CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DUYÊN HẢI CỰC NAM TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
3.1 Những quan điểm và mục tiêu chính khi đề xuất giải pháp phát triển DLST vùng DHCNTB
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu tổng quát dựa trên ”Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” vừa được Chính phủ phê duyệt:
Để sớm thực hiện mục tiêu đưa ngành du lịch nước ta trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam tập trung phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả, xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả hai hướng du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Phát triển theo chiều sâu, bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường .[46,52]
Mục tiêu phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển, tốc độ từ nay đến năm 2020 sẽ đạt từ 11,5% đến 12%/năm. Đến năm 2020 sẽ đón từ 10 đến 10,5 triệu lượt du khách quốc tế và từ 47 đến 48 triệu lượt du khách nội địa. Đến năm 2030, tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam sẽ tăng gấp hai lần năm 2020.[46,55].
3.1.2 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển DLST vùng DHCNTB của tác giả luận án đề xuất:
3.1.2.1 Những quan điểm phát triển theo các nội dung liên quan đến DLST: Quan điểm về sinh thái môi trường
Nhằm khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, phương hướng sắp đến với lượng khách du lịch đến vùng DHCNTB dự báo vào năm 2020 sẽ đạt quy mô khoảng 7 triệu lượt khách (trong đó khách DLQT: 965.000 người, khách DLNĐ: 6.000.000 người) song song với việc khai thác phát triển du lịch cần chú trọng công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển DLST. Khuyến khích đầu tư phát triển theo khuynh hướng ”xanh-sạch-bền vững” nhằm tạo nên môi trường hấp dẫn khách du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị của sản phẩm du
Có thể bạn quan tâm!
- Khách Dlst Nội Địa: (Khảo Sát Tại Địa Bàn Hai Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Sự Ghi Nhận Đánh Giá Của Khách Dlst Nội Địa Về Mức Độ Và Xếp Loại Đối Với Các Điểm Dl-Dlstđang Khai Thác Trên Địa Bàn.
- Phát triển di tích lịch sử các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 - 14
- Các Tuyến Xuất Phát Từ Trung Tâm Bắc Thuận Hải (Phan Rang -Tháp Chàm):
- Cơ Sở Từ Dự Báo Lượng Khách Dlst Đến Vùng Dhcntb Vào Năm 2020.
- Giải Pháp Về Đào Tạo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Dl-Dlst:
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
lịch. Hạn chế tình trạng khai thác quá mức cùng với lượng khách đến tại một thời điểm quá đông làm quá tải và xuống cấp các điểm du lịch –DLST hiện nay.
Quan điểm về kinh tế
-Vùng DHCNTB cần đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư phát triển điểm DLST mới, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các vùng sâu vùng xa, vùng giàu tài nguyên DLST chưa được khai thác của các đối tác trong và ngoài nước, gồm các thành phần kinh tế, cụ thể:
+ Đề xuất mở rộng địa bàn ưu đãi đầu tư cho các vùng ven biển mà hạ tầng còn sơ khai như Ninh Phước, Thuận Nam (NT), Ninh Hải (NT), Tuy Phong, Hàm Tân (BT), Tánh Linh, Đức Linh (BT)
+ Trong khung giá thuê đất chung, cần có chính sách ưu đãi riêng về mức giảm hoặc miễn nhiều năm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực DLST, các dự án có nội dung tái tạo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như trồng rừng tạo cảnh quan, giữ gìn và khôi phục nguồn nước ven biển,...
+ Áp dụng chính sách linh hoạt để hỗ trợ nguồn vốn hoặc hỗ trợ lãi suất từ nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư DLST.
- Các tỉnh cần phối hợp để tiến hành thường xuyên các chiến dịch quảng bá về DLST cho địa phương mình, ngoài các thị trường chính trong nước như TPHCM, các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ và Hà Nội. Cũng cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch của vùng ra thị trường thế giới, đặc biệt chú trọng các thị trường truyền thống như Nhật, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Nga, Các nước Đông Âu.
