Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 7


(3) Xử lý và bảo vệ môi trường

Tiêu chí này phản ánh mức độ xử lý môi trường như hệ thống thoát nước; khả năng xử lý chất thải rắn; khả năng thoát nước thải ( kích thước của ống thoát); công suất thoát nước thải (m3/ngày); diện tích và tỷ lệ đất trồng cây xanh so với tổng diện tích CCN ( m2 và %)... Ngoài ra còn có các tiêu chí phản ánh môi trường như khả năng tiết kiệm tài nguyên; chống ô nhiễm môi trường...

(4) Cơ cấu sử dụng đất của Cụm công nghiệp

Tiêu chí này phản ánh mức độ sử dụng đất trong CCN chẳng hạn như tỷ lệ đất dành cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đất dành cho giao thông, đất dành cho xây dựng nhà xưởng, đất dành cho cây xanh...Tỷ lệ các loại đất này có thể tính như sau:

Tỷ lệ đất dành cho hạ tầng kỹ thuật

Diện tích đất dành cho HTKT

= x100% (1.1)

Diện tích CCN theo quy hoạch


Nguồn: Tác giả

(5) Tỷ lệ hòan thành Cụm công nghiệp

Tỷ lệ hòan thành Cụm công nghiệp =

Diện tích CCN đã thực hiện

x100% (1.2)

Diện tích CCN theo quy hoạch


Nguồn: Tác giả

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ hòan thành CCN trong xây dựng CSHT. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ hòan thành càng lớn. Trong thực tế có nhiều CCN vừa tiến hành xây dựng, hòan thiện CCN vừa tiến hành cho các doanh nghiệp thuê đất, tỷ lệ này càng cao thì khả năng thu hút các doanh nghiệp vào Cụm càng lớn.

(6) Chỉ số tới hạn xây dựng cơ sở hạ tầng

Chỉ số tới hạn có thể được tính như sau:



Trong đó:

CR =

T (1.3)

N


Nguồn: Tác giả

CR: Chỉ số tới hạn hòan thành xây dựng CSHT

T: Thời gian còn lại đối với dự án xây dựng CSHT, thời gian này là khoảng cách giữa thời gian phải hòan thành việc xây dựng CSHT và thời gian hiện tại của dự án

N: Thời gian cần thiết để hoàn thành phần còn lại của dự án xây dựng CSHT

Chỉ tiêu này có ý nghĩa như sau

Nếu CR > 1 : Dự án xây dựng CSHT được hoàn thành trước thời hạn. CR = 1 : Dự án xây dựng CSHT được hoàn thành đúng thời hạn. CR < 1 : Dự án xây dựng CSHT không hoàn thành đúng thời hạn.

Nhóm 2: Thực trạng thu hút các nguồn lực vào xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp

(1) Diện tích đất tự nhiên của Cụm công nghiệp

Diện tích đất tự nhiên là toàn bộ diện tích đất trong hàng rào CCN (thường tính bằng ha), bao gồm cả diện tích đất công nghiệp, diện tích các công trình hạ tầng khác như khu nhà điều hành, hệ thống đường giao thông, diện tích thảm cỏ cây xanh và các khu phụ trợ khác...Đây là tiêu chí để nhà đầu tư và các cơ sở SXKD xem xét có quyết định đầu tư hay không, diện tích quá nhỏ sẽ gây khó khăn trong việc sản xuất, khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai, sự đồng bộ hóa của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, việc sắp xếp và lựa chọn cơ sở SXKD tham gia vào Cụm gặp nhiều khó khăn; ngược lại diện tích quá lớn yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, khả năng GPMB gặp nhiều khó khăn.

(2) Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp [30]


k SCN


x100%


(1.4)

CN STN

SCN: Diện tích đất công nghiệp là diện tích của CCN đã hoàn chỉnh CSHT và đủ điều kiện để cho các nhà đầu tư thuê, thuê lại để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN.

STN: Diện tích đất tự nhiên là toàn bộ diện tích đất trong hàng rào CCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp, diện tích các công trình hạ tầng khác

Tỷ lệ này phản ánh mật độ sử dụng diện tích đất phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nếu mật độ này cao quá thì phần diện tích dành cho làn đường giao thông, thảm cỏ, cây xanh... ít dẫn đến là giảm khả năng vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong CCN, cũng giảm hình ảnh một CCN thân thiện với môi trường. Nếu tỷ lệ này thấp quá thì hiệu quả sử dụng đất bị ảnh hưởng và gây lãng phí tài nguyên đất.

