Nâng Cao Hiệu Lực Của Chính Sách Thương Mại Dịch Vụ


Tương tự như vậy, có thể lý giải cho việc ưu tiên bảo hộ cao, đầu tư lớn cho những ngành mà tiềm năng xuất khẩu sẽ là rất lớn, mặc dù trong giai đoạn này mới chỉ là những ngành “công nghiệp non trẻ” và chưa rõ rệt. Điển hình là ngành công nghiệp tàu thủy và chế tạo thiết bị phục vụ công tác đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Đặc thù của ngành công nghiệp đóng tàu là công việc nặng nhọc, ngoài trời, yêu cầu diện tích nhà xưởng lớn, các điều kiện về hạ thủy, luồng lạch, do vậy các cường quốc đóng tàu trên thế giới như Ba lan, Hà Lan, Anh quốc, v.v. đều thu hẹp sản xuất hoặc tập trung vào những phân đoạn tàu biển có giá trị cao. Trong khi đó ngành vận tải đường biển lại đang có nhu cầu rất lớn và đa dạng trên toàn thế giới, cho nên Việt Nam sẽ tranh thủ được rất nhiều lợi thế so sánh về nhân công lao động, các điều kiện thiên nhiên để phát triển lĩnh vực này. Bên cạnh phục vụ thị trường trong nước cũng rất phát triển với vùng biển và vùng sông rất lớn. Đóng tàu xuất khẩu sẽ là một ngành hàng mang lại giá trị cao cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, ngoài việc tạo ra hàng vạn công ăn việc làm, ngành công nghiệp tàu thủy sẽ giúp cải thiện tình hình chuyển dịch sản xuất từ các ngành có mức lương thấp sang mức lương cao hơn, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu từ các mặt hàng thô sang các nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, hội nhập đầy đủ hơn vào các dây chuyền cung ứng toàn cầu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, cải tiến và áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong công nghệ đóng tàu, cũng như cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng, khuyến khích các doanh nghiệp của khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này. Thực hiện mục tiêu lớn của chính phủ đến năm 2015, nước ta sẽ trở thành cường quốc đóng tàu thứ 4 thế giới (sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc).

3.3.4. Đổi mới chính sách thương mại dịch vụ

3.3.4.1. Nâng cao hiệu lực của chính sách thương mại dịch vụ

Mục tiêu của chính sách thương mại dịch vụ của đất nước chỉ đạt được kết quả tốt nhất nếu như những bất cập trong cơ chế bảo đảm thực thi chính sách thương mại dịch vụ được khắc phục triệt để. Điều này cần được tiến hành bằng các biện pháp cụ thể như sau:


- Rà soát và thống nhất mục tiêu phát triển dịch vụ trong các luật và qui định có liên quan làm cơ sở để phát huy các nguồn lực có trọng điểm. Cụ thể là cần, điều chỉnh danh mục các dịch vụ ưu tiên phát triển trong Luật đầu tư, Luật thuế giá trị gia tăng và các luật chuyên ngành có liên quan.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích xuất khẩu dịch vụ như đối với thương mại hàng hóa. Ví dụ, các doanh nghiệp dịch vụ được hưởng các ưu đãi về thuế, về sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu mà hiện đang dành riêng cho xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ về vốn, về chính sách đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu…

- Phát triển quan hệ thương mại bằng việc áp dụng cơ chế quản lý thương mại tách bạch với cơ chế quản lý về kỹ thuật. Từng bước áp dụng các qui tắc cạnh tranh lành mạnh trong mọi lĩnh vực dịch vụ, hạn chế sự lũng đoạn của các doanh nghiệp độc quyền, đặc quyền, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ.

