5.3.4.2. Các form quản lý của giáo viên:
Giáo viên phụ trách các môn học có thể thay đổi cấu trúc của môn học, cập nhật dữ liệu cho các môn học đó (thêm, sửa hay loại bỏ câu hỏi ra khỏi ngân hàng câu hỏi), xem điểm thi của các thí sinh đã thi các môn do mình phụ trách.
Hình 5.17: Thay đổi cấu trúc chương trình của môn học
Hình 5.18: Giáo viên tuyển chọn các câu hỏi do học viên đưa ra
Có thể bạn quan tâm!
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
Hình 5.19: Giáo viên lựa chọn các loại câu hỏi cần bổ sung
Hình 5.20: Form sửa đổi nội dung câu hỏi của giáo viên
Hình 5.21: Form chỉnh sửa câu hỏi, tạo đề thi
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
6.1. Kết luận
Chương trình “TESTONLINE - Trắc nghiệm trực tuyến” là một chương trình hữu ích cho học sinh – sinh viên trong việc tự ôn tập kiến thức của mình, đồng thời là nơi để giáo viên kiểm tra được kiến thức học sinh – sinh viên của mình từ xa thông qua mạng Internet.
Nội dung các môn học và các chương mục của môn học thường xuyên được người quản trị và các giáo viên cập nhật. Hệ thống soạn câu hỏi trắc nghiệm giúp giáo viên có thể soạn câu hỏi một cách đơn giản hơn.
Đề thi cung cấp ngẫu nhiên từ kho đề thi với các câu hỏi được lấy ra từ ngân hàng câu hỏi do giáo viên tạo ra, đảm bảo đề thi không bị trùng lặp và mang tính khách quan cao. Ngân hàng câu hỏi của hệ thống được các giáo viên - những người có chuyên môn trực tiếp soạn thảo và xây dựng. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng cho phép học sinh – sinh viên bổ sung thêm câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi của hệ thống. Lúc này, câu hỏi sẽ được các giáo viên phụ trách môn học kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của câu hỏi, sau đó được lưu vào ngân hàng câu hỏi của hệ thống.
Cùng với hình thức đào tạo từ xa (e-Learning), chương trình “TESTONLINE” sẽ hỗ trợ được phần nào nhu cầu học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp hiện nay.
6.2. Những nghiên cứu tiếp theo
- Tạo giao tiếp giữa thí sinh (người học) với giáo viên (người dạy) thân thiện hơn thông qua diễn đàn trao đổi kinh nghiệm.
- Xây dựng thêm các chức năng kết xuất dữ liệu với hệ thống. Giáo viên có thể soạn thảo câu hỏi ngay trên hệ thống hoặc câu hỏi được soạn trước, sao đó export lên hệ thống.
- Xây dựng cấu trúc câu hỏi theo đúng chuẩn đặc tả IMSQTI, nhờ đó, cơ sở dữ liệu ngân hàng câu hỏi của hệ thống có khả năng trao đổi, phân phối hay sử dụng lại ở bất cứ hệ thống nào khác trên thế giới có sử dụng đặc tả này.
- Đa dạng loại câu hỏi trong hệ thống.
- Thêm chức năng thống kê kết quả trả lời của học viên ở từng câu hỏi trắc nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Vũ (9/2003), “e-Learning, thêm một cơ hội học tập với chi phí thấp”, Tạp chí bưu chính viễn thông ngày 16/9/2003.
[2] A.T (tổng hợp 6/2005), “Đôi nét về e-Learning”, Bản tin Đại học Quốc Gia Hà Nội (169).
[3] www.tapchibcvt.gov.vn/vi-vn/dientuCNTT/2006/4/15574.bcvt
[4] www.el.edu.net.vn
[5] www.imsglobal.org