-Trên bước đường hội nhập quốc tế và khu vực, các tỉnh cũng cần mở rộng liên kết đến các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia,... để nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLST đã thành công cũng như thất bại để vận dụng cho địa phương mình, tạo điều kiện cho DLST vùng DHCNTB phát triển nhanh và bền vững.
Quan điểm về đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái:
Uu tiên hàng đầu cho việc củng cố nâng cao chất lượng sản phẩm DLST hiện có và phát triển sản phẩm DLST mới, xem đây là nội dung mấu chốt trong chiến lược phát
triển DLST cho đến năm 2020, tầm nhìn đế năm 2030 của vùng. Cụ thể cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm DLST chất lượng, đặc sắc-độc đáo, đa dạng và có giá trị cao để đáp ứng nhu cầu của du khách, phát triển các sản phẩm DLST có hàm lượng cao về sinh thái môi trường, kết hợp hài hòa các yếu tố tự nhiên và văn hóa các địa phương. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm DLST dựa trên thế mạnh vốn có về tài nguyên DLST ở mỗi tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm DLST biển- đảo, DLST văn hóa-lịch sử, DLST gắn với yếu tố cộng đồng.
Ngoài DLST biển-đảo, khám phá thiên nhiên, cũng cần đẩy mạnh khai thác kho tàng văn hóa đặc sắc và độc đáo hiện có của đồng bào dân tộc Chăm, dân tộc Ragley, dân tộc K’Ho, cộng đồng người Hoa để tạo ra nhiều sản phẩm DLST đặc thù thu hút khách du lịch.
Quan điểm tập trung đẩy mạnh phát triển DLST văn hóa lịch sử vốn là thế mạnh nổi trội của vùng:
Nền tảng của DLST văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trước hết cần ngiên cứu và có kế hoạch hợp lý trong việc sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa theo một quy trình nghiêm ngặt, khoa họcvà đồng bộ theo từng giai đoạn đặc biệt là theo đặc thù văn hóa – xã hội của từng địa phương để DLST văn hóa phát triển một cách bền vũng, không gây tổn hại đến môi trường và nền văn hóa bản địa đặc sắc. Quy hoạch phát triển DLST nói chung và du lịch văn hóa - sinh thái nói riêng cho từng tỉnh cụ thể theo từng khu vực và tuyến điểm nhưng không được tách rời ra khỏi quy hoạch phát triển của vùng DHCNTB và vùng duyên hải miền Trung. Kết hợp du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác như gắn loại hình DLST, DL về với thiên nhiên, du lịch nông thôn với tìm hiểu đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số, du lịch homestay,...
Quan điểm tổ chức liên kết để phát triển DLST sâu rộng và bền vững
Thế mạnh về DLST của 2 tỉnh trong vùng DHCNTB là tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn hết sức phong phú hấp dẫn, nhưng thực trạng còn quá nhiều hạn chế và bất cập, chiến lược vạch ra là cần có sự liên kết ngang, dọc giữa hai tỉnh và với các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành
phố Hồ Chí Minh...để có cơ sở quy hoạch mạng lưới tổ chức khai thác du lịch hợp lý có tính chất hỗ trợ nhau, phát huy các thế mạnh của mỗi địa phương để tạo ra được những sản phẩm đặc thù của vùng, tránh chồng chéo, sao chép, gây hiệu ứng tiêu cực, đặc biệt có thể bổ trợ cho nhau để hình thành các tour tuyến DLST có chất lượng và thời lượng đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm cũng như về thời gian tour của du khách.
Quy hoạch các bãi biển chạy dọc từ Hàm Tân đến Vĩnh Hy để hình thành nên những cụm-điểm du lịch biển đặc thù mang tính liên hoàn tránh sự trùng lắp trên cơ sở lấy hai điểm Mũi Né, Ninh Chữ làm 2 cụm du lịch biển động lực.
Quan điểm chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động DLST
DLST thường diễn ra các hoạt động trên các vùng xa xôi, vùng nông thôn, miền núi. Hiện tại đội ngũ nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng rất thiếu và yếu nhất là ở các vùng xa, ở các khu BTTN, các VQG. Do đó để hỗ trợ phát triển DLST một cách bền vững cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm tăng cường về số lượng và chất lượng, chú trọng đào tạo nhân viên quản lý, các hướng dẫn viên,... đảm bảo cân đối ngành nghề, trình độ đào tạo các cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động DLST đồng bộ trên cấp độ vùng và địa phương.