- Gắn việc tự do hóa thương mại theo phương thức 3 (hiện diện thương mại) với yêu cầu về qui mô vốn và trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại và đào tạo vốn chất xám của đất nước. Điều này có thể đạt được thông qua các biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, xây dựng hệ thống pháp lý qui định chặt chẽ nghĩa vụ chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài hay các tiêu chuẩn về chất lượng đầu tư và kỹ thuật chặt chẽ theo ngành; Thứ hai, đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước được quyền chủ động quyết định mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển ngành của nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên thị trường trong nước và hướng về xuất khẩu; Thứ ba, chủ động xây dựng các qui định bảo đảm chất lượng của dịch vụ và sự vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống, đặc biệt trong các ngành nhạy cảm như viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Ban hành tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ, như qui định trách nhiệm của doanh nghiệp, tiêu chuẩn bằng cấp… để thuận lợi hóa hoạt động thương mại dịch vụ.

- Ban hành các biện pháp thận trọng bảo đảm tính ổn định của môi trường kinh doanh dịch vụ, đặc biệt trong những lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, ngân hàng...

Phân tích chính sách và một số vấn đề của thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO - 21


3.3.4.2. Đổi mới cơ chế quản lý thương mại dịch vụ

Theo cơ chế quản lý hiện nay, cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp quản lý các doanh nghiệp dịch vụ trên cả hai phương diện kỹ thuật và thương mại. Đây là hai khía cạnh có sự liên kết chặt chẽ mà nhiều khi khó tách rời, nếu như các điều kiện về kỹ thuật và pháp lý chưa cho phép. Ví dụ, việc phát triển quan hệ thương mại dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam liên quan chặt chẽ đến vấn đề xử lý


Cơ chế quản lý hiện nay Cơ chế quản lý mới


Cơ quan quản lý chuyên ngành

quan quản lý thương mại

Cơ quan quản lý chuyên ngành

Vấn đề kỹ thuật

Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ

Vấn đề kỹ thuật

Ghi chú: : Quan hệ tương tác

: Quản lý trực tiếp

: Phối hợp quản lý


Sơ đồ 3.2: Đề xuất điều chỉnh cơ chế quản lý về thương mại dịch vụ

độc quyền tự nhiên của nhà nước và hậu quả của chúng đối với việc định giá dịch vụ, vấn đề dịch vụ công cộng, phân chia các nguồn lực hữu hạn về không gian, đường truyền dẫn hoặc thậm chí liên quan đến khả năng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau trên thị trường trong cùng một loại dịch vụ. Trước đây, việc phát huy quan hệ thương mại trong các ngành dịch vụ gặp nhiều khó khăn do phải phụ thuộc quá nhiều vào sự thay đổi về quan điểm phát triển dịch vụ, về cơ sở pháp lý và trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các ngành dịch vụ của nước ta. Vì vậy, quan điểm phổ biến cho rằng trước mắt, khi các quan


hệ thương mại của dịch vụ phát triển thì cơ cấu quản lý hiện nay đã đủ cho phép các cơ quan quản lý chức năng giải quyết hiệu quả và kịp thời khắc phục nhược điểm về mặt kỹ thuật có liên quan đến vấn đề thương mại. Nhưng trong bối cảnh tự do hóa thương mại dịch vụ hiện nay và nhất là sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cải thiện rõ rệt tính chất thương mại của dịch vụ, thì quan điểm nêu trên là tỏ ra khá "thụ động". Vì vậy, việc sớm thiết lập cơ chế quản lý mới cho phép phát huy các quan hệ thương mại dịch vụ để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của ngành như mở rộng cạnh tranh lành mạnh và công bằng, phát triển tính đa dạng của dịch vụ, bảo hộ hoặc tự do hóa thương mại, xúc tiến thương mại dịch vụ một cách thống nhất, tránh gây lãng phí nguồn lực.v.v.

