1.4. Để đẩy mạnh sự phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương trong thời gian tới cần thiết phải áp dụng đồng bộ các giải pháp chính là: Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề truyền thống; phát triển và đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo cho du lịch làng nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề.
“Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương - tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch” được sinh viên lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp nên đã giành nhiều thời gian để tìm hiểu về các làng nghề truyền thống thông qua các tài liệu của thư viện thành phố Hải Dương và những chuyến điền dã tại các làng nghề
để tìm hiểu. Với những tài liệu đã thu thập và nghiên cứu được về các làng nghề thì bài khóa luận đã trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, sản phẩm tiêu biểu cùng quy trình kỹ thuật sản phẩm, thị trường tiêu thụ và các giá trị văn hóa, lịch sử của các làng nghề, giúp người đọc có được những thông tin cần thiết về làng nghề cùng với vị trí và đường đi tới các làng nghề.
Là một sinh viên làm khóa luận giúp sinh viên đúc rút được những kinh nghiệm sau 4 năm học. Dù đã cố gắng tìm hiểu và được tham khảo nhiều tài liệu nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn nên việc kiểm kê, đánh giá về các làng nghề truyền thống chủ yếu trên lý thuyết nên bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô và các nhà nghiên cứu khoa học.
2. Kiến nghị.
2.1. Tổng cục du lịch báo cáo chính phủ cho phép áp dụng những chính sách thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phát triển du lịch tại các làng nghề: xây dựng các chính sách đãi ngộ các nghệ nhân; ưu tiên, ưu đãi cho các làng nghề hoạt động có hiệu quả. Có nguồn vốn tín dụng ưu tiên cho gia đình và các doanh nghiệp kinh doanh trong làng, vay vốn thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển các làng nghề.
2.2. ủy Ban Nhân Dân và sở Du Lịch Hải Dương cần phải chủ động tìm nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ. Các làng nghề truyền thống giúp đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại các làng nghề đồng thời nhanh chóng kết hợp với các làng nghề để xây dựng các quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề và du lịch làng nghề coi đó như một nhân tố quan trọng phát triển du lịch tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chỉ Tiêu Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật.
- Số Lượt Khách, Ngày Khách, Doanh Thu Và Đóng Góp Vào Ngân Sách Của Ngành Du Lịch Hải Dương Giai Đoạn 2001- 2005 :
- Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương - tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch - 11
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
1. Dương Bá Phượng.
Tài liệu tham khảo
(Sắp xếp theo thứ tự họ tác giả).
Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 2001.
2. Nguyễn Minh Tuệ.
Địa lý du lịch, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm Côn Sơn.
Làng nghề truyền thống Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội năm 2004.
4. Phạm Công Kha.
Du lịch làng nghề Hà Tây và những vấn đề cần quan tâm. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12 năm 2005, tổng cục du lịch Việt Nam xuất bản.
5. Trần Đức Thanh.
Nhập môn khoa học du lịch. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000.
6. Trần Nhạn.
Du lịch và kinh doanh du lịch, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin - Hà Nội, 1996.
7. Tăng Bá Hoành (chủ biên).
- Nghề cổ truyền, tập 1, Sở Văn Hóa Thông Tin Hải Hưng, 1984.
- Nghề cổ truyền, Tập 2, Sở Văn Hóa Thông Tin Hải Hưng, 1987.
- Nghề cổ truyền, tập 3, Sở Văn Hóa Thông tin Hải Hưng, 1995.
- Gốm Chu Đậu, Sở Văn Hóa Thông Tin Hải Hưng, 1993.
Phụ lục.
Một số hình ảnh tại các làng nghề
Sản phẩm gốm cổ Chu Đậu
Nghệ nhân Đông Giao đang mải miết với những sản phẩm của mình
Sản phẩm làng thêu ren Xuân Nẻo
Đặc sản phẩm bánh đậu xanh Hải Dương.
Đặc sản bánh gai Ninh Giang.