Nhóm Giải Pháp Xây Dựng, Phát Triển Thương Hiệu Và Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch Gắn Với Di Tích


tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục, hệ thống bảo tàng, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, tài chính ngân hàng không chỉ đảm bảo phục vụ cho cư dân của tỉnh mà còn hướng tới đáp ứng nhu cầu khách du lịch tham quan di tích.

Tuy nhiên, trên thực tế cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các điểm di tích chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng cư dân và du khách. Điều này không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn gián tiếp gây ra những ảnh hưởng không tốt đến môi trường nơi di tích tọa lạc cũng như hoạt động du lịch. Chính quyền tỉnh, huyện, thành phố… cần quan tâm, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch di sản phù hợp với cảnh quan của di tích và văn hóa địa phương để tiếp cận và sẵn sàng khai thác du lịch khi có yêu cầu. Hỗ trợ, đầu tư các vật liệu thân thiện môi trường, mô hình lọc nước… sử dụng trong nông nghiệp sạch, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là giảm thiểu tình trạng xâm nhập mặn, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh an toàn điểm đến. Các điểm du lịch di sản được đầu tư thí điển phát triển hợp lý sẽ kích hoạt phát triển du lịch trải nghiệm sinh thái - văn hóa dựa vào di tích tại Bến Tre.

3.2.4.2. Hệ thống giao thông

Có vị trí địa lý gần các trung tâm trung chuyển khách lớn của miền Nam là một lợi thế cho du lịch Bến Tre phát triển, mạng lưới giao thông gần đây được đầu tư xây dựng mới đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối đồng bộ với các địa phương và khu vực khác làm cho du lịch Bến Tre có lợi thế cạnh tranh không dễ nơi nào có được. Nhận thức được điều này, Bến Tre đã đầu tư khá lớn cải tạo, nâng cấp và xây mới hạ tầng kết nối hệ thống giao thông đường bộ, nhất là các tuyến đường tại các điểm đến du lịch và các tuyến đường kết nối các thành phố du lịch với nhau. Trong 10 năm qua, “bộ mặt” hạ tầng giao thông của tỉnh có nhiều đổi mới, với nhiều dự án tiêu biểu như: Cầu Rạch Miễu – Cầu Hàm Luông – Cầu Cổ Chiên; các Quốc lộ 60, 57, các tỉnh lộ, cảng sông, cảng biển… Bên cạnh những thành quả đã đạt được, Bến Tre cần tiếp tục tăng cường giám sát và hoàn thành đúng tiến độ các dự án quan trọng khác, trong đó có dự án Cầu Rạch Miễu 2, tuyến đường huyện (ĐH) 173, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 57, đê và đường ven sông Tiền, cao tốc ven


biển… tăng cường kết nối với các trung tâm trung chuyển khách lớn ở miền Nam.

Thành lập các hợp tác xã xe du lịch, vận chuyển khách du lịch tự do, nhỏ lẻ trong nội thành, giữa các điểm du lịch và đưa đón khách du lịch theo các tuyến cố định như Tp. Hồ Chí Minh - Bến Tre, Cần Thơ - Bến Tre. Hệ thống xe cần trang bị đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp: đảm bảo độ an toàn cao cho du khách, phục vụ nước và khăn lạnh, có hướng dẫn viên trên xe giới thiệu thông tin những điểm đến di sản mà khách du lịch sẽ đến, tư vấn, giải đáp thắc mắc, băn khoăn cho du khách - điều mà khách lẻ không được hưởng khi không đi theo tour du lịch về Bến Tre.

