An investigation into teacher's beliefs and practice about developing supplementary materials for ielts learners at language centers in Ho Chi Minh city - 23


thêm. Học viên có thể hỏi tôi về những từ vựng khác ngoài những từ vựng tôi đã chọn và dạy cho họ. Hoặc là mình có thể chỉ phương pháp hay cách thức làm những dạng bài tập đó.


I: Cô có nghĩ đến trường hợp phải thay thế các tài liệu bổ trợ không phù hợp không?


P1: Tôi nghĩ là tùy theo nội dung bài học và tùy theo không khí lớp học của ngày hôm đó. Có thể tài liệu không khó đến nỗi mà không làm được dẫn đến tiết học không như mong đợi mà có thể là do tâm trạng học viên lúc đó. Ví dụ học viên cảm thấy mệt mỏi.


I: Theo cô thì việc thay thế và điều chỉnh tài liệu bổ trợ cái nào tốn nhiều công sức hơn?


P1: Tôi nghĩ là nếu như mình thay thế một cái khác thì sẽ nhanh chóng hơn là mình sửa lại. Tôi nghĩ thời gian sửa sẽ tốn và công phu hơn là mình chọn một tài liệu mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


I: Vậy thông thường chị sẽ thay đổi tài liệu hay là điều chỉnh tài liệu cho phù hợp hơn?

An investigation into teachers beliefs and practice about developing supplementary materials for ielts learners at language centers in Ho Chi Minh city - 23

P1: Tôi thường thay đổi. Không phải là thay đổi hoàn toàn mà cái nào mình thấy bài tập nào đó hay vẫn có khả năng thu hút và giúp ích người học thì tôi giữ lại. Còn phần nào mình thấy khó quá hay dễ quá thì mình điều chỉnh lại. Ví dụ nếu bài tập số 1 hay số 2 chỉ ra được cách làm bài hiệu quả. Nhưng nếu học viên vẫn cảm thấy khó thì tôi sẽ thêm một bài tập số 3 nữa để hỗ trợ học viên.


Sample Interview 2 (P9 - 29/07/2020)

I: Khi nhắc tới cụm từ “tài liệu bổ trợ” cô có suy nghĩ gì đầu tiên?


P9: Tôi thấy là nó được sử dụng song song cùng với sách mà trường đưa ra. Thường thì giống như là cho bài học viên làm thêm ở nhà và cho học viên tự học. Và giúp cho giáo viên soạn bài thêm nhưng vẫn đi theo giáo trình chính ở trung tâm.


I: Tài liệu bổ trợ thì có giúp ích gì đến việc giảng dạy IELTS của cô?


P9: Thật ra khi mà đi dạy IELTS thì tôi không có sử dụng giáo trình chính của trung tâm. Tức là tôi vẫn thích dạy bằng cái mà tôi tự soạn hơn là sách của trung tâm tại vì sách của trung tâm nó chung chung quá và dành cho tất cả mọi người. Kh mà vào một lớp nào đó thì trình độ học viên cũng khác và vì tôi cũng không thích bám theo sách nên chỉ dùng tài liệu bổ trợ nhiều hơn. Và tài liệu bổ trợ giúp ích tôi rất là nhiều trong việc luyện thi IELTS.


I: Như vậy tài liệu bổ trợ giúp ích như thế nào cô ạ?


P9: Tôi sẽ cảm thấy một chủ đề nào đó phù hợp hơn với các học viên trong lớp của tôi. Ví dụ học viên của tôi lúc đó đang học viết cách mở bài. Thì cuốn giáo trình chính không hướng dẫn việc này chỉ cho đề bài, cho từ vựng mà không đi thẳng vào việc viết mở bài. Không có bài nào hướng dẫn làm thế nào để viết một mở bài thì tôi sẽ soạn những cái đó riêng cho học viên của mình. Khi nào các học viên viết được mở bài rồi thì mới biết được có những vấn đề như là không biết “paraphrasing”. Thì sau đó tôi sẽ soạn tiếp là cách làm thế nào để paraphrase. Như thế nó sẽ theo sát học viên của tôi hơn là cứ theo một cuốn giáo trình mà hôm nay học về chủ đề “Sở thích” hôm sau lại học về chủ đề “Môi trường” thì nó rất là chung chung chỉ nhấn mạnh vào từ vựng thôi chứ không nhấn vào kĩ năng. Cái mà tôi muốn thiết kế là cho hẳn lớp đó, nhu cầu của lớp đó.