Muốn vậy, cơ cấu quản lý hiện nay cần được điều chỉnh theo hướng xử lý một cách riêng rẽ giữa chính sách thương mại và.chính sách phát triển ngành về mặt kỹ thuật. Theo cơ chế quản lý mới (Sơ đồ 3.2), cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý thương mại sẽ phối hợp trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ qui định và điều chỉnh những vấn đề mang tính kỹ thuật như qui định về các thủ tục kinh doanh, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành. Trong khi đó, cơ quan quản lý thương mại sẽ giám sát về các vấn đề bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, vấn đề bảo hộ hay tự do hóa thương mại dịch vụ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại v.v... Ví dụ, một công ty điện thoại sử dụng công nghệ tin học quyết định cung cấp dịch vụ với giá thấp đối với các thuê bao của mình, Bộ Bưu chính và Viễn thông sẽ giám sát các khía cạnh chất lượng, tiêu chuẩn và sự hài hòa chung của hệ thống viễn thông. Bộ thương mại sẽ giám sát các khía cạnh về cạnh tranh như lạm dụng vị thế độc quyền trong khu vực cung cấp dịch vụ, vấn đề về quyền lợi của người tiêu dùng, vấn đề thực hiện tự do hóa hay bảo hộ dịch vụ điện thoại dựa trên lợi ích chung của nền kinh tế. Trong trường hợp xuất hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ví dụ như Tổng công ty bưu chính viễn thông với tư cách là doanh nghiệp độc quyền từ chối cung cấp đường truyền dẫn mạng trục hoặc thu phí cao bất hợp lý thì cơ quan quản lý thương mại sẽ thực hiện trình tự pháp lý cần


thiết để ngăn chặn và phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng xử lý. Trong một số ít ngành dịch vụ những vấn đề về kỹ thuật và thương mại có sự gắn kết nhất định mà đôi khi không thể tách rời, nhà nước có thể đối diện với những khó khăn, thậm chí phải chấp nhận một số ngoại lệ nhất định ví dụ, trong lĩnh vực ngân hàng, vẫn đề kỹ thuật phức tạp có thể ảnh hưởng quá lớn đến quan hệ thương mại hoặc quan hệ thương mại không cần thiết phải quản lý riêng rẽ. Nhiều nước phát triển cũng phải chấp nhận thực tế đó vì không phải mọi loại dịch vụ đều được quản lý theo cơ chế này nếu như những quan hệ thương mại bị lấn át bởi các khía cạnh kỹ thuật.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP

3.4.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập

Trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức liên kết thành những hội, hiệp hội ngành hàng, hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh (Như VINASHIN, VINACOAL), nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, tận dụng những chính sách ưu đãi để chiếm lĩnh thị trường trong nước từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một trong những vấn đề quan trọng không thể không đặt ra trong quá trình gia nhập WTO, đó chính là từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp đối đầu với những thách thức của quá trình gia nhập WTO. Sự thụ động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là nguy cơ lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Do đó, nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện nâng cao hơn vai trò của doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách thương mại. Cụ thể là:

- Tham khảo ý kiến của doanh nghiệp khi xây dựng các mục tiêu chính sách thương mại, đặc biệt là việc xác định đối tượng được bảo hộ hoặc tự do hóa. Doanh nghiệp cần có cơ hội thể hiện quan điểm của mình đối với chính sách bảo hộ của nhà nước trong từng ngành nghề, từng lĩnh vực cụ thể. Khi đó, quá trình tham gia WTO của đất nước mới gắn với lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp.


- Công bố một cách công khai về lộ trình hội nhập của nước ta cũng như các cam kết cụ thể trong đàm phán thương mại của Việt Nam, những nét lớn liên quan đến mục tiêu của chính sách thương mại quốc gia. Cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin liên quan đến xu hướng thay đổi trong chính sách của nhà nước, lộ trình cắt giảm thuế quan, phi thuế quan, sự đổi mới trong cơ chế quản lý và các thủ tục liên quan thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi hội thảo, tọa đàm…

- Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, chính sách thương mại của các nước đối tác.

- Thiết lập cơ chế giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến gia nhập WTO và chính sách của đất nước tại địa phương (các sở thương mại). Muốn vậy, cần có những khóa đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cán bộ các địa phương.

- Phổ biến một cách sâu rộng trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và mọi tầng lớp xã hội. Chỉ khi hội nhập KTQT là sự nghiệp của toàn xã hội, của mