Trước hết, bời vì bất bình đẳng trong nội bộ nông thôn thì thấp hơn trong nội bộ thành thị trước khi gia nhập WTO, do vậy với cùng mức gia tăng thu nhập nào đó thì phân phối ở khu vực nông thôn sẽ công bằng hơn ở khu vực thành thị (do vậy phúc lợi ở khu vực nông thôn sẽ được hưởng nhiều hơn). Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hướng về khu vực nông thôn sẽ tạo ra sự phân phối công bằng hơn và có nhiều phúc lợi hơn là việc hướng đầu tư vào khu vực thành thị. Tuy nhiên, những năm gần đây thì nội bộ nông thôn lại có xu hướng cao hơn thành thị, do vậy chính sách hướng về nông thôn cũng phải xem xét hướng đầu tư vào ngành nào mà giải quyết được nhiều lao động cho người dân nông thôn.
Thứ hai, bất bình đẳng ngày càng biến động tuy nhiên có xu hướng giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực nông thôn- thành thị (đo bằng chỉ số Theil T). Đặc biệt từ năm 2006 khi mà chúng ta tham gia hội nhập sâu với thế giới, do vậy muốn duy trì cũng như giảm bớt bất bình đẳng giàu nghèo thì chúng ta phải tập trung phân tích nguyên nhân, đưa ra các giải pháp để thu hẹp khoảng cách chênh lệch nông thôn –thành thị.
Tỷ lệ dân số cộng dồn
0
Thành thị Nông thôn
100%
50%
0
0
50000
100000
15000
Chi tiêu bình quân đầu người/tháng năm 2010.
Hình 2.1: Chênh lệch chi tiêu nông thôn – thành thị
Nguồn: tác giả tính toán dựa vào VHLSS các năm
Thành thị Nông thôn
100%
50%
0
0
10000
20000
30000
40000
50000
IV. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2010
Tỷ lệ dân số cộng
dồn
Hình 2.2: Chênh lệch thu nhập nông thôn – thành thị
Nguồn: tác giả tính toán dựa vào VHLSS các năm
Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị phân chia theo các tiêu thức khác nhau
Nhìn chung vẫn có sự tồn tại chênh lệch lớn giữa nông thôn – thành thị. Để chứng minh chênh lệch nông thôn – thành thị không những tồn tại nói chung mà còn có sự chênh lệch nông thôn – thành thị ở tất cả các lĩnh vực đời sống qua các con số cụ thể sau:
Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị phân chia theo vùng
Việt Nam phân chia lãnh thổ theo 8 vùng. Nhìn vào số liệu bảng 2.17 ta thấy, Vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ, là 4 vùng giàu nhất. Sự giàu có của 4 vùng trên có thể lí giải là do ở Đồng Bằng sông Hồng có thủ đô Hà Nội (trung tâm kinh tế miền Bắc), Vùng Đông
1993 | 1998 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2010 | |
Tỷ lệ dân số nông thôn | 80% | 76.5% | 76.6% | 75.5% | 74.9% | 74.4% | 70.1% |
Chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị/năm(nghìn đồng) | 3058.229 | 4874.854 | 5953.634 | 7322.679 | 9279.586 | 11860.58 | 21934.8 |
Chi tiêu bình quân đầu người ở nông thôn/năm(nghìn đồng) | 1692.291 | 2206.269 | 2725.056 | 3498.096 | 4746.367 | 5813.856 | 11402.4 |
Tỷ lệ chi tiêu thành thị -nông thôn | 1.81 | 2.21 | 2.18 | 2.09 | 1.96 | 2.04 | 1.92 |
Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị /năm(nghìn đồng) | 3180.279 | 5133.113 | 7463.040 | 10126.04 | 13268.29 | 19256.136 | 25556.4 |
Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn/năm (nghìn đồng) | 1656.874 | 2352.494 | 3301.800 | 5204.78 | 6887.592 | 9934.818 | 12846 |
Tỷ lệ thu nhập thành thị - nông thôn | 1.92 | 2.18 | 2.26 | 1.95 | 1.93 | 1.94 | 1.99 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam
- Tình Hình Xã Hội Giai Đoạn 1999-2006 Phân Theo Thành Thị, Nông Thôn.
