Biểu Đồ Mô Tả Mẫu Sinh Viên Theo Khối Ngành Học


Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 nhằm mục đích giới thiệu các bước thực hiện nghiên cứu. Chương này bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất giới thiệu thiết kế công cụ nghiên cứu. Phần thứ hai giới thiệu đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

3.1. Thiết kế nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu của đề tài được trình bày trong hình dưới đây:


Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu


Cơ sở lý thuyết về

KT-ĐG KQHT và

phương pháp học

Xây dựng thang đo

bảng hỏi

Khảo sát bảng hỏi

Phỏng vấn sâu

Khảo sát sơ bộ

Điều chỉnh bảng hỏi

Nghiên cứu

định lượng

Phân tích mô tả, tương

quan hồi quy

Kết luận

Khuyến nghị


Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ

bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 10 SV và phát bảng hỏi tham dò cho 20 SV. Bước nghiên cứu sơ bộ này nhằm mục đích điều chỉnh lại những thuật ngữ cũng như nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi cho phù hợp, phục vụ cho việc điều tra chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng hỏi với kích thước mẫu 240 SV để kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu 12 GV để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài.

3.2. Thiết kế công cụ đo lường


Công cụ đo lường của đề tài được thiết kế thông qua phỏng vấn sâu 10 SV và phát bảng hỏi tham dò cho 20 SV ở trường Đại học Dân lập Văn Lang để qua đó điều chỉnh lại những thuật ngữ cũng như nội dung các câu hỏi phù hợp, phục vụ cho việc điều tra chính thức.

Biến số độc lập của nghiên cứu là các yếu tố tác động đến phương pháp học tập của SV, gồm các biến số thuộc KT-ĐG KQHT (hình thức, phương pháp, nội dung).

Biến số phụ thuộc của nghiên cứu là phương pháp học tập. Bao gồm các biến trước khi học, trong khi học và sau khi học.

Trên cơ sở bảng hỏi đã được điều chỉnh, bảng hỏi được hoàn tất với ba yếu tố chính ảnh hưởng đến phương pháp học tập của SV: Hình thức, phương pháp, nội dung (Phụ lục 1, tr.85).

Các câu hỏi được đánh giá theo thang đo năm mức độ và có cấu trúc như sau:


Bảng 3.1 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo


STT

Khái niệm

Số biến

quan sát

Thang đo

Phần I: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

1

Hình thức KT-ĐG KQHT

6

Likert 5 mức độ

2

Phương pháp KT-ĐG KQHT

3

Likert 5 mức độ

3

Nội dung KT-ĐG KQHT

6

Likert 5 mức độ

Phần II: Phương pháp học tập

1

Trước khi học

5

Likert 5 mức độ

2

Trong khi học

6

Likert 5 mức độ

3

Sau khi học

3

Likert 5 mức độ

Phần III: Thông tin về đối tượng khảo sát

1

Giới tính

1

Định danh

2

Học lực

1

Thứ bậc

3

Trường

1

Định danh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


Thang đo hình thức KT-ĐG KQHT sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo quan điểm của Ezra Maritim (1999) [34], bao gồm 6 biến quan sát: Bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài thuyết trình nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ, bài kiểm tra nhanh, bài báo cáo tham quan.

Thang đo phương pháp KT-ĐG KQHT sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo quan điểm của GS. TSKH Lâm Quang Thiệp [33], bao gồm 3 biến quan sát: Tự luận khách quan, trắc nghiệm khách quan, phát vấn.

Thang đo nội dung KT-ĐG KQHT sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thang đo phương pháp học tập sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo quan điểm của Ronald Gross [14] và Nguyễn Thanh Hải [30]


Thang đo các hoạt động trước khi học bao gồm 5 biến quan sát: Lên kế hoạch cho việc học tập, tìm hiểu mục tiêu của môn học ngay từ khi bắt đầu học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đặt ra những câu hỏi khi bắt đầu bài học mới, tìm đọc tất cả các tài liệu được GV giới thiệu.