Bên cạnh đường bộ, đường thủy là các loại hình giao thông chính, cầu nối giữa Bến Tre với các địa phương khác cần được quan tâm phát triển. Với đường bộ, sau khi cầu Rạch Miễu 2 hoàn thành, cần đầu tư quy hoạch các tuyến đường nối đường dẫn của cầu, đường tránh các Quốc lộ 60, 57, ĐH 173 kết nối Châu Thành – Giồng Trôm – Ba Tri và các điểm du lịch quan trọng; ví dụ như khai thác ĐH 173 mở thêm tuyến mới kết nối Khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp Forever Green Resort với Sân chim Vàm Hồ - DTNĐC. Với đường thủy, đầu tư các tuyến tàu du lịch cao cấp từ Tp. Hồ Chí Minh đến Bến Tre đáp ứng nhu cầu di lại của khách du lịch từ trung tâm trung chuyển khách lớn nhất miền miền Nam. Khi PTDL đường biển tỉnh Bến Tre cần đầu tư hệ thống giao thông thủy song song với tuyến động lực ven biển, đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn hệ thống cảng khách phục vụ PTDL biển Bến Tre như Cảng Bình Thắng (Bình Đại), cảng Tiệm Tôm (Ba Tri) và cảng An Nhơn (Thạnh Phú); các bến tàu khách ở Cồn Phụng, Cồn Tàu, Cồn Đất, Cồn Ốc, Cồn Thành Long… cần củng cố, nâng cấp an toàn và thuận lợi hơn; đáp ứng yêu cầu kết nối, thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trong đó có du lịch di sản với các trục di tích kết nối thành chuỗi liên kết bền vững. Các tuyến đường kết nối với cao tốc ven biển, các cảng sông, cảng biển nước sâu với các điểm du lịch cần được quy hoạch và triển khai (ví dụ như dự án đường đê ven biển dọc 3 huyện biển Bến Tre hiện có và đón đầu cao tốc ven biển trong tương lai gần).

3.2.4.3. Hệ thống cơ sở lưu trú và nhà hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Bến Tre đang phát triển thành một trung tâm du lịch nên hệ thống cơ sở lưu


Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 20

trú và nhà hàng khá nhiều và đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú và nhà hàng phân bố không đồng đều. Đối với khu vực trung tâm là Tp. Bến Tre, hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng tập trung dày đặc, mức độ chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch từ bình dân cho đến khách quốc tế. Tại khu vực Thị trấn Ba Tri, nhất là Thị trấn Mỏ Cày dịch vụ này còn kém phát triển, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lưu trú, ăn uống chưa đáp ứng nhu cầu du khách. Điều này làm hạn chế khả năng PTDL của không chỉ của huyện Mỏ Cày Nam mà cả DTĐK, dẫn đến tình trạng du khách đổ dồn về Thạnh Phú, Châu Thành, Tp. Bến Tre. Đặc biệt, các tour du lịch dài ngày ở Bến Tre cũng ít được triển khai bởi ở lâu tại 1 điểm như Tp Bến Tre, huyện Châu Thành… dẫn đến sự nhàm chán, nhưng các điểm khác lại không đảm bảo về điều kiện ăn nghỉ qua đêm.

Lưu trú trên sông là một vấn đề cần quan tâm hiện nay nếu muốn khách lưu lại qua đêm theo hành trình di sản, hiện lưu trú qua đêm trên sông ở Bến Tre chưa được quan tâm. Trong khi đó, nhu cầu lưu trú tại làng bè nổi trên sông để được tận hưởng cuộc sống của ngư dân rất cao, nhất là đối với du khách nước ngoài, song các bè nổi trên sông Tiền chưa thể đáp ứng được nhu cầu đó. Số lượng ít, không đảm bảo các điều kiện cần thiết về an toàn du lịch, cũng như vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, khi đã xác định điểm du lịch, khu du lịch cần ưu tiên quy hoạch phát triển đối với các khu, điểm du lịch di sản với hệ thống cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, bán hàng lưu niệm đặc sản Bến Tre; hệ thống các biển báo, chỉ dẫn; hệ thống nhà chờ, nhà nghỉ, khu vệ sinh, thùng rác công cộng, khu vực giữ xe… Ở khu vực khai thác tri thức bản địa, đời sống văn hóa bản địa, cần bổ sung các trung tâm vui chơi, giải trí, thể thao công cộng, đưa trò chơi dân gian vào các khu vực này để du khách có cơ hội, điều kiện tiếp xúc và trải nghiệm văn hóa bản địa xứ dừa.

3.2.5. Nhóm giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu và xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với di tích

3.2.5.1. Xây dựng thương hiệu du lịch di sản Bến Tre

Với đặc thù của các sản phẩm du lịch di sản, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre là đầu mối xây dựng thương hiệu sản phẩm theo gợi ý sau:


- Các doanh nghiệp du lịch nhận thức rõ giá trị của di tích trên địa bàn hoạt động từ đó xây dựng hình ảnh Bến Tre – Xứ Dừa trong từng thương hiệu, sản phẩm.

- Thương hiệu cần tập trung khắc họa hồn cốt, làm nổi bật ý nghĩa, vai trò của DTLS-VH trong từng loại hình du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch di sản, du lịch MICE, du lịch văn hóa, du lịch “xanh” xứ dừa. Trong đó quan tâm khai thác hệ sinh thái của cây dừa đặc trưng Bến Tre và 4 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam: cây Bạch Mai trên 300 tuổi tại đình Phú Tự, xã Phú Hưng, Tp. Bến Tre (công nhận 2014); hai cây đa cổ thụ tại đình Phước Tuy, xã Phước Tuy (công nhận 2015) và cây đa đình Mỹ Nhơn, xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri (công nhận 2020).

- Thương hiệu vừa phải giới thiệu được “đặc sản” của Bến Tre, vừa không đi chệch mục tiêu chung của ngành du lịch cả nước là xây dựng hình ảnh điểm đến Việt Nam “an toàn, thân thiện, tài nguyên phong phú”.

- Thương hiệu thể hiện được giá trị của điểm đến hấp dẫn nhưng phải hài hòa, hợp lý trong quan hệ chất lượng - giá cả, cung - cầu và có tính bền vững.

- Ngoài yêu cầu xây dựng thương hiệu theo hướng tác động trực tiếp đến thị trường mục tiêu như người cao tuổi; học sinh, sinh viên; khách quốc tế… với đặc điểm của từng đối tượng; cần khai thác các giá trị độc đáo của di tích, kích thích khám phá hướng đến sự sẻ chia, trải nghiệm và gìn giữ bền vững di tích ở du khách.

- Phối hợp với các địa phương, các cấp quản lý trong và ngoài ngành Văn hóa - Du lịch để xây dựng một thương hiệu thống nhất cho Bến Tre - điểm đến an toàn, người dân đồng thuận, chính quyền kiến tạo không chỉ ở góc độ “ngoại giao” mà còn tạo hiệu ứng thúc đẩy đối tác quyết định hợp tác, đầu tư du lịch Bến Tre lâu dài; khách du lịch đến xứ dừa - Bến Tre đông đảo, lưu lại dài ngày khám phá di tích.

3.2.5.2. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với di tích

- Xuất bản các ấn phẩm, pano, phim tư liệu quảng bá, phim tài liệu nghệ thuật, khoa học về sản phẩm du lịch di sản trên các kênh truyền hình, tại các điểm du lịch, hội chợ trong nước và quốc tế. Hiện nay, Bến Tre vẫn đang được biết đến với hình ảnh của một địa phương nổi bật với DTLS-VH, con người xứ dừa nên các ấn phẩm cần phải làm cho di sản Bến Tre trở thành tiêu điểm, nổi bật và lôi cuốn.


- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa hoạt động xúc tiến, quảng bá di tích và du lịch với những hình thức như website di tích, du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử, mạng xã hội, tiến tới quét mã QR code di tích giúp du khách nghe thuyết minh tự động bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng tại tất các các di tích quốc gia ở Bến Tre. Việc giới thiệu DTLS-VH lên website đã được tỉnh Bến Tre thực hiện song chưa hấp dẫn do thiếu tính chuyên nghiệp, lĩnh vực này rất cần được cải thiện. Hiện nay chỉ mới thí điểm quét mã QR code DTNĐC, DTĐK và Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định nhưng đã gặp khó khăn do hạ tầng công nghệ chưa đảm bảo, tính cập nhật yếu.