I: Theo cô thì những nguồn nào nên được sử dụng để làm tài liệu bổ trợ cho việc giảng dạy IELTS?


P9: Khi mà tôi soạn thì thường vẫn bám theo các sách được xuất bản ví nhụ như ở trung tâm của tôi thì luôn luôn có một cái tủ sách. Và tôi thường phải ngồi đọc hết những sách trong thư viện đó để lấy nguồn từ các sách được xuất bản. Khi mà sách không có những cái mà tôi cần thì tôi mới lên mạng tham khảo từ những nguồn mà tôi tin tưởng khi còn đi dạy đó là IELTS simon, IELTS liz. Hai người này là tôi tham khảo để làm tài liệu bổ trợ nhiều. Tôi không lấy tràn lan ở trên mạng tại blog là tôi không lấy.


I: Hãy nghĩ về tài liệu bổ trợ nói chung, khi còn là học sinh, sinh viên thì cô đã từng có trải nghiệm gì với tài liệu bổ trợ?


P9: Có. Khi tôi đi học ở các trung tâm lớn thì giáo viên không đưa tài liệu bổ trợ nhiều do bên quản lý yêu cầu phải theo sách nào thì giáo viên phải theo sách đó. Tôi cảm thấy học thì vẫn ổn nhưng mà không đủ để luyện thi. Tức là nếu chỉ học những kiến thức nền thì với giáo trình thôi cũng ổn. Nhưng mà khi tôi muốn luyện thi thì tôi phải đi học riêng ở nhà một giáo viên. Thì giáo viên đó hoàn toàn tự soạn tài liệu dạy hoàn toàn không có giáo trình và ngày nào vào lớp thầy cũng phát hand-out. Và cái thầy soạn là theo từ điển Oxford và một cuốn sách do Cambridge xuất bản đó là Vocabulary For IELTS. Giáo viên đó lấy từ vựng trong sách của Cambridge nhưng định nghĩa thì từ từ điển Oxford. Ngày xưa khi học luyện thì tôi chỉ luyện Nói và viết thôi. Thì các bài học từ vựng và bài mẫu là tự giáo viên viết chứ không lấy bài mẫu trong sách.


I: Những trải nghiệm với những tài liệu như vậy có ảnh hưởng đến việc cô lựa chọn và thiết kế tài liệu bổ trợ cho các lớp IELTS cô đang giảng dạy hay không?


P9: Có chứ. Tôi thấy là khi giáo viên tự bỏ công sức ra soạn thì tôi thấy lúc đó bản thân học cũng nhanh hơn và nó có hệ thống hơn là một cuốn giáo trình có màu sắc bình thường. Nó theo chủ đề hơn và có tập trung hơn. Lúc mà tôi đi dạy thì tôi cũng bắt chước việc tự soạn tài liệu dạy theo những cái chủ điểm bài học chứ không dạy theo sách nữa.


I: Cô đã từng tham gia lớp học nào về việc phát triển tài liệu giảng dạy tiếng anh bao giờ chưa?


P9: Chưa


I: Theo cô thì những khóa học như vậy sẽ giúp ích gì đến việc phát triển tài liệu bổ trợ của bản thân?


P9: Chắc là đầu tiên là phải xem xem cuốn sách chính mà trung tâm đưa. Tại vì chắc chắn khi mình đi dạy IELTS ở trung tâm thì phải có giáo trình rồi thì xem xem nó có điểm yếu là gì, thiếu phần nào. Giáo trình thiếu phần nào thì mình sẽ bổ trợ phần đó. Thứ hai là nguồn bổ trợ nó phải có giá trị như thế nào. Tứ là nguồn nào là nguồn tốt để mình kiếm chứ nếu chỉ dùng tài liệu trên mạng không thôi thì cũng không hay. Như dính tới những vấn đề bản quyền. Thứ ba theo tôi nghĩ là cái sự hứng thú của học viên. Nhiều khi mình thấy hay nhưng mà học viên lại thấy tài liệu khó, không hay và quá hàn lâm. Một số học viên sẽ cảm thấy là đó chỉ là những mẹo để làm bài thôi chứ không phải là kỹ năng ngôn ngữ.


