án của tòa án là không chính đáng. Như vậy, một bản án bị phát hiện có sự thiên vị của Thẩm phán thì đương nhiên sẽ không được chấp nhận ở cấp phúc thẩm. Trong trường hợp này, Tòa án phúc thẩm bắt buộc phải tìm hiểu nguyên nhân của sự thiên vị, đồng thời sửa chữa và khắc phục những sai phạm của Tòa án cấp dưới trong việc ra bản án. Việc làm này sẽ đảm bảo cho bị cáo thấy rằng quyền lợi chính đáng của anh ta được bảo vệ trọn vẹn. Qua phân tích trên, liên hệ với Điều 9 BLTTHS nước ta quy định nguyên tắc "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [42, Điều 9], có thể thấy rằng quy định này là chưa hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Bởi vì: 1- Quy định này mới chỉ thể hiện được một phần nội dung chứ chưa thể hiện chính xác nội dung của nguyên tắc suy đoán không có tội như nhận thức chung về nguyên tắc này; 2- Chưa chỉ rò ai là người được suy đoán không có tội. Theo quy định của điều luật thì dường như bất kỳ ai cũng là đối tượng của việc suy đoán không có tội. Thực ra, chỉ những người bị nghi thực hiện tội phạm (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) mới cần đến quy định này; 3- Trong quá trình chứng minh, mọi nghi ngờ về lỗi phải được giải thích có lợi cho người bị buộc tội. Đây vừa là nội dung, vừa là kết quả suy luận lôgic tất yếu của các nội dung trên. Để phù hợp với Hiến pháp 2013 và tăng cường hơn nữa việc bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam cần sửa đổi Điều 9 BLTTHS nước ta theo hướng đổi tên và hoàn thiện nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội như sau:
Điều 9. Nguyên tắc suy đoán vô tội:
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội có quyền nhưng không phải chứng minh sự vô tội của mình. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Mọi hoài nghi về tội của người bị buộc tội nếu không thể làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ.
3.1.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị tạm giữ (Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự), bị can (Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự), bị cáo (Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự)
Các quyền của người bị tạm giữ như được biết lý do tạm giữ, trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu…(Khoản 2 Điều 48), của bị can như được biết lý bị khởi tố về tội gì, trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu nhận các quyết định tố tụng…(Khoản 2 Điều 49), của bị cáo như nhận các quyết định tố tụng, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa, kháng cáo bản án, quyết định…(Khoản 2 Điều 50) được quy định trong BLTTHS thực chất là các nội dung khác nhau của quyền tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, quyền tự bào chữa. Trong khi đó, có những quyền quan trọng của họ trong thực tế thường bị xâm phạm cao bằng các hình thức truy bức, dùng nhục hình, trả thù…từ phía người tiến hành tố tụng cũng như người tham gia tố tụng như quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự thì không được quy định trong BLTTHS. Hơn nữa, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân…là những nguyên tắc TTHS quan trọng được quy định trong BLTTHS. Thế nhưng, các nguyên tắc tố tụng lại chưa được cụ thể hóa trong các quy định về quyền của người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và tương ứng là nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là quyền rất quan trọng trong TTHS. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể sử dụng bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ mình khỏi sự buộc tội mà không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong các biện pháp đó, biện pháp giữ im
lặng trong quá tình tố tụng đã được pháp luật TTHS nhiều nước quy định. BLTTHS nước ta cũng đã đề cập đến vấn đề này tại khoản 4 điều 209, nhưng chỉ mới ở giai đoạn xét xử và nội dung chưa rò ràng đây là quyền của bị cáo hay là chỉ một tình huống trong thủ tục xét hỏi tại phiên tòa. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta cũng có nhiều trường hợp bị can, bị cáo giữ thái độ im lặng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nhưng thông thường sự im lặng đó được đánh giá như là sự thừa nhận lỗi của mình. Theo tôi, đã đến lúc cần quy định "quyền từ chối khai báo" (đối với những điều có thể gây bất lợi đối với mình) và "quyền trình bày lời khai" (giải thích, đưa ra lý lẽ, lập luận để bào chữa) của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi tham gia vào hoạt động TTHS. Sở dĩ không quy định "quyền im lặng" là vì trong điều kiện hiện nay, có thể dẫn đến cách hiểu sai lệch từ phía người dân về quyền này. Quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền cơ bản của cá nhân khi bị buộc tội. Để thực hiện được quyền tự bào chữa, chứng minh mình vô tội, mình không phạm vào tội đã bị khởi tố, truy tố hoặc cho rằng mình cần phải được hưởng các tình tiết giảm nhẹ mà chưa được áp dụng…, thì người bị buộc tội cần trình bày lời khai, cần giải thích và đưa ra những lý lẽ phản bác lại việc buộc tội mà không thể thực hiện quyền tự bào chữa nếu họ im lặng [25, tr. 5].