3.1.2.2 Mục tiêu chủ yếu về phát triển DLST:
Mục tiêu tổng quát của định hướng phát triển DLST vùng DHCNTB đến năm 2020 là đưa hoạt động DLST của vùng DHCNTB trở thành một ngành kinh tế chính trong cơ cấu ngành du lịch chung của vùng.
Những mục tiêu cụ thể bao gồm:
+ Khai thác có hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên của vùng trong đó chú trọng đến 2 VQG là Núi Chúa và Phước Bình và 2 KBTTN là Tàkou và Núi Ông từng bước đầu tư 2 khu BTB Cù lao Câu và đảo Phú Quý để khai thác các loại hình DLST biển đảo. Xây dựng các sản phẩm DLST như tour thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, hoang dã, nghiên cứu khoa học, khám phá-mạo hiểm núi rừng ghềnh thác-hồ nước, lặn biển, xem thú về đêm phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.
+ Đến năm 2020 vùng DHCNTB phải thu hút được khoảng 965.000 lượt khách du lịch quốc tế và 6.000.000 khách du lịch nội địa trong đó khách DLST đạt khoảng
1.900.000 lượt/chiếm 27% trong tổng số (Xem phụ lục C kết quả dự báo của tác giả). Doanh thu du lịch của vùng đạt khoảng 995 triệu USD, tương đương 20.795 tỷ đồng.
Với những quan điểm và mục tiêu phát triển tổng quát nêu trên, những định hướng chủ yếu cho phát triển DLST của vùng DHCNTB bao gồm:
3.1.2.3 Định hướng phát triển DLST theo lãnh thổ của vùng DHCNTB: a/ Tổ chức không gian du lịch sinh thái:
Lãnh thổ vùng DHCNTB có đặc điểm trải dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Việc tổ chức các không gian hoạt động DLST của vùng DHCNTB với hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trước 1992 gọi chung là tỉnh Thuận Hải) gồm các khu vực chủ yếu như sau:
i// Khu vực vùng núi Bắc Thuận Hải (giáp Lâm Đồng):
Không gian DLST của vùng gồm các huyện Ninh Sơn, Bác Ái và một phần của huyện Thuận Bắc thuộc Ninh Thuận. Các hệ sinh thái điển hình ở đây rất có giá trị, độc đáo với hệ sinh thái rừng trên vùng núi cao chuyển tiếp xuống địa hình bậc thềm đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ. Tính ĐDSH khu vực này khá cao. Về sinh thái cảnh quan, ở đây có nhiều cảnh quan độc đáo, kết hợp với vùng đèo Ngoạn Mục tạo nên một quần thể cảnh quan sinh động có giá trị cao về mặt sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng có thác Sakai, các nhánh sông suối chảy qua như suối Gia Nhông, suối Tao Quang là hợp lưu của sông Cái tạo nên những cảnh quan sơn thủy hữu tình thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch dã ngoại cho khách DLST. Về di tích lịch sử, vùng núi phía Bắc Ninh Thuận gắn liền với chiến khu cách mạng Bác Ái nỗi tiếng của vùng duyên hải miền Trung và Lâm Đồng. Có di tích lịch sử cách mạng là trận địa bẫy đá nổi tiếng của anh hùng Pinăng Tắc sẽ là điểm thu hút khách du lịch đến tham quan. Ngoài ra ở đây còn có bộ đàn đá Bác Ái cổ, một loại nhạc cụ từ lâu đời của người Ragley, đã được khôi phục để trình diễn, được các chuyên gia đánh giá cao.
Các loại hình DLST có thể khai thác chính gồm:
-Tham quan VQG Phước Bình để nghiên cứu các HST đặc thù.
-Du lịch mạo hiểm: leo núi, vượt thác, trèo đèo,..
