… và khi đứng lên
Tượng Thánh sư Nguyễn Công Huệ
Tam quan chùa Linh Mưỡu
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 1
- Một Số Vấn Đề Lí Luận Cơ Bản Về Du Lịch Và Tài Nguyên Du Lịch.
- Làng Nghề Và Làng Nghề Thủ Công Truyền Thống
- Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Phải Gắn Với Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Cùng Các Giá Trị Văn Hóa
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nhà tổ trong chùa Linh Mướu
Một số tượng thờ trong chùa Linh Mưỡu
Đôi bàn tay tạc tượng tài hoa…
… cần mẫn với tác phẩm nghệ thuật
Giường đay…
… và chiếu cói đang được in hoa văn
Các nhân vật múa rối cạn
Nghệ nhân múa rối Đào Minh Tuân
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch xuất hiện, dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Theo thời gian, nhiều loại hình du lịch khác nhau ra đời, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, trong đó có loại hình du lịch văn hóa. Ra đời, phát triển dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn, loại hình này ngày càng thu hút được sự tham gia của nhiều du khách bởi tính phong phú, độc đáo, khác biệt của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm đến, kích thích du khách tìm hiểu, khám phá và cảm nhận. Và Việt Nam trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch văn hóa ở Đông Nam Á, chinh phục cả những vị khách dù là khó tính nhất bằng bề dày lịch sử văn hóa dân tộc, bằng sự độc đáo của sự khác biệt trong thống nhất của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, bằng những món ăn truyền thống hay nghệ thuật biểu diễn không có ở nơi nào khác …
Du lịch ngày càng phát triển, đưa tới sự ra đời của nhiều thuật ngữ du lịch mới, nhiều mô hình du lịch mới. Cùng lúc này, mô hình làng Văn hóa du lịch cũng ra đời, và đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Giống như một “xã hội thu nhỏ”, làng Việt Nam cũng có bộ máy tổ chức, hương ước, luật pháp riêng, là kết cấu bền chắc, không thể phá vỡ. Chẳng thế mà trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, bị các thế lực bên ngoài xâm lược, bị đồng hóa nhưng vẫn còn đó những ngôi làng cổ kính, chúng trở thành nơi gìn giữ những truyền thống văn hóa, những lễ hội đặc sắc của người dân bản địa, những nghề thủ công thậm chí bằng tuổi của làng đó, hay các món đặc sản khiến người ăn người nhớ, người đi người vẫn không quên mua một ít làm quà… Nhận thấy được ưu thế này, các nhà du lịch đã đưa những ngôi làng như thế vào trong chương trình du lịch của mình để cung ứng ra thị
trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm mang tính khác biệt và nhận được phản hồi rất tích cực, thu hút một lượng một lượng lớn du khách trong và ngoài nước, được công nhận là làng Văn hóa du lịch. Từ đây có thể thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của làng Văn hóa du lịch trong việc phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung.
Nhằm mục đích khai thác, tận dụng tối đa những tài nguyên du lịch hiện có để làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của thành phố, Sở VH TT & DL Hải Phòng đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng đề án, đưa huyện Vĩnh Bảo trở thành một trong số các tuyến du lịch văn hóa trọng yếu cùng với huyện đảo Cát Bà, giới thiệu một cách rộng rãi hình ảnh một vùng đất vốn nổi tiếng là “đất học, đất nghề”. Là một huyện ngoại thành, tiếp giáp với huyện Tiên Lãng,lại nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phòng với Thái Bình, Hải Dương, hai vùng văn hóa nổi tiếng của Đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Bảo đã tiếp thu được không ít những tinh hoa văn hóa của hai vùng này. Vĩnh Bảo cũng là địa phương giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng lâu đời, có tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể rất phong phú. Quốc lộ 10 đi qua địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử của địa phương khác, tạo thành tuyến du lịch văn hóa hấp dẫn. Trong tuyến này, có một điểm nhấn không thể bỏ qua, đó là làng Bảo Hà, thuộc xã Đồng Minh.
Bảo Hà là một địa phương có tiềm năng khá lớn về du lịch văn hóa. Nằm trên tuyến đường Hải Phòng – Hải Dương – Thái Bình, Bảo Hà không chỉ có vị trí thuận lợi, cảnh quan đặc trưng của một làng quê Việt Nam thanh bình với những cánh đồng lúa xanh mướt, ngút ngàn tầm mắt, người dân bản địa thân thiện, nồng ấm, làng còn “sở hữu” một số lượng khá nhiều các tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị, là quê hương của nghề tạc tượng, sơn mài, điêu khắc, nghề ngải cứu chữa bệnh, nghề dệt chiếu, miếu Bảo Hà với bức tượng “độc nhất