Các giải pháp trên đây đều xuất phát từ thực trạng phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
Các biện pháp để thực hiện rất đa dạng bao gồm: cải thiện về cơ chế, chính sách đầu tư, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ của cán bộ công, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, các hoạt động quảng bá về VQGCB v. v. Tất cả các biện pháp này cần được thực hiên đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển DLST ở VQGCB, khóa luận rút ra một số kết luận sau:
1. DLST là loại hình du lịch có mục đích phát triển bền vững, được xây dựng trên cơ sở những khu vực tự nhiên hấp dẫn. Lợi ích đem lại từ loại hình du lịch này là việc nâng cao nhận thức về giá trị của các hệ sinh thái, văn hóa bản địa, nâng cao năng lực quản lý và góp phần cải thiện kinh tế địa phương.
2. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc địa phận huyện đảo Cát Hải của thành phố Hải Phòng - một trong ba tam giác tăng trưởng kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh - Hải Dương. Do đó thị trường cung cấp khách du lịch rất lớn, lượng khách tiềm năng cao. Tuy nhiên, các nguồn thông tin về VQGCB đến khách du lịch chưa nhiều. Chính vì vậy mà cần phải có biện pháp thu hút sự chú ý của các đối tượng trên bằng biện pháp tuyên truyền, quảng cáo nhằm liên kết điểm du lịch VQGCB với các tuyến du lịch khác trong và ngoài thành phố như tuyến Hà Nội- Cát Bà, Hạ Long- Cát Bà.
3. VQGCB là khu vực có tiềm năng hấp dẫn khách du lịch và phát triển DLST. Nhưng hiện tại, các nguồn tài nguyên tại vườn chưa được khai thác hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch sinh thái và nhu cầu của khách du lịch. Loại hình du lịch có thể phát triển kết hợp với DLST như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi, đi bô, cắm trại), du lịch văn hóa lịch sử.
Có thể bạn quan tâm!
- Đội Ngũ Cán Bộ, Nhân Viên Tại Vườn Quốc Gia Cát Bà
- Vai Trò Và Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Với Cộng Đồng Địa Phương
- Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà - 9
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
4. Hiện trạng hoạt động du lịch tại VQGCB chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan về các mặt ăn uống, đồ lưu niệm, tham gia hoạt động du lịch được tổ chức tại vườn. Để khắc phục và phát triển DLST cần phát triển thêm một số cơ sở phục vụ hoạt động du lịch như trung tâm điều phối khách, cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu niệm, chòi quan sát động vật và phát triển hoạt động
du lịch tại vùng đệm. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch này cần được phân bố hợp lý trong khu vực nghiên cứu.
5. Bên cạnh các biện pháp đưa ra như cải thiện cơ chế chính sách đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên
v.v. thì cần có những bước nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần cho các hoạt động phát triển DLST tại Vườn quốc gia Cát Bà hoàn chỉnh hơn.
.