-Du lịch đi bộ trong rừng, đạp xe đạp thăm thú các cảnh quan thiên nhiên, dùng xe đạp leo đèo Ngoạn Mục,…
- Du lịch tham quan miệt vườn cây ăn trái nhiệt đới ở Lâm Sơn (chân đèo Sông Pha), tham quan ga xe lữa và đường ray răng cưa cùng với cầu Dran.
- Du lịch văn hóa lịch sử: về thăm di tích bẫy đá Pinăng Tắc, tham quan hang 403, tham gia các lễ hội của người Raglay ở Trà Co, nghe cồng chiêng và đàn đá..
ii/Vùng ven biển Bắc Thuận Hải:
Không gian kéo dài từ Phương Cựu cho đến Vĩnh Hy và Mũi Cà Tiên. Trọng tâm của vùng này là VQG Núi Chúa, nơi đây tồn tại HST rừng khô hạn ven biển đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều tập đoàn sinh vật quần tụ rất phong phú, đa dạng về số lượng cũng như chủng loài. Đây là địa bàn nghiên cứu khoa học có giá trị cao và hấp dẩn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Về cảnh quan tự nhiên có nhiều thắng cảnh và bãi biển đẹp nổi tiếng, về di tích lịch sử - văn hóa: có chiến khu CK19, ngoài ra đây còn là địa bàn gắn với các chứng tích tháp Hòa Lai–cụm Ba Tháp và nhiều ngôi làng cổ người Chăm sống lâu đời trong vùng.
Các loại hình DLST có thể khai thác chính ở đây gồm:
-Tham quan VQG Núi Chúa để nghiên cứu các HST rừng đặc thù khô hạn ven biển
-Du lịch mạo hiểm: leo núi, vượt thác, câu cá, chèo thuyền thúng đến các bãi tắm hoang sơ kết hợp cắm trại, trèo đèo, khám phá hồ treo trên núi, bãi Rùa vàng,…
- Du lịch tham quan vùng trồng hành tỏi lâu đời vùng sản xuất muối Phương Cựu, hoặc dùng thuyền đi tham quan khu vực lưới Đăng để bắt cá thu trong vịnh Vĩnh Hy, đi tàu đáy kính để xem các rạn san hô.
- Du lịch văn hóa lịch sử: về thăm khu cụm ba tháp Hòa Lai, thăm khu di tích cách mạng ở Bình nguyên Ba Tri–Ma Trai ở Phước Chiến kết hợp thăm các làng dân tộc Raglay sinh sống lâu đời ở các thung lũng….
iii/ Vùng núi và vùng ven biển Phan Rang-Tháp Chàm –Ninh Phước:
Các HST chủ yếu gồm: HST rừng Savan ven biển gió mùa - khô hạn. Về cảnh quan thiên nhiên ở đây có nhiều bãi tắm nổi tiếng như Bình Sơn –Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná,..Cảnh quan khác có đồi cát trắng Tuấn Tú, đồi cát đỏ Nam Cương, đồi cát di động Phước Dinh., có hồ Tân Giang gắn với vùng rừng khộp nguyên sinh Phước Hà.
Về di tích lịch sử văn hóa nơi đây là khu vực tập trung người Chăm chủ yếu của Ninh Thuận,có các di tích tháp lớn của cả nước như cụm tháp Poklông–Giarai, tháp Pô rômê, đập thủy nông lâu đời của người Chăm Nha Trinh, làng gốm cổ Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp,…
Các loại hình DLST có thể khai thác chính ở đây gồm:
-Tham quan hồ Tân Giang để nghiên cứu các HST đặc thù rừng khộp,…
-Du lịch mạo hiểm: leo núi, câu cá, chèo thuyền, cắm trại, trèo đèo, khám phá đối cát thiên nhiên ven biển,...Du lịch đi bộ trong rừng, đạp xe thăm thú các cảnh quan thiên nhiên, đi tham quan các làng dân tộc Chăm, thăm vườn trồng nho–Ba Mọi ,….Tham quan hải đăng mũi Dinh và đồi cát di động Phước Dinh
- Du lịch văn hóa lịch sử: thăm khu cụm tháp Chăm PôKlong – Giarai, tháp Pôrômê (Phước Hữu), thăm đập thủy nông lâu đời của người Chăm-Nha Trinh, làng gốm cổ Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp kết hợp dự các lễ hội nổi tiếng của người Chăm như Katê, Ramưwan, …
iv/ Vùng Vĩnh Hảo -Tuy Phong và vùng núi Bắc Bình:
Ở đây có đặc thù là HST rừng phát triển trên núi đá. Ở vùng này còn có HST biển đảo với cù lao Câu là khu BTB có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao. Về thắng cảnh: trong vùng có biển Cà Ná -Vĩnh Hảo, có khu nước suối khoáng Vĩnh Hảo nổi tiếng trong cả nước về chất lượng, có bãi biển ghềnh Son, bãi đá cuội 7 màu, có hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, có các đập thủy lợi nổi tiếng vẩn còn sử dụng đến ngày nay do vua Chăm Pô Kathít xây dựng (đập PaRi Ya–đập Bá Ra; đập Kron mal–đập Đồng Măng, đập Hamupajai–đập Cà Giây,…). Về di tích lịch sử, trong khu vực đất liền có nhiều nhiều đền thờ, miếu mạo nổi tiếng như nhóm đền tháp Pô Tằm gồm 6 đền tháp ở xã Phú Lạc. Ngoài ra trên đảo Cù lao Câu, ở khu vực Bãi Miếu hiện có 3 miếu thờ
Ông Nam Hải của ngư dân trong vùng, hằng năm đến rằm tháng 4 âm lịch để cầu cho một mùa đánh bắt cá bội thu, ngư dân tập trung tổ chức lễ hội cầu ngư (cúng vạn).
Các loại hình DLST có thể khai thác chính ở đây gồm:
-Tham quan núi Vĩnh Hảo, Phan Dũng, hồ Đá Bạc, để nghiên cứu các HST đặc thù rừng khộp,…Du lịch mạo hiểm: leo núi đá Vĩnh Hảo, trèo đèo Phan Dũng kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, ngâm bùn khoáng Vĩnh Hảo.
-Du lịch khám phá cù lao Câu: lặn xem san hô, cá cảnh, câu cá, chèo thuyền, các môn thể thao nước như lướt ván, dù kéo,..
-Du lịch đi bộ trong rừng, đạp xe thăm thú các cảnh quan thiên nhiên, dùng xe đạp đi tham quan các làng dân tộc Chăm, thăm vườn trồng nho – Phong Phú –Phước Thể,.. Tham quan đồi cát di động Chí Công, Bình Thạnh.
- Du lịch văn hóa lịch sử: thăm khu cụm tháp Pô Tằm, kết hợp dự các lễ hội nỗi tiếng của người Chăm, lễ hội cầu ngư, lễ hội nông nghiệp của người Raglay,..
v/ Vùng ven biển Bắc Bình –Tuy Phong và Mũi Né –Phan Thiết:
HST rừng truông lá gai khô hạn nhiệt đới; kiểu HST thực vật sinh sống trên cát biển, các đồi cát đỏ di động hiện là các dạng tài nguyên thiên nhiên đặc thù của Bình Thuận và Ninh Thuận đang có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Về thắng cảnh thiên nhiên: chủ yếu các bãi biển nổi tiếng như bãi biển Mũi Né –Hòn Rơm, bãi biển Hòa Thắng, bãi biển Tiến Thành, bãi biển Đồi Dương –Phan Thiết,.. có đồi cát đỏ Hòn Rơm, có đồi cát trắng di động Hòa Thắng, Suối Tiên (Hàm Tiến), Lầu Ông Hoàng,..Về di tích lịch sử - văn hóa: ở đây tập trung nhiều các cụm tháp Chăm và nhiều đền tháp nổi tiếng.
Các loại hình DLST ở vùng này chủ yếu gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp với du lịch thể thao biển như dù lượn, kéo, trượt nước, thuyền buồm; thể thao cát: trượt cát, đi bộ chinh phục đồi cát, cắm trại; chèo thuyền thúng trên sông, biển. Du lịch khám phá: lặn khám phá các vùng biển ven bờ, chinh phục núi đá ven biển..