- Phối hợp các tổ chức nghiên cứu, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm giải pháp phát triển và bảo vệ DTLS-VH kết hợp với hoạt động tham quan du lịch di sản. Hoạt động này vừa tranh thủ được nguồn ý tưởng sáng tạo phong phú, mới mẻ của du khách, vừa giúp quảng bá hình ảnh di tích và du lịch Bến Tre hiệu quả hơn.

Các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh cần có cơ chế liên kết xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch, tổ chức quảng bá, giới thiệu tour và chăm sóc du khách.

Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, tổ chức quốc tế trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Đặc biệt, đối với du học sinh nước ngoài đang nghiên cứu và thực tập tại Việt Nam, các thế hệ hậu duệ của các danh nhân, nhân vật lịch sử là người Bến Tre ở nước ngoài… cần có các chương trình “du lịch tình nguyện” kết hợp về nguồn, đoàn tụ gia đình tổ chức miễn phí cho họ tham gia thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, giáo dục kết hợp với du lịch di sản. Như chương trình của Đại học Fulbright [62; tr.92] do nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre kết nối đã thực hiện ở Bến Tre năm 2019, 2020 và tiếp tục trong năm 2021. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần quảng bá sản phẩm du lịch di sản Bến Tre đến bạn bè trên thế giới.

3.2.6. Nhóm giải pháp về gắn kết di tích với doanh nghiệp lữ hành

3.2.6.1. Tăng cường phối hợp khai thác di tích lịch sử - văn hoá hợp lý và bền vững

DTLS-VH là yếu tố cốt lõi cấu thành chương trình, tuyến điểm du lịch văn hóa, để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng, sản phẩm du lịch


Bến Tre nói chung theo hướng phát triển bền vững, các doanh nghiệp lữ hành cần tăng cường phối hợp với ngành Văn hóa khai thác hợp lý di tích theo yêu cầu sau:

Đầu tư xây dựng các nguồn lực phát triển sản phẩm du lịch văn hóa nói chung, sản phẩm du lịch di sản nói riêng từ cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài chính đến nhân lực duy trì và phát triển bền vững sản phẩm, thương hiệu.

Tăng cường phối hợp nghiên cứu thị trường khách du lịch văn hóa đến Bến Tre, nhu cầu khách tại các DTLS-VH và cồng đồng di tích.

Phối hợp chặt chẽ từ thiết kế ý tưởng đến khảo sát xây dựng tuyến điểm, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Bến Tre đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Tăng cường phối hợp quảng bá, hợp tác tổ chức, quản trị có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và chương trình du lịch di sản đáp ứng nhu cầu du khách. Phối hợp đầu tư, chia sẻ, bổ sung nguồn lực cho nhau, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, khai thác, phát huy giá trị di tích đúng định hướng bảo tồn; giải quyết hài hòa mối quan hệ gữa di tích và du lịch, giữa đơn vị QLDT, du lịch và cộng đồng.

Tích cực huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực theo định hướng PTDL bền vững; tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ giá trị DTLS-VH, giá trị văn hóa cộng đồng, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh an toàn tại các không gian di sản.

Tăng cường sử dụng nguồn lực địa phương, nguồn lực thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trong phát triển các sản phẩm du lịch di sản.

3.2.6.2. Tăng cường phối hợp giữa đơn vị quản lý di tích và doanh nghiệp

du lịch

Bản chất của sự phối hợp giữa các đơn vị QLDT và doanh nghiệp lữ hành là

sự phù hợp giữa nhu cầu của khách du lịch và giá trị của di sản. Để có thể phát triển hoạt động du lịch tại các điểm đến di sản một cách bền vững, các doanh nghiệp lữ hành và đơn vị QLDT cần tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động sau:

Phối hợp nghiên cứu nhu cầu du khách, khảo sát, thiết kế và tổ chức hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững: khảo sát nhu cầu khách, tìm hiểu giá trị của di tích, loại hình hoạt động du lịch tại điểm đến là di tích, khảo sát khả năng


tổ chức hoạt động du lịch phù hợp với giá trị di tích, nội dung chương trình du lịch; khảo sát dịch vụ các nhà cung cấp phù hợp định hướng phát triển bền vững, xây dựng nội dung hoạt động du lịch, hạch toán chi phí, tổ chức thực hiện.