I: Như vậy trong tương lai cô có muốn tham gia một khóa học phát triển tài liệu giảng dạy nào không?


P9: Có chứ.


I: Những hình thức đào tạo nào mà thầy/ cô đã hoặc muốn tham gia có thể giúp bản thân trong việc phát triển tài liệu bổ trợ??


P9: Tôi thì sau này nếu mà học lên tiếp thì có một ngành tôi khá thích đó là thiết kế chương trình đào tạo. Tức là nó sẽ thiết kế cả một chương trình đào tạo luôn chứ không riêng gì tài liệu. Vì vậy tôi nghĩ nó sẽ bao hàm luôn phần thiết kế tài liệu.


I: Ở trung tâm mà cô đang giảng dạy có cung cấp tài liệu bổ trợ cho giáo viên và học sinh tham khảo hay không?


P9: Không. Chỉ có giáo trình chính thôi.


I: Những yếu tố ngoại cảnh như chính sách của trường học, truyền thống giảng dạy giữa các giáo viên trong trung tâm, hay yếu tố học sinh thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn và thiết kế IELTS của cô?


P9: Khi mà tôi dạy hẳn ra bên ngoài không dùng giáo trình chính thì phát sinh một vấn đề là khi mà tuyển sinh thì nhân viên tư vấn sẽ bán luôn sách cho học viên. Nếu như tôi không dùng giáo trình thì phụ huynh sẽ thắc mắc là tại sao mua sách gốc rất là mắc tiền mà tại sao giáo viên không dùng? Do đó tôi dùng giáo trình theo kiểu đối phó. Tức là vẫn lấy bài đọc, bài luyện nói trong đó nhưng mà hầu hết các “teaching points” thì tôi đều tự soạn hết. Cuối cùng cuốn giáo trình trở thành tài liệu tự học hay bài về nhà tự làm thay vì ngược lại. Bên trung tâm cũng muốn giáo viên tự chuẩn bị tài liệu nhưng vẫn vướng vấn đề bán sách cho học viên rồi thì phải dùng. Và nó cũng gây khó khăn cho người dạy thế nếu như hôm nào đó mình nghỉ và mình không bám vào giáo trình


thì giáo viên dạy thay sẽ không biết dạy cái gì cả do mình toàn dạy ở ngoài. Hoặc là người ta lại dạy theo đúng trình tự trong sách thì cũng sẽ bị gián đoạn. Nói chung là buổi học đó chủ yếu là để trôi qua thời gian thôi chứ tại vì người ta cũng không biết mình dạy cái gì trong lớp hết. Một cái khó khăn nữa nếu như mình không theo lớp mình dạy. Ví dụ như lớp có 3 cấp độ. Thì mình dạy cấp độ 1 mà mình không dạy tiếp cấp độ 2 thì giáo viên ở cấp độ 2 lại dạy tiếp cuốn giáo trình nối tiếp của cấp độ 1. Như vậy sẽ gây ra sự xung đột vì giáo viên không biết học viên đang học tới đâu, đánh giá như thế nào. Nói chung nếu là một mình mình đi suốt chương trình đó cho đến lúc học viên đi thi luôn thì ổn. Còn nếu như trường mà sắp cấp độ 1 một người dạy trong khi cấp độ 2 là người khác thì không được. Đó là một bên trung tâm. Còn trung tâm còn lại thì nếu giáo viên có nhu cầu đi theo một lớp nào đó đến lúc học viên đi thi thì học đồng ý luôn. Thì tôi cảm thấy là thành công với các lớp ở trung tâm này hơn. Tôi thiết kế bài dạy theo ý của mình và dạy hết tất cả các cấp độ cho đến khi các họ viên đi thi luôn.

Cuối cùng nó dẫn đến trình trạng là giáo trình không được sử dụng thi năm đó cũng không dùng giáo trình luôn thì nó lại gây khó khăn cho những giáo viên sau khi mà họ vào trung tâm. Trung tâm cho biết là giáo viên này không sử dụng giáo trình thì họ sẽ rất là hoang mang vì không đủ kinh nghiệm để mà thiết kế tài liệu giảng dạy và họ lải bắt đầu báo theo giáo trình. Lúc này học viên hai lớp sẽ so sánh với nhau là sao cùng một trung tâm mà một lớp có sách còn lớp kia không có. Học viên sẽ bị rối.