- Chênh Lệch Chi Tiêu Của Các Nhóm Ngũ Phân Vị Trong Dân Số(%)
- Chênh Lệch Thu Nhập Nông Thôn - Thành Thị Theo Hoạt Động Kinh Tế
- Tỷ Lệ Thay Đổi Chênh Lệch Thu Nhập Nông Thôn – Thành Thị Theo Trình Độ Giáo Dục
- Tỷ Giá Hối Đoái Danh Nghĩa Và Thực Hữu Dụng (Từ Năm 2000-2010)
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào VHLSS các năm
67
1993 | 1998 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2010 | %thay đổi 2010/2004 | 2010 | |
Tỷ lệ nội bộ trong nhóm (%) | 95.24% | 91.67% | 78.89% | 83.11% | 84.70% | 87.3% | 90.8% | 90.8% | |
Trong nông thôn | 0.39 | 0.29 | 0.536 | 0.239 | 0.264 | 0.334 | 0.390 | +34,5% | 0.390 |
Trong thành thị | 0.41 | 0.37 | 1.040 | 0.258 | 0.255 | 0.322 | 0.281 | +8.9% | 0.281 |
Tỷ lệ giữa nông thôn – thành thị(%) | 4.76% | 8.33% | 21.11% | 16.89% | 15.30% | 12.73% | 9.2% | 9.2% | |
Mức chênh lệch giữa nông thôn – thành thị | 0.04 | 0.06 | 0.0667 | 0.0613 | 0.0459 | 0.037 | 0.036 | -40% | 0.036 |
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào số liệu VLSS92,98 và VHLLS 2002-2008
68
69
Nam Bộ có Thành Phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế phía Nam), Miền Trung Nam Bộ có Đà Nẵng trung tâm kinh tế miền trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long có Cần Thơ. Vùng nghèo nhất phải kể đến đó là vùng Tây Bắc,Bắc Trung Bộ
…đây là những vùng miền núi điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn. Tuy nhiên, xét về bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn, cụ thể năm 2008 thì kết luận hoàn toàn trái ngược, vùng Đồng bằng song Cửu Long có mức bất bình đẳng thấp nhất, cao nhất lại là Vùng Tây Bắc (3.24 lần) kế tiếp là vùng Đông Bắc (2.13 lần), Bắc Trung Bộ (2,05 lần) và Đồng Bằng Sông Hồng 1.92 lần. Tuy nhiên, xu hướng có vẻ giảm dần theo các năm, riêng một số vùng lại có xu hướng gia tăng đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007 cụ thể Tây Bắc tăng 12,89%, Tây Nguyên 15.38% và Đông Nam Bộ 16,87% so với năm 2006. Nhìn vào Bảng 2.16 ta thấy xu hướng gia tăng bất bình đẳng thu nhập lại xảy ra ở những vùng nghèo, nguyên nhân có thể được lí giải những vùng này người dân sống có thu nhập cao thường sống ở các khu vực thành thị và họ có nhiều cơ hội tạo thu nhập hơn, họ được hưởng lợi nhiều chính sách của Nhà nước hơn là những người dân sống ở khu vực nông thôn (chênh lệch chi tiêu xem phụ lục 8).
Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị theo hoạt động kinh tế
Chênh lệch nông thôn – thành thị theo các hoạt động kinh tế được minh họa ở bảng 2.18 và 2.19 (xem bảng phụ lục 10 đối với số liệu về chi tiêu). Như dự báo trước, các hộ gia đình có chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Ví dụ năm 2010 là 13154.84 nghìn đồng/năm so với năm 1998 là 2202.33 nghìn đồng/năm. Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực mà thu nhập bình quân đầu người là cao nhất với 43666.2 nghìn đồng/năm so với năm 1998 là 5301.88 nghìn đồng/năm, nhưng nếu xét về mức độ gia tăng của năm 2010 so với năm 1998 là hoạt động sản xuất, phân phối điện nước tăng nhiều nhất gần 700%, hoạt động tăng ít nhất hơn 300% là hoạt động công nghiệp và xây dựng. Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người hàng năm nếu xét theo các hoạt động kinh tế đều có xu hướng tăng và mức gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, xét về chênh lệch giữa nông thôn – thành thị, một số ngành có xu hướng giảm dần qua các năm đó là các
Bảng 2.17. Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị phân chia theo vùng
Năm | Năm 2002 | Năm 2004 | Năm 2006 | Năm2008 | |||||||
Chi tiêu BQ (1000đ/năm) | Tỉ lệ chi tiêu thành thị/nông thôn | Chi tiêu BQ (1000đ/năm) | Tỉ lệ chi tiêu thành thị/nông thôn | Chi tiêu BQ (1000đ/năm) | Tỉ lệ chi tiêu thành thị/nông thôn | Chi tiêu BQ (1000đ/năm) | Tỉ lệ chi tiêu thành thị/nông thôn | ||||
1.Đồng bằng sông Hồng | 4796.98 | 1.9 | 6492.18 | 2.04 | 8784.501 | 2.05 | 12953.74 | 1.94 | |||
2. Đông Bắc | 3303.89 | 2.12 | 5098.68 | 2.17 | 6724.66 | 2.14 | 9499.813 | 2.13 | |||
3. Tây Bắc | 2304.93 | 2.82 | 3621.65 | 2.47 | 5172.42 | 2.87 | 6859.10 | 3.24 | |||
4. Bắc trung bộ | 2772.72 | 1.85 | 4138.44 | 1.80 | 5525.57 | 2.07 | 7811.28 | 2.05 | |||
5. Nam Trung Bộ | 3766.40 | 1.67 | 5709.43 | 1.97 | 7743.12 | 1.95 | 10115.58 | 1.75 | |||
6. Tây Nguyên | 2909.72 | 1.67 | 5174.14 | 1.60 | 6868.31 | 1.43 | 10007.15 | 1.65 | |||
7. Đông Nam Bộ | 18450.73 | 4.8 | 10854.6 | 2.05 | 13531.08 | 1.66 | 21739.19 | 1.94 | |||
8. Đồng Long | bằng | sông | Cửu | 4135.78 | 1.51 | 6330.35 | 1.40 | 8372.71 | 1.37 | 12371.15 | 1.40 |
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình các năm
70
71
ngành nông-lâm-ngư nghiệp, khai khoáng, các dịch vụ khác, còn một số ngành khác tăng dần đến năm 2006 nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2010, còn nếu như xét về mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn thấp nhất và cao nhất, năm 1998 ngành nông nghiệp là ngành có mức chênh lệch thu nhập thấp nhất là 1.19, năm 2002 hoạt động nông nghiệp cũng ngành có mức chênh lệch thu nhập thấp nhất là 1.36 lần và tương ứng năm 1998 cao nhất là hoạt động khai khoáng
10.2 lần, nhưng 2002 lại là lĩnh vực công nghiệp 3.88 nhưng hơn 10 năm sau thì bức tranh đã thay đổi năm 2010 ngành mà thu nhập giữa thành thị và nông thôn chênh lệch thấp nhất lại là ngành tài chính với 1.13 lần, ngành sản xuất và phân phối điện, nước và khí đốt là ngành có mức chênh lệch cao nhất (2,55) và năm 2002 tương ứng cũng là (2.02) mặc dù nếu so với các năm trước đó các con số này là giảm xuống. Bên cạnh đó, nếu so sánh mức chênh lệch của năm 2010 so với 2008 và tương ứng 2008 so với 2006 hoặc 2006 so với 2004 thì có sự thay đổi đáng kể, năm 2008 khi chúng ta đã chính thức gia nhập thương mại quốc tế chúng ta phải cam kết thực hiện các chính sách bảo hộ cũng như thuế quan, tuy nhiên năm 2008 vẫn chưa thực hiện cho nên một số ngành vẫn được bảo hộ một phần nào đó cụ thể ngành khai khoáng do vậy mức chênh lệch ngành này năm 2008 so với 2006 tăng hơn 100%, đến năm 2010 chúng ta đã chính thức gia nhập thương mại quốc tế được 4 năm và đã thực hiện các cam kết đã đưa ra do vậy mức chênh lệch giữa hai khu vực này hầu hết ở các hoạt động kinh tế là giảm, duy nhất chỉ có ngành sản xuất và phân phối điện nước là ngành có mức chênh lệch tăng so với năm 2008, lí do có thể do ngành này vẫn độc quyền, nhà nước bảo hộ nhiều và người hưởng lợi chủ yếu là cư dân thành thị do vậy xảy ra hiện tượng này.
Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị theo nghề nghiệp
Bảng 2.20, bảng 2.21 trình bày kết quả chênh lệch thu nhập nông thôn – thành thị theo nghề nghiệp.