Thang đo các hoạt động trong khi học bao gồm 6 biến quan sát: Tập trung nghe giảng, ghi chép trên lớp, phát biểu xây dựng bài, tranh luận với GV, khái quát bài học bằng bản đồ tư duy, tóm tắt và khái quát tài liệu khi đọc.

Thang đo các hoạt động sau khi học bao gồm 3 biến quan sát: Tự học, tham gia học nhóm, liên hệ những kiến thức được học với thực tế.

Ngoài ra, có 3 biến quan sát: Giới tính, học lực và trường học được sử

dụng trong bảng hỏi.

3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bao gồm 240 SV học năm thứ ba tại bốn trường đại học (ĐH KHTN, ĐHDL VH, ĐH KH XH&NV TP.HCM, ĐHDL VL) trên địa bàn Tp.HCM. Tuy nhiên, qua thực tế phát và xử lý bảng hỏi tại trường đầu tiên (ĐHDL Văn Hiến) cho thấy số lượng bảng hỏi không cung cấp đầy đủ thông tin khá nhiều (không sử dụng được). Vì thế chúng tôi tăng thêm số lượng bảng hỏi điều tra thành 280 bảng hỏi. Kết quả cuối cùng sau khi đã sàng lọc bảng hỏi chúng tôi thu được dữ liệu mẫu khảo sát chính thức có các đặc điểm như sau:


Bảng 3.2 Bảng mô tả cơ cấu phiếu khảo sát



Đặc điểm

Tên trường

Số phiếu phát ra

Số phiếu

thu vào

Khối ngành tự nhiên

Trường ĐH KHTN

70

60

Trường ĐHDL VH

70

59

Khối ngành xã hội

Trường ĐH KH

XH&NV TP.HCM


70


58

Trường ĐHDL VL

70

60


Trong đó, gồm 60 SV năm thứ ba khoa Sinh học tại trường ĐH KHTN, 59 SV năm thứ ba khoa Điện tử Viễn thông tại trường ĐHDL VH, 58 SV năm thứ ba khoa Giáo dục học tại trường ĐH KH XH&NV TP.HCM, 60 SV năm thứ ba khoa Du lịch tại trường ĐHDL VL.

Khối ngành bao gồm ngành tự nhiên (ĐH KHTN và ĐHDL VH), ngành xã hội (ĐH KH XH&NV TP.HCM và ĐHDL VL).

Khối trường bao gồm khối trường công lập (ĐH KHTN và ĐH KH

XH&NV TP.HCM), khối trường dân lập (ĐHDL VH và ĐHDL VL).


Bên cạnh đó, cơ cấu của mẫu khảo sát được phân theo các tiêu chí: Đặc điểm cá nhân (giới tính, học lực), khối ngành học, khối trường được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây:


Hình 3.2 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo học lực

Hình 3 3 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo giới tính Hình 3 4 Biểu đồ mô tả 1


Hình 3.3 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo giới tính


Hình 3 4 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo khối ngành học Hình 3 5 Biểu đồ 2


Hình 3.4 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo khối ngành học

Hình 3 5 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo khối trường Các biểu đồ trên 3

Hình 3.5 Biểu đồ mô tả mẫu sinh viên theo khối trường

Các biểu đồ trên đây cho thấy số liệu phiếu điều tra được khảo sát khá 4

Các biểu đồ trên đây cho thấy, số liệu phiếu điều tra được khảo sát khá đồng đều giữa bốn trường được khảo sát (Trường ĐH KHTN: 60, Trường ĐHDL VH: 59, Trường ĐH KH XH&NV TP.HCM: 58, Trường ĐHDL VL:


60), số lượng mẫu phân chia theo khối ngành tự nhiên và xã hội cũng khá đồng đều (51,05%, 48,95%), số lượng mẫu phân chia theo khối trường công lập và dân lập cũng rất đồng đều (công lập: 49,79%, dân lập: 50,21%). Bên cạnh đó, số lượng SV nam được khảo sát trong mẫu nghiên cứu nhiều hơn so với SV nữ (57,38% so với 42,62%).

Ngày đăng: 30/05/2022