I: Những yếu tố quan trọng nào mà cô luôn nghĩ đến khi lựa chọn một tài liệu bổ trợ cho lớp học IELTS của mình?


P9: Thứ nhất là tôi sẽ bám theo “band descriptor” của British Council và IDP. Ví dụ ở phần nói được chấm theo bốn tiêu chí thì bài tôi soạn sẽ đúng theo bốn tiêu chí đó. Như là làm thế nào để cái thiện cách nói lưu loát, vốn từ vựng, phát âm. Thì những tài liệu bổ trợ của tôi sẽ được dùng để đẩy mạnh cho học viên đạt được những điểm đó cao nhất theo khả năng của họ. Thì phần viết cũng như vậy ngữ pháp thì mình cho học về


cấu trúc câu như câu ghép hay câu phức. Rồi cách trình bày ý tưởng, một đoạn văn là gì. Nói chung là tôi dựa vào rất nhiều vào “band descriptor”. Điều quan trọng thứ 2 là trình độ học viên đang ở đâu. Cùng một tài liệu nhưng ở cấp độ 1 thì như thế nào, cấp độ 2 ra sao và cấp độ ba chuẩn bị đi thi nó sẽ thêm như thế nào. Khối lượng từ vựng, cấu trúc văn phạm.


I: Cô có thể cho biết các quy trình hay tiêu chí thiết kế tài liệu bổ trợ cho luyện thi IELTS được không ạ?


P9: Thường thì tôi sẽ kiểm tra trình độ của học viên trước. Mặc dù dạy ở trung tâm đi chăng nữa nhưng có một số học viên lên lớp là theo thời gian học chứ không phản ánh đúng trình độ của họ. Cho nên trước tiên phải biết được trình độ của họ. Thứ hai làm xem xem họ đang bị hỏng ở chỗ nào. Thường thì ở một lớp thì trình độ học viên khá đều nhau và hay bị hỏng ở phần phát triển ý tưởng hoặc vốn từ vựng. Khi mà tìm ra những vấn đề chung như vậy thì tôi sẽ soạn ra những cái nhiều bạn cùng thiếu thì tôi sẽ đi tìm tài liệu để bổ sung. Khi mà kiếm nguồn thì tôi sẽ kiểm tra nguồn đó 2-3 lần.

Kiểm tra xem người này nói như vậy có đúng hay không. Rồi bài này nếu mà học viên mình làm thì có phù hợp với trình độ hay không. Thực hành thì trong bao lâu có đúng với vốn thời gian 2 tháng nữa đi thi hay không. Hay là 6 tháng nữa thi thì sẽ có những cái tài liệu đi từ dễ đến khó. Còn nếu như học viên thi gấp chỉ còn khoảng 2-3 tháng hay thậm chí một tháng thì tài liệu của mình nó phải có cường độ cao hơn. Nói chung là dựa vào học viên rất là nhiều “student center” chứ không phải “teachere center”.

Nhiều khi tôi thích nhưng mà cũng phải xét trên phương diện của học viên khi mà chọn tài liệu thì lúc nào tôi cũng sẽ theo từng bước là nhu cầu của học viên, xong rồi bắt đầu kiểm tra thử. Khi vào lớp nếu mà cảm thấy tài liệu này phù hợp thì tôi sẽ làm tiếp còn không thì phải điều chỉnh thật là nhanh. Bữa sau là phải có một cái tài liệu khác phù hợp hơn đối với học viên.


I: Cô thường làm gì khi mà tài liệu bổ trợ được lựa chọn có một số hạn chế theo tiêu chuẩn của bản thân?


P9: Tôi vẫn giữ lại cốt lõi của nó, cái sườn bài nhưng mà cấp độ khó thì mình sẽ tăng giảm tùy theo học viên. Có những bạn không thích học từ vựng nhiều nhưng thích học triển khai ý tưởng thì bắt đầu tôi sẽ soạn những cái gọi là “critical thinking” nhiều hơn. Còn có những bạn suy nghĩ không được lại muốn bám vào từ vựng để lấy điểm từ vựng thì tôi sẽ soạn từ vựng nhiều hơn. Nói chung là dựa vào cái mà mình có thể thấy thế mạnh của học viên là gì và mình đẩy thế mạnh đó lên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022