(3)Tổng vốn đầu tư và tỷ lệ vốn đầu tư dành cho xây dựng CSHT CCN

Chỉ tiêu tổng số vốn đầu tư dành cho xây dựng CSHT CCN nhằm xác định tổng lượng vốn mà các nhà đầu tư đầu tư cho xây dựng CSHT của từng CCN và chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư cho CSHT được sử dụng để so sánh tỷ lệ vốn đầu tư cho CSHT trên một đơn vị diện tích đất CCN


Tỷ lệ vốn đầu Tổng số vốn đầu tư dành cho cơ sở hạ tầng(tỷ đồng)

tư cho CSHT =


Tổng diện tích đất Cụm công nghiệp (ha)

x100% (1.5)

Nguồn: tác giả


Chỉ tiêu 1.5 dùng để đánh giá, so sánh hiệu qủa thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất giữa các CCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các CCN một cách chính xác hơn.


Nhóm 3: Hiệu quả thực tế và tác động của cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

(1) Suất thu hồi nội bộ (Internal Rate of Return - IRR) [30]

IRR là lãi suất chiết khấu mà ứng với nó giá trị hiện tại ròng (NPV) =0.

n

NPV

(Bt Ct ) 0


( 1.6)

t 0 (1IRR)

IRR> r là tốt

(2) Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế (B/CE )

Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội.

Thông thường, giá trị lợi ích và chi phí kinh tế sẽ được quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi tính chỉ tiêu này cũng có thể tính theo giá trị lợi ích kinh tế tương đương bình quân năm và chi phí kinh tế tương đương bình quân năm.

Chỉ tiêu này có thể được tính như sau:

n

BEi

B /CE

i0 CEi

n

CEi

(1.7)

s

i0 (1 r )i

Trong đó:

BEi là lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.

CEi là chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là chi về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.

rs là tỷ suất chiết khấu xã hội.


Khi chỉ tiêu B/CE được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận khi B/CE>1 tức là khi tổng thu của dư án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Ngược lại, khi B/CE 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc phải điều chỉnh lại dự án.

(3) Giá trị hiện tại ròng


Trong đó:


n

NPV

t 0

(Bt Ct ) 0 (1.8)

(1i)

Bt: Doanh thu ở năm t; Ct: Chi phí bỏ ra ở năm t; i: Lãi suất chiết khấu;

t: Năm thứ t ;

n: Tuổi thọ quy định của dự án.

NPV cho biết quy mô hiện giá tiền lời là lớn hay nhỏ, sau khi đã hoàn trả đủ vốn đầu tư vào xây dựng CCN

Nếu NPV>0: Dự án đầu tư xây dựng CCN có lời, có thể đầu tư. Nếu NPV=0: Dự án đầu tư xây dựng CCN hoà vốn.

Nưếu NPV <0: Dự án đầu tư xây dựng CCN bị lỗ NPV càng lớn, càng có lợi.

(4) Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp [30]

Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp (%)

SCN đã cho thuê

=

Tổng SCN của CCN

x100%


(1.9)

Tỷ lệ này phản ánh tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đất công nghiệp được cấp phép theo dự án của CCN và là chỉ tiêu so sánh sự thành công của các CCN với nhau trong việc thu hút đầu tư.

Một CCN có diện tích đất lấp đầy 100% là CCN đã khai thác triệt để


phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê và không để lãng phí tài nguyên đất. Chỉ tiêu này còn được sử dụng để xem xét đến việc mở rộng CCN hiện có, theo quy định CCN chỉ được mở rộng khi tỷ lệ lấp đầy diện tích đất hiện có đạt ít nhất 60%.

Trong các tiêu chí kể trên, tác giả sẽ chủ yếu sử dụng một số chỉ tiêu ở nhóm 1 và nhóm 2 để để phân tích trong luận án như: Hạ tầng giao thông, đường sá;Khả năng cung cấp năng lượng; Xử lý và bảo vệ môi trường; Cơ cấu sử dụng đất của Cụm công nghiệp; Tỷ lệ hòan thành Cụm công nghiệp; Diện tích đất tự nhiên của Cụm công nghiệp; Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp;Tổng vốn đầu tư và tỷ lệ vốn đầu tư dành cho xây dựng CSHT CCN; Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp...

