Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 23

xiv


Những điểm mới cơ bản của hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh BHNT hiện nay so với trước đây là:

- Một là, pháp luật đã bãi bỏ các mô hình DNBH không còn phù hợp. Nếu như trước đây, mô hình tổ chức bảo hiểm bao gồm các mô hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì hiện nay những mô hình này không còn được quy định, thay vào đó, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp tác xã lại được ghi nhận để phù hợp với sự thống nhất các mô hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Hợp tác xã.

- Hai là, Luật sửa đổi, bổ sung quy định thêm các sản phẩm BHNT. Ngoài những sản phẩm BHNT được ghi nhận theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung còn quy định thêm sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Việc luật hóa quy định về sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là cần thiết sau một thời gian quy định dưới hình thức Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thêm vào đó, sản phẩm bảo hiểm hưu trí cũng được quy định để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm bảo hiểm, phù hợp với những nhu cầu khác nhau của người mua bảo hiểm. Mặc dù cách phân loại không thật sự hợp lý nhưng việc ghi nhận thêm các sản phẩm BHNT trong Luật sửa đổi, bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường.

- Ba là, quy định về thành lập Quỹ BVNĐBH và cụ thể hơn quyền trích lập dự phòng nghiệp vụ của DNBH.

Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định về Quỹ BVNĐBH, một mô hình bảo đảm sự ổn định của thị trường bảo hiểm đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Quỹ BVNĐBH được hình thành từ sự đóng góp của các DNBH trên thị trường, được giao cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý với bộ máy điều hành có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các DNBH.

Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của các DNBH kinh doanh BHNT cũng có nhiều đổi mới. Trước tiên, DNBH có quyền trích lập dự phòng toán học theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với thông lệ quốc tế, thay vì chỉ trích lập theo phương pháp phí thuần như trước đây. Đối với dự phòng bồi thường, quy định mới bổ sung cho phép trích lập đối với các HĐBHNT có thời hạn từ 01 năm trở xuống đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa có thông báo sự kiện bảo hiểm hoặc yêu cầu trả tiền bảo hiểm từ phía người tham gia bảo hiểm.

- Bốn là, tăng cường khả năng giám sát thị trường bảo hiểm thông qua các quy định về công bố thông tin.

Theo các quy định mới, ngoài việc thực hiện công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như trước đây, pháp luật yêu cầu các DNBH phải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

xv


Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 23

công khai trên trang thông tin điện tử của DNBH toàn bộ báo cáo tài chính có ý kiến của kiểm toán độc lập trong thời hạn 120 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Những yêu cầu công khai này sẽ giúp tăng cường sự minh bạch thông tin đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm.

Từ những phân tích khái quát về quá trình phát triển của pháp luật kinh doanh BHNT ở trên, có thể rút ra nhận định như sau: từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nói chung, trong đó có kinh doanh BHNT đã từng bước được hoàn thiện. Từ chỗ thiếu vắng hầu hết các quy định thì đến nay pháp luật gần như đã đầy đủ các bộ phận để điều chỉnh hoạt động kinh doanh BHNT. Các quy định ban hành về sau ngày càng tiệm cận với thông lệ quốc tế trong kinh doanh bảo hiểm.

xvi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TIẾNG VIỆT

1. Bảo Việt Nhân thọ (2011), Tham luận Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm”, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, Nha Trang, 17/8/2011

2. David Bland (1998), Bảo hiểm: Nguyên tắc và Thực hành, Nxb. Tài chính, Hà Nội

3. Bộ Tài chính (1999), Luật bảo hiểm một số nước, NXB Tài chính, Hà Nội

4. Bộ Tài chính (2013), Thị trường Bảo hiểm Việt Nam năm 2012, Nxb. Tài chính, Hà Nội 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 156/2007/TT-BTC, ngày 20/12/2007

6. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 155/2007/TT-BTC, ngày 20/12/2007 7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 124/2012/TT-BTC, ngày 30/7/2012 8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 125/2012/TT-BTC, ngày 30/7/2012 9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 101/2013/TT-BTC, ngày 30/7/2013

10. GS,TS. Ngô Thế Chi & TS. Hoàng Mạnh Cừ (2009), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, Nxb.Tài chính, Hà Nội

