- Hoạch định chính sách cho công tác bảo vệ, triển khai nó đến địa bàn lưu giữ di tích.
- Phối hợp với địa phương mở triển lãm trưng bày hiện vật, phối hợp với bộ văn hoá, phòng văn hoá khai quật hiện vật, hỗ trợ các công tác tuyên truyền quảng bá về giá trị các di tích nhà Mạc.
- Ban hành ấn phẩm giới thiệu về vương triều Mạc và các di tích, tăng tiến độ thi công khu tưởng niệm nhà Mạc, khuyến khích các công ty du lịch có tour du lịch khai thác các công trình kiến trúc nhà Mạc.
+ Đối với chính quyền địa phương nơi có di tích :
- Cần có sự đầu tư kinh phí cho việc tu tạo các di tích, phát động các cuộc thi tìm hiểu về nhà Mạc, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn - 6
- Hình Thành Các Tuyến Điểm Du Lịch Theo Chuyên Đề
- Định Hướng Khai Thác Di Sản Văn Hoá Phục Vụ Du Lịch
- Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
-Thành lập đội chuyên bảo vệ, giữ gìn các công trình kiến trúc, có phương án che chắn bảo vệ.
+ Đối với ban bảo vệ khu di tích
- Phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng nội quy, nghiêm cấm các hành vi phá hoại.
- Tiến hành mời tổ chức cá nhân đầu tư, chuẩn bị khu phục vụ cho đón tiếp đu
khách.
+ Đối với nhân dân địa phương :
- Những người trong dòng họ cần làm tốt công tác bảo vệ, nhân dân địa phương phát huy truyền thống văn hoá xây dựng nếp sống văn minh, tích cực tham
gia công tác bảo tồn, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tổ chức lễ hội hoặc tái hiện các trò chơi dân gian.
+ Đối với việc trùng tu :
- Tuyệt đối không được làm thay đổi hoàn toàn hiện vật : tượng bị tróc men thì thêm men vào chỗ bị tróc sao cho màu men phải hài hòa với màu men cũ ; đối với bia bị vỡ dùng xi măng gắn lại là tốt nhất
+ Về biện pháp xây dựng công trình kiến trúc nhà Mạc:
- Với các công trình sắp thi công cần có kế hoạch cụ thể, xây trên khuôn viên cũ, bố cục và phong cách theo kiến trúc nhà Mạc.
- Lựa chọn vật liệu xây dựng truyền thống như : gỗ, tre, đá....
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu đã thực hiện được nhiệm vụ của mình đặt ra, đó là tìm hiểu các di tích lịch sử nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng, thấy được giá trị lịch sử, nghệ thuật, nhân văn chứa dựng trong đó, đồng thời đề xuất việc khai thác các công trình kiến trúc nhà Mạc cho phát triển du lịch, xây dựng các tour du lịch phù hợp, đưa ra một số giải pháp bảo tồn và có kiến nghị với các cấp các ngành có liên quan.
Trong khuôn khổ đề tài này, do điều kiện không cho phép nên đề tài chưa thể tìm hiểu sâu , kĩ về hệ thống di tích , chưa có điều kiện đánh giá đầy đủ, chính xác về giá trị cũng như hoạt động của di tích. Chính vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm để đề tài được hoàn thiện hơn
Nếu đề tài được hoàn thiện hơn thì nó sẽ là một tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng để khai thác phục vụ phát triển du lịch thành phố.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc là tiềm năng du lịch quan trọng của thành phố, việc kết hợp khai thác các công trình kiến trúc với tiềm năng sẵn có của huyện và khu vực xung quanh trong hoạt động du lịch, có thể đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai. Đồng thời nó cũng là điều kiện thúc đẩy công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ, nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về vương triều của các tầng lớp nhân dân. Nhưng để làm được điều này cần có những chiến lược xây dựng lâu dài và chi phí đầu tư cho các công trình về cơ sở vật chất, có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân, đồng thời bổ xung những hạn chế mà đề tài chưa đề cập đến.
Để hoàn thành được đề tài này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban quản lý các di tích huyện Kiến Thuỵ, các thầy cô trong và ngoài khoa văn hoá du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng – những ngưòi đã giảng dạy em suốt thời gian em học tại trường. Đặc biệt em xin giử lời cảm ơn sâu sắc đến thạc sĩ thầy giáo Tạ Ngọc Minh – người thầy đã định hướng đề tài, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Từ đường họ Mạc
Các tấm bia tại từ đường họ Mạc
Gian thờ vua Mạc Đăng Dung và vua Mạc Đăng Doanh
Gian thờ các quan họ Mạc
Rùa đội bia và bể Mạc
Chùa Văn Hoà
Tượng, gian thờ, bia đá chùa Văn Hoà
Chùa Trà Phương