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP

(1) Điều kiện tự nhiên của vùng.

Điều kiện tự nhiên của vùng bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí tượng thủy văn, điều kiện đất đai, dân số... Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến xây dựng công trình giao thông, cấp nước, cấp năng lượng. Trong các yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng và có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn địa điểm, hình thành, xây dựng CSHT của CCN. Đất đai ở mỗi vùng, mỗi địa phương có cấu tạo thổ nhưỡng, đặc điểm và giá trị khác nhau. Vì vậy, đất đai ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xây dựng các công trình, đảm bảo mức độ phát triển và độ bền vững của các dự án đầu tư xây dựng các CSHT. Từ đó ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các công trình đầu tư của CSHT các Cụm. Khả năng về cung cấp điện, nước ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các CCN

(2) Đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương

Đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương bao gồm tình hình về công


nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng GDP...Điều kiện kinh tế- xã hội ảnh hưởng lớn đến xây dựng CSHT và phát triển các CCN ở địa phương

(3) Chính sách và sự cụ thể hóa các chính sách Nhà nước trung ương tại địa phương

Chính sách của Nhà nước tác động quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển các CCN. Cơ chế và chính sách bao gồm nhiều nội dung như: Chính sách khuyến khích, ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng CSHT như giá thuê đất, chính sách thuế, thời hạn thuê đất; Chính sách phát triển CSHT ngoài hàng rào; Cơ chế huy động vốn và cho vay; Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; Mô hình quản lý CCN và mô hình xây dựng CSHT... Các chính sách này tác động mạnh mẽ tới tiến độ, chi phí chất lượng các công trình xây dựng CSHT CCN.

Những chính sách chính tác động đến tình hình xây dựng và phát triển CSHT CCN chủ yếu là: Chính sách phát triển các CCN; Quy hoạch phát triển CCN; Quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN; Chính sách giành quỹ đất cho xây dựng CSHT CCN; Chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng CSHT CCN; Chính sách tín dụng; Chính sách quản lý chất lượng công trình… Đây là cơ sở để các địa phương cụ thể hóa các chính sách Nhà nước Trung ương

Chính sách của Nhà nước Trung ương là cơ sở để các địa phương xây dựng và ban hành những chính sách cụ thể của địa phương mình tùy thuộc vào điều kiện, hòan cảnh của từng nơi. Sự cụ thể hóa chính sách là cơ sở, là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương xây dựng các quy chế, quy định để các nhà đầu tư, các cở sở SXKD nghiên cứu, xem xét trước khi đưa ra những quyết định đầu tư. Các chính sách của địa phương có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của các CCN.


(4) Nhu cầu gia nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển của các CCN

Sự gia tăng không ngừng của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; do nhu cầu tăng quy mô sản xuất; yêu cầu phải di dời của chính quyền đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường... đòi hỏi các doanh nghiệp tính tới việc tìm kiếm một nơi sản xuất ổn định, lâu dài và có CSHT tương đối tốt.

Điều tra xã hội học đã chỉ rõ các nguyên nhân các cơ sở sản xuất có nhu cầu tham gia vào các CCN (Bảng 1.1)

Bảng 1.1. Mục đích tham gia vào CCN của cơ sở sản xuất kinh doanh


Mục đích tham gia là:

Ý kiến (%)

1. Giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất

80

2. Giải quyết vấn đề môi trường

72

3. Điều kiện về CSHT tốt hơn

90

4. Tranh thủ điều kiện ưu đãi

60

5. Dễ dàng trong liên kết sản xuất

52

6. Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm

50

7. Mở rộng sản xuất

40

8. Buộc phải di dời

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 7

Nguồn: Điều tra tại các cơ sở kinh doanh ở các CCN của tác giả

(5) Vị trí đặt Cụm công nghiệp.

Đây là cơ sở ban đầu dẫn đến sự thành công của CCN. CCN đặt ở vị trí thuận lợi hay khó khăn về CSHT kỹ thuật như đường sá, cầu cống, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông và sự thuận tiện của CSHT xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai xây dựng nhanh hay chậm và có hấp dẫn các nhà đầu tư, các cơ sở SXKD hay không. Những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng ấy trong tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022