ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ HẢI YẾN
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA CƠ CHẾ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC CHO NGƯỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ NGỌC QUANG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Những số liệu, ví dụ và trích dẫn được nêu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính chính xác, tin cậy. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đào Thị Hải Yến
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA CƠ CHẾ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC CHO NGƯỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 8
1.1. Những khái niệm có liên quan 8
1.1.1. Khái niệm về quyền con người 8
1.1.2. Khái niệm người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 9
1.1.3. Khái niệm cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong
hoạt động tố tụng hình sự 13
1.2. Những thiệt hại của người bị oan trong hoạt động tố tụng
hình sự 17
1.2.1. Quan điểm chung về thiệt hại của người bị oan trong hoạt động
tố tụng hình sự 17
1.2.2. Người bị oan bị thiệt hại về vật chất 19
1.2.3. Người bị oan bị thiệt hại về tinh thần 21
1.2.4. Người bị oan bị những thiệt hại khác 22
1.3. Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người
bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 22
1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 22
1.3.2. Giai đoạn từ 2003 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 2015 27
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA CƠ CHẾ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC CHO NGƯỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ TỪ 2010 ĐẾN 2015 33
2.1. Quy định của pháp luật về cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 33
2.1.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 33
2.1.2. Quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 34
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự từ năm
2011 đến 2015 53
2.2.1. Thực trạng tình hình oan, sai làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong tố tụng hình sự 53
2.2.2. Thực tiễn việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự ở Việt Nam 63
2.2.3. Những tồn tại, vướng mắc và những nguyên nhân gây nên trong thực thi pháp luật bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 64
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC CHO NGƯỜI
BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 68
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị
oan trong hoạt động tố tụng hình sự 68
3.1.1. Quan điểm của Đảng 68
3.1.2. Quan điểm của Nhà nước 69
3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bồi thường
nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 70
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự 70
3.2.2. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật về tố tụng hình sự 71
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 73
3.3. Các giải pháp khác 80
3.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực trách nhiệm của những người tiến
hành tố tụng hình sự trong việc phòng ngừa người bị oan 80
3.3.2. Bảo đảm thực hiện tốt và nghiêm chỉnh nguyên tắc độc lập của
Tòa án và các cơ quan, người tiến hành tố tụng khác 80
3.3.3. Đổi mới công tác kiểm sát của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự 82
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bồi thường thiệt hại Bộ luật Dân sự Bộ luật Hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự Cơ quan tiến hành tố tụng Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Tố tụng hình sự Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự - 2
- Khái Niệm Cơ Chế Bồi Thường Nhà Nước Cho Người Bị Oan Trong Hoạt Động Tố Tụng Hình Sự
- Sự Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Đảm Quyền Con Người Thông Qua Cơ Chế Bồi Thường Nhà Nước Cho Người Bị Oan Trong Hoạt Động Tố Tụng
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam đã từng bước tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 (Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982). Công ước này đã tuyên bố: “Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường” (khoản 5 Điều 9) [47; tr. 29]. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã công nhận quyền được bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (viết tắt là TTHS) gây ra là một trong những quyền cơ bản về dân sự, chính trị của con người. Theo đó, rất nhiều quốc gia đã cụ thể hóa trong các đạo luật với việc thừa nhận trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với những hậu quả do nhân viên nhà nước gây ra trong quá trình thực thi công vụ nói chung và trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng.
Nhằm tiến tới xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cũng như thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ. Hiến pháp năm 1992 là văn bản đầu tiên ghi nhận tương đối rò quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Cụ thể, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự” (Điều 72); Hiến pháp năm 1992 quy định “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự” (Điều 74). Quy định này tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa hơn trong khoản 5, Điều 31 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Bộ luật Dân sự (viết tắt là BLDS) năm 1995 đã dành hai Điều 623 và 624 để quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước và các quy định này tiếp tục được ghi nhận trong BLDS năm 2005 (Điều 619 và Điều 620), BLDS năm 2015 (Điều 598). Bộ luật Tố tụng hình sự (viết tắt là BLTTHS) năm 2003 cũng đã quy định “Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi” (Điều 30) [47; tr. 17-18]. Và một bước tiến quan trọng là ngày 18/6/2009, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (viết tắt là Luật TNBTCNN) chính thức được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010, đây là đạo luật quy định riêng về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, trong đó cũng quy định cụ thể việc bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Để cụ thể hóa các quy định của Luật này, ngày 01/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tịch ban hành Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-
BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự TTHS (viết tắt là Thông tư liên tịch số 05).
Với sự ra đời của Luật TNBTCNN và Thông tư liên tịch số 05, những nội dung về đối tượng được bồi thường, phạm vi trách nhiệm bồi thường, tiêu