Từ những phân tích trên, tôi cho rằng cần hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bằng cách:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bất Cập, Hạn Chế Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Trên Địa Bàn Thành Phố
- Số Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Chết Từ Năm 2010 Đến Năm 2014
- Hoàn Thiện Một Số Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 Về Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam
- Công Tác Hướng Dẫn Áp Dụng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự
- Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 15
- Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Bổ sung các quyền được tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thân thể, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự theo quy định của pháp luật;
- Bổ sung quyền từ chối khai báo, quyền trình bày lời khai của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS.
- Bổ sung quyền được yêu cầu cơ quan, người tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
- Bổ sung trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng của
họ theo quy định của pháp luật; trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tham gia tố tụng khi có yêu cầu.
3.1.3. Hoàn thiện các quy định về người bào chữa
Người bào chữa có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy hoàn thiện các quy định về người bào chữa là rất cần thiết hiện nay.
Thứ nhất, hoàn thiện Điều 56 BLTTHS.
- Để bảo đảm tốt quyền bào chữa của người bị buộc tội, cần bổ sung diện người bào chữa là Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho các đối tượng thuộc diện chính sách. Điều này, phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các chuyên viên trợ giúp pháp lý thực hiện việc tư vấn, kiến nghị, đại diện miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách như thương binh, bệnh binh, bố mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ … Riêng vấn đề bào chữa, theo quy định các tổ chức TGPL được trực tiếp đại diện, bào chữa trước Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ đối tượng. BLTTHS 2003 chưa quy định Trợ giúp viên pháp lý có thể là người bào chữa.
- Nên bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Hiện nay, theo quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTHS, người bào chữa muốn tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần phải được CQĐT, VKS hoặc Tòa án cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Các cơ quan này cũng có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng phải nêu rò lí do. Quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa xuất phát từ việc ngoài luật sư, còn có những người khác (bào chữa viên nhân dân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) được tham gia vụ án như người bào chữa để giúp đỡ họ. Những người này không phải là luật sư chuyên nghiệp và không bắt buộc phải là người có đầy đủ kiến thức về pháp luật. Do
đó, họ cần thiết phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi tham gia là người bào chữa trong vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, khi những người này tham gia bào chữa, họ đương nhiên phải xuất trình văn bản yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo kèm thêm giấy giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu là bào chữa viên nhân dân. Trên cơ sở đó, CQĐT, VKS hoặc Tòa án phải xem xét và quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Hiện tại, Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành mẫu Giấy chứng nhận người bào chữa và mẫu Quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa trong trường hợp người bào chữa vi phạm các quy định của BLTTHS về hoạt động bào chữa. Tuy nhiên, đối với CQĐT và VKS, vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này. Đây là một thiếu sót cần phải sớm được bổ sung và hoàn thiện. Việc quy định thiếu đồng bộ về thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa như hiện nay đã dẫn đến tình trạng gây khó khăn từ phía cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, mà thông thường là việc chậm cấp giấy chứng nhận người bào chữa… Điều này gây cản trở và ảnh hưởng đến hoạt động của người bào chữa.
Thứ hai, hoàn thiện Điều 58 theo hướng bảo đảm tối đa cho người bào chữa thu thập chứng cứ, có mặt trong các hoạt động điều tra. Cụ thể là: 1- Bổ sung trách nhiệm CQĐT thông báo trước cho người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung bị can. Điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS chỉ quy định quyền của người bào chữa đề nghị CQĐT báo trước thời gian, địa điểm hỏi cung bị can nhưng không quy định trách nhiệm của CQĐT; cho nên trong thực tiễn luật sư gặp rất nhiều khó khăn trong việc có mặt trong các buổi hỏi cung bị can; 2- Quy định quyền của người bào chữa hỏi người bị tạm giữ, bị can mà không cần sự đồng ý của Điều tra viên; 3- Bổ sung quyền của người bào chữa có mặt và đặt câu hỏi trong khi lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng của Điều tra viên.
