Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2

DANH MỤC VIẾT TẮT



Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

XK

Xuất khẩu

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

NHNN

Ngân hàng nhà nước

CNTT

Công nghệ thông tin

NHTM

Ngân hàng thương mại

TTQT

Thanh toán quốc tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

CTTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương

BHTDXK

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Tình hình lợi nhuận và nợ xấu Agribank 2012-2018

82

Bảng 3.2

Hoạt động tín dụng của Agribank giai đoạn 2012-2018

84

Bảng 3.3

Dư nợ tín dụng xuất khẩu tại Agribank giai đoạn 2012-

2018

91

Bảng 3.4

Tình hình dư nợ xuất khẩu theo thời hạn

92

Bảng 3.5

Tình hình dư nợ xuất khẩu theo ngành

93

Bảng 3.6

Tình hình dư nợ TDXK phân theo hình thức

95

Bảng 3.7

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng xuất khẩu

99

Bảng 3.8

Đánh giá của khách hàng sản phẩm tín dụng xuất khẩu

của Agribank

118

Bảng 3.9

Đáng giá của khách hàng về các yếu tố của tín dụng

xanh

119


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Số hiệu hình,

biểu đồ


Tên hình, biểu đồ


Trang

Biểu đồ 3.1

Tình hình tài sản của Agribank giai đoạn 2012-2018

78

Biểu đồ 3.2

Tình hình huy động vốn và cho vay của Agribank giai

đoạn 2012-2017

79

Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam giai đoạn 2011-

2017

85

Biểu đồ: 3.4

Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề tại Agribank Việt

Nam giai đoạn 2012-2017

87

Biểu đồ 3.5

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng giai đoạn 2012-2017

92

Biểu đồ 3.6

Dư nợ tín dụng xuất khẩu của một số ngân hang

97

Hình 1

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khảo sát

116

Hình 2

Nhu cầu vốn lưu động cho xuất khẩu năm 2017 của các

doanh nghiệp

117


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuất khẩu là hoạt động chủ lực trong quan hệ kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Sự tăng trưởng của xuất khẩu đã đóng góp lớn vào việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động. Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu giai đoạn 2012-2018 là 13,42%; Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 28,37 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khó khăn về vốn là nguyên nhân dẫn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nền kinh tế, trong đó nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại là một trong những nguồn vốn hết sức quan trọng.

Dưới góc độ của một NHTM, tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, không những đem lại hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà còn thu được các phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ… Mặt khác, việc phục vụ khách hàng khép kín từ việc cho vay, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong thực hiện giao dịch, giảm chi phí cho khách hàng, tăng uy tín của ngân hàng. Ở Việt Nam trong những năm qua, các ngân hàng thương mại thực hiện chủ trương của Chính phủ đẩy mạnh


hoạt động tín dụng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Từ hoạt động này đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước. Trong đó, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại góp phần đắc lực tạo nên nhiều thành quả cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu là hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, nó không những phải chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự tác động trực tiếp của thị trường tiền tệ quốc tế, chịu sự tác động của nhiều chính sách khác nhau.

Trong những năm gần đây, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Đến năm 2018 tổng dư nợ đầu tư xuất khẩu của Agribank đạt trên 59.446 tỷ đồng với trên 2071 khách hàng bao gồm pháp nhân và thể nhân. Đây là khách hàng vừa có quan hệ thanh toán xuất khẩu và vừa có quan hệ tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Trong đó, tín dụng xuất khẩu nông sản khoảng 16.948 tỷ đồng, với 925 khách hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Agribank cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế trong việc phát triển tín dụng xuất khẩu. Những khó khăn, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến khả năng phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Chính vì lý do đó, vấn đề “Phát triển tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là hết sức cần thiết.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank;

- Đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank đến năm 2025 tầm nhìn 2030.


* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để nhằm cụ thể hóa thành nhiệm vụ nghiên cứu:

(1). Có những yếu tố và chỉ tiêu nào tác động đến phát triển tín dụng xuất khẩu của NHTM?

(2). Thực trạng tín dụng xuất khẩu của Agribank đã đạt được những kết quả như thế nào trong giai đoan 2012-2018 những hạn chế, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank?

(3). Việc áp dụng tín dụng xanh đối với tín dụng xuất khẩu được Agribank thực hiện như thế nào?

(4). Giải pháp nào phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank trong thời

tới?

Trên cơ sở giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, luận án nêu ra các nhiệm

vụ cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại; làm rõ yếu tố tác động đến phát triển tín dụng xuất khẩu.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Agribank, chỉ ra kết quả, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó để phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank.

- Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển tín dụng xuất khẩu của Agribank.

- Đề xuất giải pháp mang tính chiến lược và ngắn hạn để phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank.


* Qui trình nghiên cứu luận án:


Xác định các giả thuyết

Xác định đề cương nghiên cứu

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Đưa ra hướng giải quyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu khái niệm và lý thuyết

Tổng quan các công trình nghiên cứu trước

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại nói chung và tại Agribank nói riêng.

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Luận án tập trung phân tích, đánh giá phát triển tín dụng xuất khẩu chủ yếu ở khía cạnh mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng các hình thức tín dụng xuất khẩu tại Agribank.

Về thời gian: Luận án nghiên cứu phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank giai đoạn 2012-2018 các giải pháp nghiên cứu vận dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Những đóng góp mới của luận án

Từ phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trước, công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy: Các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại


ở việc nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhân tố đến phát triển tín dụng xuất khẩu hay tín dụng nhập khẩu nói riêng; Việc phân tích thực trạng tín dụng xuất khẩu tại Agribank của một số nghiên cứu trước đây chưa sâu, đồng thời chưa đánh giá, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu; Vấn đề tín dụng xanh trong cho vay xuất khẩu chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.

Luận án thực hiện độc lập trong cách tiếp cận, nghiên cứu, có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý luận về phát triển tín dụng xuất khẩu; hệ thống các tiêu chí về lượng và chất tác động đến phát triển tín dụng xuất khẩu, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản trong phát triển tín dụng xuất khẩu tại các NHTM. Trong đó, có đề cập đến việc nghiên cứu các chỉ tiêu và các yếu tác động đến sự phát triển tín dụng xuất khẩu bền vững.

Thứ hai, Đánh giá được thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank trong giai đoạn 2012-2018. Nghiên cứu của luận án chỉ ra hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Agribank đã có những bước phát triển vượt trội cả về lượng và chất. Luận án đã làm rõ những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của tín dụng xuất khẩu nói riêng và hoạt động tín dụng của Agribank nói chung trong thời kỳ hội nhập. Luận án đã phân tích các chỉ tiêu phát triển tín dụng xuất khẩu bền vững tại Agribank dựa trên phát triển tín dụng xanh, đảm bảo các vấn đề về môi trường.

Thứ ba, Các giải pháp của luận án được đề xuất có căn cứ, và dựa trên bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank, đồng thời đề xuất một số giải pháp hỗ

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí