MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT vi
LỜI NÓI ĐẦU vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán 1
1.1.1. Đối tượng của tổ chức công tác kế toán 1
1.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp 1
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức công tác kế toán 2
1.3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp 2
1.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 2
1.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán ở doanh nghiệp 6
1.3.3. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp 6
1.3.4. Tổ chức áp dụng chế độ sổ kế toán 7
1.3.5. Tổ chức công tác lập và phân tích báo cáo tài chính 8
1.3.6. Tổ chức kiểm kê tài sản 10
1.3.7. Tổ chức kiểm tra kế toán 10
CÂU HỎI ÔN TẬP 11
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 12
2.1. Khái quát chung về chứng từ kế toán 12
2.1.1. Khái niệm về chứng từ kế toán 12
2.1.2. Nội dung cơ bản của chứng từ kế toán 13
2.1.3. Phân loại chứng từ kế toán 14
2.2. Nội dung của tổ chức chứng từ kế toán 15
2.2.1. Ý nghĩa, nguyên tắc tổ chức chứng từ kế toán 15
2.2.2. Tổ chức quá trình lập chứng từ kế toán 16
2.2.3. Tổ chức ký duyệt chứng từ kế toán 17
2.2.4. Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán 17
2.2.5. Tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán 19
2.3. Cách luân chuyển một số chứng từ chủ yếu sử dụng trong doanh nghiệp 20
2.3.1. Những vấn đề cơ bản về luân chuyển chứng từ 20
2.3.2. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt 20
2.3.3. Tổ chức luân chuyển chứng từ nhập xuất kho vật liệu cho sản xuất 25
2.3.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng 28
2.3.5. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán tăng giảm tài sản cố định 29
CÂU HỎI ÔN TẬP 30
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 36
3.1. Khái quát chung về tài khoản kế toán 36
3.1.1. Khái niệm tài khoản kế toán 36
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng tài khoản kế toán 36
3.1.3. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành 37
3.2. Nội dung của tổ chức tài khoản kế toán doanh nghiệp 38
3.2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức tài khoản kế toán 38
3.2.2. Tổ chức tài khoản kế toán trong doanh nghiệp 39
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN 42
4.1. Khái quát chung về hệ thống sổ kế toán 42
4.1.1. Khái niệm sổ kế toán 42
4.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức sổ kế toán 43
4.1.3. Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán 44
4.1.4. Các loại sổ kế toán 44
4.2. Tổ chức quá trình mở sổ, ghi sổ và khóa sổ kế toán 47
4.2.1. Mở sổ kế toán 47
4.2.2. Ghi sổ kế toán 48
4.2.3. Khóa sổ kế toán 48
4.3. Các hình thức sửa chữa sổ kế toán 50
4.3.1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay 50
4.3.2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính 50
4.3.3. Sửa chữa trong trường hợp khi báo cáo quyết toán năm được duyệt 51
4.4. Các hình thức sổ kế toán 51
4.4.1. Hình thức Nhật ký Chung 52
4.4.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ 61
4.4.3. Hình thức Nhật ký Sổ Cái 68
4.4.4. Hình thức Nhật ký Chứng từ 72
4.4.5. Hình thức Kế toán trên máy vi tính 122
CÂU HỎI ÔN TẬP 123
CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 128
5.1. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền 128
5.1.1. Yêu cầu tổ chức kế toán vốn bằng tiền 128
5.1.2. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền 128
5.2. Tổ chức kế toán vật tư 131
5.2.1. Yêu cầu tổ chức kế toán vật tư 131
5.2.2. Tổ chức kế toán các nghiệp vụ mua và nhập kho vật tư 131
5.2.3. Tổ chức kế toán chi tiết vật tư 133
5.3. Tổ chức kế toán kế toán TSCĐ 139
5.3.1. Yêu cầu quản lý và những vấn đề chung về tổ chức kế toán TSCĐ 139
5.3.2. Tổ chức kế toán tình hình tăng giảm và số hiện có của TSCĐ 140
5.3.3. Tổ chức khấu hao TSCĐ 146
5.3.4. Tổ chức kế toán sửa chữa TSCĐ 149
5.4. Tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 149
5.4.1. Yêu cầu để tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 149
5.4.2. Tổ chức kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 150
5.5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 151
5.5.1. Yêu cầu tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 151
5.5.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm .151 5.6. Tổ chức kế toán tiêu thụ sản phẩm 159
5.6.1. Yêu cầu để tổ chức kế toán kế toán tiêu thụ sản phẩm 159
5.6.2. Tổ chức kế toán sản phẩm nhập kho 160
5.6.3. Tổ chức kế toán tiêu thụ sản phẩm 161
CÂU HỎI ÔN TẬP 192
CHƯƠNG 6. TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN 200
6.1. Khái quát chung về báo cáo kế toán 200
6.2. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 200
6.2.1. Khái niệm báo cáo tài chính 200
6.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính 200
6.2.3. Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính 201
6.2.4. Tổ chức lập báo cáo tài chính 202
6.3. Tổ chức hệ thống báo cáo quản trị 204
6.3.1. Khái quát chung về báo cáo quản trị 204
6.3.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin trên báo cáo quản trị 205
6.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị 205
CÂU HỎI ÔN TẬP 206
TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chung 53
Hình 4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 63
Hình 4.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái 70
Hình 4.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 74
Hình 4.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 123
Hình 5.1: Quy trình hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song 135
Hình 5.2: Quy trình hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
.....................................................................................................................................138
Hình 5.3: Quy trình hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư 139
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng kê hoạt động thu tiền, chi tiền 21
Bảng 2.2. Quy trình lập và luân chuyển phiếu thu (Phương án 1) 22
Bảng 2.3. Quy trình lập và luân chuyển phiếu thu (Phương án 2) 22
Bảng 2.4. Quy trình lập và luân chuyển phiếu chi (Phương án 1) 23
Bảng 2.5. Quy trình lập và luân chuyển phiếu chi (Phương án 2) 24
Bảng 2.6. Quy trình lập và luân chuyển phiếu nhập kho 26
Bảng 2.7. Quy trình lập và luân chuyển phiếu xuất kho 27
Bảng 2.8. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ bán hàng 29
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Trách nhiệm hữu hạn | |
CTGS | Chứng từ ghi sổ |
NKCT | Nhật ký chứng từ |
SH | Số hiệu |
NT | Ngày tháng |
TKĐƯ | Tài khoản đối ứng |
TK | Tài khoản |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức hạch toán kế toán - 2
- Khái Quát Chung Về Chứng Từ Kế Toán
- Tổ Chức Bảo Quản Và Lưu Trữ Chứng Từ Kế Toán
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
LỜI NÓI ĐẦU
Tập bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu chính là phục vụ công tác dạy và học học phần bắt buộc Tổ chức hạch toán kế toán cho đối tượng là sinh viên đại học, cao đẳng ngành Kế toán thuộc khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được biên soạn với tinh thần cố gắng cao nhất là trình bày các vấn đề một cách rò ràng, dễ hiểu với bố cục gồm 6 chương, được trình bày hơn 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có câu hỏi ôn tập và bài tập liên quan đến nội dung của từng chương giúp người tìm hiểu có cái nhìn gần nhất, tổng hợp nhất về lĩnh vực này.
Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán theo hướng bám sát nội dung chương trình đào tạo đã được ban hành tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, đồng thời khái quát hóa nội dung, nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học, cao đẳng ngành Kế toán thuộc khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong nước, các thông tư và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Tổ chức hạch toán kế toán đến gần với người đọc, người học hơn. Tham gia biên soạn tập bài giảng này gồm có:
- ThS. Lê Thị Hồng Tâm – Chủ biên
- TS. Đặng Huy Việt – Thành viên
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp có giá trị khoa học trên tinh thần xây dựng để tập bài giảng được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TM. NHÓM TÁC GIẢ
ThS. Lê Thị Hồng Tâm
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán
1.1.1. Đối tượng của tổ chức công tác kế toán
Theo luật kế toán năm 2003, đối tương kế toán được chia theo từng lĩnh vực.
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
+ Tài sản cố định, tài sản lưu động
+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
+ Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập.
+ Thuế và các khoản nộp ngân sách
+ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kinh tế
- Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán:
Đó là các hoạt động kinh tế tài chính, sự biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của tiền, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh.
- Đối tượng của tổ chức công tác kế toán:
+ Xuất phát từ qui mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến khối lượng công tác kế toán mà đơn vị kế toán phải đảm nhận.
+ Mức độ thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin cho người sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
+ Sử dụng hình thức kế toán, phương pháp kế toán được xác định.
+ Trình độ, khả năng của cán bộ kế toán và trang thiết bị kỹ thuật sử dụng.
1.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị và kế toán trưởng. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức công tác kế toán:
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính trong đơn vị trên cơ sở phân công rò ràng trách nhiệm nghiệp vụ và quản lý cho từng bộ phận, từng phần hành và từng kế toán viên trong bộ máy.
- Tổ chức thực hiện các nguyên tắc, phương pháp kế toán, hình thức kế toán, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật tính toán ghi chép và thực hiện các chế độ kế toán tài chính liên quan nhằm đảo bảo khối lượng, chất lượng và hiệu quả thông tin kinh tế.
- Tổ chức hướng dẫn mọi người quán triệt và tuân thủ các chế độ về quản lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng.
- Tổ chức cung cấp thông tin đúng đối tượng, đúng yêu cầu, có chất lượng nhằm phục vụ kịp thời công tác quản lý kế toán tài chính của doanh nghiệp.