Bổ sung quy định về quyền của người bào chữa được gặp gỡ và trao đổi với thân chủ đang bị tạm giữ, tạm giam. Hiện tại, theo hướng dẫn của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998, chỉ được phép trao đổi với thân chủ không quá 1 tiếng đồng hồ cho một lần gặp. Quy định này chưa hợp lý vì không đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động bào chữa. Thời gian 1 tiếng đồng hồ là quá ít trong khi việc gặp gỡ thân chủ đang bị tạm giam luôn gặp khó khăn bởi cơ quan quản lý trại tạm giam. Theo đó, cần sửa đổi lại quy định tại điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS theo hướng người bào chữa không bị giới hạn số lần và thời gian tiếp xúc với thân chủ của mình. Việc trao đổi có thể trực tiếp hoặc qua thư từ, trừ những trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam vi phạm những tội xâm phạm an ninh quốc gia thì việc trao đổi bằng thư từ sẽ không được phép.
Thứ ba, cần quy định nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận chứng cứ do người bào chữa cung cấp và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phải hỗ trợ người bào chữa trong việc liên hệ với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tạo điều kiện thuận lợi để thu thập chứng cứ. Đồng thời quy định người bào chữa có quyền được nhận thông báo về việc trưng cầu giám định và kết quả giám định.
3.1.4. Hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn
* Biện pháp tạm giữ
- Về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
Khoản 2 Điều 86 BLTTHS quy định: "Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ" [42]. Theo khoản 2 Điều 86 quy định về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì có bốn nhóm người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, gồm nhóm người sau đây:
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT các cấp (CQĐT trong công an nhân dân, CQĐT trong quân đội nhân dân, CQĐT của VKSNDTC…);
+ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
+ Người chỉ huy tàu bay, sân bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng;
+ Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
Như vậy, những người có quyền ra quyết định tạm giữ không hoàn toàn là những người đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm cả những người của các cơ quan nhà nước khác hoặc trong lực lượng vũ trang. Nhìn chung, việc quy định những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì có quyền ra lệnh tạm giữ là hợp lý, tạo điều kiện cho họ xem xét việc tạm giữ ngay sau khi bắt người và nếu thấy có căn cứ và cần thiết thì có thể ra ngay lệnh tạm giữ để tiếp tục giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong nội dung về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ cũng có những vấn đề cần làm rò. Theo quy định tại Điều 111 BLTTHS, bên cạnh các CQĐT với nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng, có một số cơ quan Nhà nước khác như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo quy định tại Điều 111, khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền đối với tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rò ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy, các cơ quan kể trên có thẩm quyền điều tra vụ án rồi chuyển hồ sơ cho VKS để xem xét việc truy tố. Các cơ quan này được tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng lại không có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp tạm giữ. Điều đó có nghĩa là trong quá trình điều tra, nếu xét cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ thì các cơ quan nói trên không có quyền
ra lệnh tạm giữ mà phải xin lệnh tạm giữ của các cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS hiện hành. Quy định này đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo Điều 111 BLTTHS. Nếu BLTTHS vẫn còn quy định cho các cơ quan khác tiến hành một số hoạt động điều tra như quy định ở Điều 111 thì nên mở rộng thẩm quyền được ra lệnh tạm giữ người cho cả cơ quan này để bảo đảm hoạt động điều tra của họ.
- Về thời hạn tạm giữ đối với người bị tạm giữ
Một là, theo khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định: "thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt" [42]. Để đạt được mục tiêu của tạm giữ, thời điểm tính thời hạn tạm giữ không là thời điểm bắt người. Mặt khác, để hạn chế việc giữ người trái pháp luật thì thời điểm tính thời hạn tạm giữ cũng không được tính từ khi ra quyết định tạm giữ mà được tính từ khi CQĐT nhận người bị bắt. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng thì việc quy định như trên vẫn còn nhiều vướng mắc. Về khái niệm, chúng ta thấy rằng, trong BLTTHS chỉ dùng khái niệm CQĐT để chỉ các CQĐT sau: CQĐT của lực lượng cảnh sát, CQĐT của lực lượng công an nhân dân, CQĐT trong quân đội và CQĐT của VKS. Nếu thời hạn tạm giữ chỉ được tính từ khi "Cơ quan điều tra" nhận người bị bắt thì sẽ phát sinh hiện tượng có những cơ quan và người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (như chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, người chỉ huy máy bay, tàu bay trên biển khi máy bay tàu biển đã rời khỏi sân bay bến cảng) nhưng quyết định tạm giữ của những cơ quan và những người đó lại không được tính thời hạn, quyết định tạm giữ của họ chỉ bắt đầu khi họ được giao người bị bắt và và bị tạm giữ đó cho " Cơ quan điều tra" có thẩm quyền. Như vậy, ở đây phát sinh hiện tượng có cơ quan ra quyết định tạm giữ, có người bị tạm giữ nhưng quyết định tạm giữ của họ không được pháp luật điều chỉnh về mặt thời hạn.