11. Chính phủ (2001), Nghị định 42/2001/NĐ-CP, ngày 1/8/2001 12. Chính phủ (2001), Nghị định 43/2001/NĐ-CP), ngày 01/8/2001 13. Chính phủ (2007), Nghị định 45/2007/NĐ-CP, ngày 27/3/2007 14. Chính phủ (2007), Nghị định 46/2007/NĐ-CP, ngày 27/3/2007

15. Chính phủ (2009), Nghị định 41/2009/NĐ-CP, ngày 5/5/2009

16. Chính phủ (2011), Nghị định 123/2011/NĐ-CP, ngày 28/12/2011

17. Công ty TNHH Manulife Việt Nam, Trang thông tin điện tử, www.manulife.com.vn

18. Công ty TNHH Cathay Việt Nam, Trang thông tin điện tử, www.cathaylife.com.vn

19. Công ty TNHH AIA Việt Nam (2013), Trang thông tin điện tử, www.aia.com.vn

20. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2010), Bản tin Thị trường Bảo hiểm toàn cầu, số 7, Hà Nội

21. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2011), “Bancassurance: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Bản tin Thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 7, Hà Nội

22. Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2011), Kỷ yếu Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm”, Nha Trang, ngày 17/8/2011

23. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2012), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế bảo vệ chủ hợp đồng”, Bản tin Thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 6, Hà Nội

24. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2012), “Phân tích và đánh giá mô hình quỹ bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm của một số nước”, Bản tin Thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 7, Hà Nội

xvii


25. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2012), “Tổng quan thị trường bảo hiểm”, Bản tin Thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 5, Hà Nội

26. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2012), “Đánh giá thực tiễn hoạt động giám sát các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam”, Bản tin Thị trường bảo hiểm toàn cầu, số 3, Hà Nội

27. TS.Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

28. Micheal Curley (2007), Những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm, mã số VITC- NT01, Viện Bảo hiểm và Tài chính Australia – New Zealand phối hợp với Dự án Trung tâm đào tạo bảo hiểm Việt Nam ấn hành, Hà Nội

29. Micheal Curley (2007), Luật Kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, mã số VITC-NT02, Viện Bảo hiểm và Tài chính Australia – New Zealand phối hợp với Dự án Trung tâm đào tạo bảo hiểm Việt Nam ấn hành, Hà Nội

30. Công ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam (2011), Tham luận Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm”, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, Nha Trang, 17/8/2011

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

32. Đầu tư chứng khoán điện tử (2010), Ý kiến của ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Nguồn: http://www.stockbiz.vn/news/ 2010/8/26/138104/nong-chuyen-mo-quy-bao-ve-nguoi-mua-bao-hiem.aspx

33. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

34. Nguyễn Văn Định (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

35. Nguyễn Văn Định (2009), “Thị trường kinh doanh bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính”, Tạp chí Nhà quản lý, số 69 Hà Nội

36. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

37. Nguyễn Thị Hải Đường (2006), “Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

38. Trần Vũ Hải (2005), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

39. Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội

40. Trần Vũ Hải (2008), “Một số vấn đề lý luận pháp lý về điều khoản mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”, Tạp chí Luật học, số 8, Hà Nội

xviii


41. Trần Vũ Hải (2008), “Các nội dung chưa hợp lý trong Luật Kinh doanh bảo hiểm”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14 (130), Hà Nội

42. PGS,TS.Hoàng Trần Hậu và ThS.Nguyễn Tiến Hùng (2013), “Giám sát an toàn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 11, Hà Nội

43. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Trang thông tin điện tử, www.avi.org.vn

44. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2009), “Quy tắc, điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu”, Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2009/QĐ-HHBH, ngày 13/10/2009

45. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2013), “Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2012”, Nguồn: www.avi.org.vn

46. ThS.Nguyễn Tiến Hùng (2007), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, Nxb. Tài chính, Hà Nội

46a. Nguyễn Tiến Hùng (2005), tham luận đọc tại Hội thảo chủ đề "Bồi thường trong bảo hiểm nhân thọ - Nnhững vấn đề đặt ra”, Bộ Tài chính và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tháng 7/2005 tại Hội An

47. ThS.Nguyễn Tiến Hùng (2011), “Nhìn lại thành tựu một chặng đường của thị trường bảo hiểm Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 9, Hà Nội

