Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công 64
ty giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty giai 68
đoạn 2004 – 2008
Danh mục
biểu đồ
Số hiệu Tên
biểu đồ Trang
biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Doanh thu của Công ty giai đoạn 2004-2008 33
Biểu đồ 2.2 Chi phí của Công ty giai đoạn 2004-2008 34
Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế của Công ty giai đoạn 2004-2008 35
Biểu đồ 2.4 Quy mô vốn của Công ty giai đoạn 2004-2008 38
Biểu đồ 2.5 Hiệu suất sử dụng tổng vốn của Công ty
giai đoạn 2004-2008 43
Biểu đồ 2.6 Hệ số doanh lợi vốn của Công ty giai đoạn 2004-2008 44
Biểu đồ 2.7 Hệ số doanh lợi vốn CSH của Công ty giai
đoạn | 2004-2008 | 45 | |||||
Biểu | đồ 2.8 | Hiệu suất | sử dụng VCĐ | của | Công | ty | giai |
đoạn | 2004-2008 | 48 | |||||
Biểu | đồ 2.9 | Hiệu suất | sử dụng TSCĐ | của | Công | ty | giai |
đoạn | 2004-2008 | 49 | |||||
Biểu | đồ 2.10 | Hiệu suất | hao phí TSCĐ | của | Công | ty | giai |
đoạn | 2004-2008 50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh đô miền bắc - 1
- Khái Niệm, Vai Trò Của Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
- Vai Trò Của Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.11 Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty giai đoạ | |
2004-2008 51 Biểu đồ 2.12 Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty gia | i đoạ |
2004-2008 52 Biểu đồ 2.13 Vòng quay VLĐ của Công ty giai đoạn 2008 55 Biểu đồ 2.14 Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty gia | 2004 i đoạ |
2004-2008 56 | |
Biểu đồ 2.15 Mức đảm nhiệm VLĐ của Công ty gia | i đoạ |
2004-2008 57 |
n n
-
n
n Biểu đồ 2.16 Thời gian một vòng luân chuyển VLĐ của Công
ty giai đoạn 2004-2008
58
Biểu đồ 2.17 Hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2004-2008 61
Biểu đồ 2.18 Tỉ trọng hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2004-2008 62
Biểu đồ 2.19 Số vòng hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2004-2008 63
< Previous | Contents | Next >
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua, chính sách đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận khoa học – công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó cũng tạo ra những thách thức lớn - đó là môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại, đứng vững, phát triển thì mỗi doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh mà còn phải chú trọng tới hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp vì nếu sử dụng nguồn vốn hiệu quả sẽ tạo nên những cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm. Mặc dù luôn chú trọng tới việc huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nhưng hiệu quả đem lại vẫn chưa tương xứng với quy mô của Công ty.
Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, tuy nhiên các đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu
về tình hình nhân sự của Công ty, hay chế độ đãi ngộ đối với nhân viên trong Công ty… Đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc” sẽ nghiên cứu lĩnh vực quản trị tài chính ở một khía cạnh đó là phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ:
Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, luận văn nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc để đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi:
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp sản xuất.
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Là tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp định tính và định lượng để phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. Phương pháp định tính để phân tích tính chất của các yếu tố qua việc sử dụng các thông tin định tính sau khi tổng hợp và hệ thống hoá. Phương pháp định lượng nhằm để lượng hoá các yếu tố qua việc sử dụng các thông tin định lượng sau khi phân tích và so sánh.
6. Dự kiến đống góp của luận văn:
Đề tài làm căn cứ và tài liệu tham khảo cho Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc có thể vận dụng để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển của Công ty trong thời gian tới nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng tăng.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.1. Vốn trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của vốn trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước tiên, doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Vậy vốn doanh nghiệp là gì ?
Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Marx, ông cho rằng: “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất ”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn, tuy nhiên do hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Paul.A.Samuelson, nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển đã kế thừa các quan điểm của trường phái cổ điển về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố của đầu vào sản xuất thành ba bộ phận là đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ…Trong quan niệm về vốn của Samuelson không đề cập đến các tài sản tài