác suất khách quan (xác suất tiên nghiệm): được xác định bằng phương pháp diễn dịch, tư duy logic

Ví dụ 1: Xác suất sấp hay ngửa của đồng tiền rơi là 50%

Tuy nhiên, xác suất khách quan có khi không thể xác định bằng tư duy logic.

Ví dụ 2: Xác suất gây tai nạn của người lái xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi tài xế, xe cũ hay xe mới,….

Xác suất chủ quan: là ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát khác nhau. Vì thế, xác suất chủ quan của từng người cũng khác nhau

Ví dụ 3: kỳ vọng về xác suất trúng thưởng vé số,… Nguyên nhân rủi ro:

Nguyên nhân khách quan: còn gọi là nguyên nhân bất khả kháng, độc lập với hoạt động của con người như: động đất, bão lụt, hạn hán, sóng thần, dịch bệnh,...


Nguyên nhân chủ quan: sự rủi ro xảy ra do hậu quả từ hoạt động của con người trong điều hành kinh tế, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình…

Liên quan đến rủi ro, trong các đơn bảo hiểm còn dùng một thuật ngữ đó là “hiểm họa”. “Hiểm họa” biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc một sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người với tư cách khác nhau….

Ví dụ: hiểm họa ma túy, hiểm họa hàng hải,…

1.1.3. Hiểm họa và nguy cơ

Hiểm họa

Hiểm họa (Peril) được hiểu la nguồn gôc của tổn thất, là nguyên nhân chính khiến cho tổn thất phát sinh. Thông thường thì yếu tố hiểm họa sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của những người có liên quan. Để tiện hình dung, chúng ta có thể lấy ví dụ về một căn nhà không may bị cháy, khi ấy thì lửa chính là hiểm họa – nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Hsy cũng ví dụ về một căn nhà nhưng lần này bị lũ lụt cuốn trôi, lúc này yếu tố lũ cuốn chính là hiểm họa khi nó là nguồn gốc gây ra tổn thất cho căn nhà.

Nguy cơ

Nguy cơ (Hazard) được xác định là nhân tố tác động làm xuât hiện hoặc gia tăng khả năng tổn thất. Được sử dụng cũng rất phổ biến và đôi khi gây lẫn lộn với thuật ngữ “hiểm họa” tuy vậy về mặt ý nghĩa thì “nguy cơ” hoàn toàn không đồng thất với “hiểm họa” khi nó chính là nhân tố làm cho hiểm họa đến gần với hiện thực hơn để rồi tổn thất phát sinh với mức độ cao hơn . Bản thân nguy cơ không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thất , ví dụ như nguy cơ người lái xe say sĩn khi tham gia thông , nguy cơ căn nhà nằm sát bờ sông và dễ bị nước lũ cuốn trôi đều không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thất mà chỉ là điều kiện hay chất xúc tác làm cho tổn thất phát sinh và gia tang mà thôi.

Nguy cơ dẫn đến tổn thất có thể là nguy cơ vật chất , nguy cơ tinh thần và nguy cơ đạo đức. Cụ thể :

Nguy cơ vật chất (Physical hazard) là nhân tố về mặt vật chất làm xuất hiện và gia tang khả năng tổn thất . Điển hình như công trình thi công xây dựng không được trang bị rào chắn dễ dẫn đến các tai nạn lao động đáng tiếc , hệ thống máy tính cũ kỹ và xuốn cấp có thể làm sai lệch mất đi thông tin dữ liệu,… điều liên quan đến nhân tố vật chất .

Nguy cơ tinh thần (Moral hazard) là nột yếu tố tinh thần không cố ý nhưng vẫn làm tang khả năng gia tang tổn thất , nói cách khác nó chính là sự thờ ơ , thiếu cẩn trọng và không có đủ quan tâm cần thiết của con người . Yếu tố không có chủ đích và không dự tính từ trước là điểm đặc trưng của loại nguy cơ này .Ví dụ như một người nào đó lắp ráp thiếu phụ kiện sau khi sữa


chữa máy móc, ai đó quên tắt bếp gas sau khi sử dụng đều là những hành vi mang tính bất cẩn thuộc về tinh thần mà từ đó có thể rất dễ xảy ra thiệt hại.

Nguy cơ đạo đức (Morale hazard) là một yếu tố hoàn toàn chủ quan liên quan đến sự cố ý làm gia tăng khả năng tổn thấ , bắt nguồn từ hành vi thiếu trung thực hay đạo đức bị khiếm khuyết của con người gây nên. Chẳng hạn như trong lĩnh vực tài chính, hành động cố tình lừa đảo và cung cấp thông tin , hồ sơ sai sự thật khi có nhu cầu xin vay ngân hàng dẫn đến công tác thẩm định và phê duyệt không được chính xác , gây ra những tổn thất rất lớn. Hay như trong lĩnh vực bảo hiểm , hành vi cố tình lừa dối để tham gia bảo hiểm và hơn nữa là trong tác khiếu nại để nhận tiền bồi thường bảo hiểm được xem là một trong những nguy cơ đặc thù mà hoạt động bảo hiểm chứa đựng.