48. TS.Nguyễn Thị Lan Hương chủ nhiệm (2007), So sánh pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm một số nước trên thế giới - Kiến nghị giải pháp hoàn thiện mô hình liên kết tài chính của công ty bảo hiểm ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

48a. Lan Hương (2006), “Thống nhất thuật ngữ bảo hiểm nhân thọ”, Nguồn: http://www.bhnt.com.vn/ modules. php?name= News&op=viewst&sid=608

49. Lê Song Lai (2005), “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Bảo hiểm - Tái Bảo hiểm Việt Nam, số 4, Hà Nội

50. GS.TS. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (2001), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Nxb. Thống kê, Hà Nội

51. Phùng Đắc Lộc (2007), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam với việc gia nhập WTO”, Tạp chí Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, số 2, Hà Nội

52. Phùng Đắc Lộc (2009), “Cần phát triển các ngành nghề hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm”, Tạp chí Thị trường Bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam, số 9, Hà Nội

53. Công ty TNHH Manulife Việt Nam (2011), Tham luận Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm”, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, Nha Trang, 17/8/2011

54. Phí Thị Quỳnh Nga (2006), “Những bất cập của điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10, Hà Nội

xix


55. Anh Phan (2007), “Trả ơn nhân viên bằng bảo hiểm nhân thọ”, http://kinhdoanh. vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nhan/tra-on-nhan-vien-bang-bao-hiem-nhan-tho-2687981.html

55a. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trang thông tin điện tử phần Bản án, http://www.vibonline.com.vn/Banan/185/Khach-hang-kien-Cong- ty-TNHH-bao-hiem-Prudential-Viet-Nam-Chi-nhanh-An-Giang.aspx

56. TS.Đoàn Minh Phụng và TS.Hoàng Mạnh Cừ (2011), Giáo trình Bảo hiểm nhân thọ, Nxb.Tài chính, Hà Nội

57. Dominique Ponsot (2010), “Bảo vệ người tiêu dùng chống lại các điều khoản lạm dụng”, Hội thảo Pháp ngữ khu vực với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ hai góc nhìn Á - Âu”, Nhà Pháp luật Việt Pháp tổ chức, Hà Nội, ngày 28/9/2010

58. Quốc hội (2001), Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992, sửa đổi) 58a. Quốc hội (2013), Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

59. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm

60. Quốc hội (2005), Luật Thương mại

61. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự

62. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

63. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

64. Tạp chí Bảo hiểm – Tái Bảo hiểm Việt Nam (2005), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2000 – 2004”, số 3, Hà Nội

65. Tạp chí Bảo hiểm – Tái Bảo hiểm Việt Nam (2007), “Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2006”, số 1, Hà Nội

66. Tạp chí Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam (2007), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam cạnh tranh đã tới mức báo động”, số 2, Hà Nội

67. Tạp chí Bảo hiểm – Tái Bảo hiểm Việt Nam (2009),“Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008”, số 2, Hà Nội

68. Tạp chí Bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam (2010), “Thị trường Bảo hiểm thế giới năm 2009: Doanh thu phí giảm nhưng nguồn vốn toàn thị trường tăng”, số 3, Hà Nội

69. Tạp chí Bảo hiểm - Tái Bảo hiểm Việt Nam (2010), “Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2009”, số 1, Hà Nội

70. Tạp chí Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam (2010), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010”, số 3, Hà Nội

71. Tạp chí Thị trường Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam (2010), “Bảo hiểm nhân thọ Malaysia”, số 3, Hà Nội

72. GS.Nguyễn Quang Thái (2012), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng năm 2013”, Ủy ban Kinh tế Quốc hội ấn hành, http://ecna.gov.vn

72a. Tổ chức Thương mại Thế giới (1995), Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, http://trungtamwto.vn

xx


73. Nxb. Chính trị quốc gia (1995), Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, Hà Nội

74. TS.Nguyễn Văn Thành (2009), “Bảo vệ người tham gia bảo hiểm”, Tạp chí Nhà quản lý, số 69, Hà Nội

75. TS.Võ Trí Thành & Lê Xuân Sang (2013), Giám sát hệ thống tài chính: Chỉ tiêu và mô hình định lượng, Nxb.Tri thức, Hà Nội

76. TS.Tô Trung Thành - Nguyễn Trí Dũng (2013), Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, http://ecna.gov.vn

77. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg, ngày 13/1/2012

78. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 193/QĐ-TTg, ngày 15/2/2012

79. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1826/QĐ-TTg, ngày 6/12/2012

80. Nguyễn Thị Thủy (2002), “Các biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5, Thành phố Hồ Chí Minh

81. Nguyễn Thị Thủy (2009), “Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

82. Hồ Thủy Tiên (2007), Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

83. PGS,TS.Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam – cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội

84. Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Trang thông tin điện tử, www.baoviet.com.vn/nhantho/bvnt.aspx

85. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009) - nhiều tác giả, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội

86. Nguyễn Văn Tuyến (2011), “Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng khi tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm”, Tạp chí Luật học, số 8, Hà Nội

86a. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế & USAID (2006), Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO của Việt Nam, Hà Nội

87. Viện Khoa học Tài chính (2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb.Tài chính, Hà Nội

88. Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb.Tư pháp, Hà Nội

89. Jérôme Yeatman (2001), Giáo khoa quốc tế về bảo hiểm, Nxb. Thống kê, Hà Nội


B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI

90. Association of International Life Offices, “A summary of the life insurance policyholder protection measures in Guernsey, the Isle of Man, Ireland, Luxembourg and UK for professional advisers”, www.ailo.org

xxi


91. Australian Accounting Standards Board (2010), AASB 1038 “Life insurance contracts”, www.aasb.gov.au

92. Australia, Life Insurance Act 1995, http://www.comlaw.gov.au/Details/C2012C00334

93. Enrico Baffi (2012), “Public goods and contract standard clauses”, Social Science Research Network http://ssrn.com/abstract=2010999

94. John Birds and Norma J.Hird (2004), Modern Insurance Law, Sweet & Maxwell Press, London, U.K

95. The Comité Européen des Assurances (2010), “Insurance: a unique sector - Why insurers differ from banks”, www.cea.eu

96. The Comité Européen des Assurances and the Groupe Consultatif Actuariel Européen (2007), Solvency II Glossary, http://ec.europa.eu/internal_market/ insurance/docs/solvency/impactassess/annex-c08d_en.pdf

97. Roy Chan (2012), “CIRC released new regulation on overseas insurance investment”, www.dlapiper.com/global/publications/Detail.aspx?pub=7646&RSS=true

98. The People's Republic of China (2002), The Insurance Law, http://www.china.org.cn/ english/DAT/214788.html

99. The People's Republic of China (1999), The Contract Law, http://www.china.org.cn/ china/LegislationsForm2001-2010/2011-02/12/content_21908031.htm

100. Rosa Cocozza and Emilia Di Lorenzo (2007), “A Dynamic Solvency Approach for Life Insurance”, University of Naples Federico II, http://ssrn.com/abstract=1736032

101. P.H.Collin (2000), Dictionary of Law (third edition), Peter Collin Publishing, Teddington, U.K

102. Muriel L.Crawford (1998), Life and Health Insurance Law, Irwin McGraw-Hill, USA

103. Steven I. Davis (2007), Bancassurance: The Lessons of Global Experience in Banking and Insurance Collaboration, VRL KnowledgeBank Limited, http://s3.amazonaws.com/ zanran_storage/ www.atmia.com/ContentPages/45878201.pdf

104. Douglas C.Doll (1999), A Brief History of Universal Life, www.soa.org/ library/monographs/50th.../m-as9-3-06.pdf

105. The Council of The European Communities (1993), Directive 93/13/EEC of 5 April 1993 on unfair terms in consumer contracts, http://eur-lex.europa.eu

106. The Euro Commission (1994), S.I. No. 360/1994 - European Communities (Life Assurance) Framework Regulations, www.irishstatutebook.ie/1994/ en/si/0360.html

107. The European Parliament and of the Council of the European Union, Directive 2009/138/EC on the taking-up and pursuit of the business of Insurance and Reinsurance (Solvency II), http://eur-lex.europa.eu

108. France, Consumer Code, http://www.legifrance.gouv.fr/content/download/1960/ 13727/version/3/file/Code_29.pdf

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023