Tăng cường quảng bá, thu hút khách du lịch đăng ký chương trình du lịch di sản, ký hợp đồng duy trì phát triển sản phẩm và cung cấp nguồn khách, có quy trình và cơ chế phối hợp về trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di tích, môi trường, cộng đồng địa phương, nguồn lực địa phương.

Phối hợp đào tạo và sử dụng nhân lực tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thuyết minh tại các điểm đến là khu di tích theo hướng PTDL bền vững.

Xây dựng kế hoạch hợp tác quản lý chất lượng các hoạt động du lịch tại các điểm đến di sản theo hướng phát triển bền vững và có tính tương tác, hiệu quả cao.

3.2.7. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, du lịch di sản Bến Tre chỉ có thể phát huy tiềm năng của minh khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo vì một nền du lịch thông minh, trải nghiệm du lịch thông minh và điểm đến du lịch thông minh sáng tạo. Chủ động số hóa hoạt động di tích là trọng tâm, là điểm nhấn tạo ra cơ sở dữ liệu cho công nghệ dữ liệu lớn (big data). Công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo giúp gia tăng tính hấp dẫn của di tích đối với du khách, nhất là giới trẻ. Từ đó đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của từng đối tượng khách, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các bên liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, doanh nghiệp với vai trò chủ đạo của nhà nước xây dựng môi trường “Đồng quản lý” thực chất, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, du lịch có trách nhiệm, phù hợp xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực quản lý cả di tích và du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh của du lịch di sản Bến Tre.

Bến Tre cần xác định rõ những việc phải làm cho du lịch di sản như: hoàn thành số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nội địa, cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương và địa phương quản lý; hình thành hệ thống thông tin số về điểm du lịch di sản, cơ sở dịch


vụ du lịch và khách du lịch; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến.

Thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại, quan tâm 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau: 1) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau chuyến đi; 2) Nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh; 3) Phát triển hệ thống thông tin ngành du lịch và các ứng dụng gắn với Đề án Hệ tri thức Việt số hóa; 4) Hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ hiện đại lĩnh vực bảo tồn di tích và du lịch; và

5) Truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và cập nhật ứng dụng công nghệ hiện đại trong QLDT gắn với PTDL.

Cụ thể, khi phát triển hệ thống thông tin du lịch và các ứng dụng, thời gian tới, du lịch Bến Tre cần số hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch; xây dựng từ điển địa danh lịch sử - văn hóa Bến Tre ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ du lịch; xây dựng bản đồ dữ liệu du lịch (bản đồ GIS) cung cấp thông tin du lịch trực tuyến; du lịch thực tế ảo với hình ảnh phim 3D, 4D tái dựng DTLS-VH, điểm tham quan du lịch, xây dựng bộ công cụ dự báo số lượng du khách, đánh giá giá trị đóng góp của ngành du lịch trong phát triển KTXH của tỉnh với thông tin được chuẩn hóa; phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch trên thiết bị di động thông minh bằng công nghệ chuyển đổi giọng nói giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ phổ biến khác…

Xây dựng cơ chế vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, đóng góp dữ liệu vào hệ thống dữ liệu dùng chung; tổ chức phát động các cuộc thi ảnh, đoạn phim, bài viết và các hình thức phù hợp để cộng đồng, xã hội tích cực đóng góp xây dựng ngân hàng dữ liệu du lịch di sản Bến Tre.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực du lịch; hỗ trợ, kết nối các dự án khởi nghiệp sáng tạo về du lịch thông minh với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân số hóa, phát triển ứng dụng, kết nối dịch vụ du lịch; phát triển và cung cấp dịch vụ du lịch trên sàn giao dịch du lịch điện tử.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024