Tổng quát lại, cần phải phân biệt được nội dung của các khái niệm như vừa trình bày và cả mối quan hệ qua lại giữa chúng. Rõ ràng có thể thấy rủi ro không phải là tổn thất – thiệt hại phát sinh từ biến cố , không phải là hiểm họa –nguyên nhân gây ra thiệt hại , và cũng không phải là nguy cơ – chất xúc tác cho tổn thất xảy ra với khả năng cao hơn . Một ví dụ sẽ giúp dễ hình dung và chốt lại vấn đề. Trở lại với tình huống một căn nhà có khả năng gặp hỏa hoạn. Lúc đó ta gọi tình trạng chung căn nhà là rủi ro khi mà hỏa hoạn xảy ra là điều có thể và không chắc chắn. Trong khi đó thì các nhân tố liên quan là hiểm họa – lửa chính là nguyên nhân ; là nguy cơ – các nhân tố có thể làm xúc tác như sự vô ý thức của chủ nhà , các chất kích thích lửa; và sau cùng sẽ gây ra tổn thất – căn nà bị hỏa hoạn và thiêu trụi đồ đạc , tài sản thậm chí gây ra thiệt hại về người.

1.1.4. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất

Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân, ví dụ như: các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, rét, hạn, sương muối, dịch bệnh v.v...

Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật. Khoa học và kỹ thuật phát triển, một căn nhà thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người: nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, hàng không, tai nạn lao động v.v...

Các rủi ro do môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lí chặt chẽ - mọi người làm việc và sống theo pháp luật thì sẽ không gây ra hiện tượng thất nghiệp, trôm cắp, nếu làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sẽ hạn chế được rủi ro không đáng có như hỏa hoạn, bạo lực, v.v...

Rủi ro thường xuyên để lại những hậu quả hoặc những kết quả ngoài ý muốn cho con người. Việc đối phó với rủi ro là việc rất thiết và từ đó mà người ta đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh, kiểm soát và khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra. Lịch sử đã ghi nhận


rất nhiều biện pháp đối phó với rủi ro và phổ biến nhất trong số này phải kể đến các biện pháp được trình bày sau đây:

Né tránh rủi ro

Có thể nói đây là một biện pháp rất đơn giản, được áp dụng thường xuyên trong đời sống nghề nghiệp và sinh hoạt hằng ngày, khi mà các cá nhân lựa chọn cách ứng biến để qua đó không can dự vào những sự kiện có phát sinh rủi ro, đồng nghĩa với loại trừ khả năng gặp phải tổn thất.

Ví dụ: như để tránh tai nạn giao thông thì người ta chọn cách không ra đường, muốn tránh thua lỗ chứng khoán thì đầu tư quyết định không rót tiền vào bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường,... Né tránh rủi ro có thể mang lại nhiều hiệu quả nhưng chỉ giới hạn trong một số trường hợp nhất định, khi mà với những rủi ro thuộc dạng không thể nào tránh né được thì biện pháp né tránh rủi ro lúc này lại tỏ ra không phù hợp. Bản thân cuộc sống của con người vốn dĩ đã bao hàm rất nhiều rủi ro không thể lẫn tránh và hơn nữa sứ mệnh con người đôi khi được tạo hóa ban cho là việc chấp nhận để đương đầu với rủi ro.

Ngoài ra bối cảnh kinh tế học phát triển, tính hợp lí của biện pháp né tránh rủi ro còn được đánh giá thông qua chi phí (có thể bằng tiền hoặc không bằng tiền) của sự lựa chọn tình huống có rủi ro so với chi phí phát sinh tình huống lựa chọn khác và từ đó sẽ xuất hiện chi phí cơ hội. Lấy ví dụ, một người muốn tránh rủi ro khi di chuyển bằng máy bay nên đã lựa chọ di chuyển bằng xe khách để thay thế. Lựa chọn này có chi phí cơ hội rất lớn khi mà người đó phải mất thời gian lâu hơn gấp nhiều lần để di chuyển, cộng với chất lượng phụ vụ xe khách có thể không tốt bằng so với máy bay. Rõ ràng lúc đó tính hợp lý của biện pháp né tránh rủi ro sẽ được xem xét lại.

Ngăn ngừa tổn thất

Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hành động làm giảm khả năng xảy ra tổn thất hay cụ thể là tác động làm giảm tần số tổn thất. Lúc này thì xác suất dẫn đến tổn thất và gây ra thiệt hại sẽ được kéo giảm. Chẳng hạn như để giảm thiểu các vụ tai nạn trong lao động thì chủ doanh nghiệp đã tổ chức các khóa học về an toàn lao động cho người làm việc tại đơn vị mình để qua đó nâng cao hơn kiến thức, kinh nghiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động, các lớp tập bơi ở nhiều nơi được dựng lên để giúp nhiều trẻ em có đủ kỹ năng phòng vệ trước những tình huống mà rủi ro đuối nước có thể xảy ra và gây ra thiệt hại khôn lường, hay bệnh tật có thể phần nào được đẩy lùi nếu người ta trang bị cho mình một cuộc sống lành mạnh và chế độ ăn uốn hợp lý. Như vậy có thể thấy biện pháp ngăn ngừa tổn thất chính là biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ làm phát sinh và gia tăng khả năng tổn thất , khiến cho nguy cơ này bị kéo giảm hoặc thậm chí có thể bị triệt tiêu.

Giảm thiểu tổn thất

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí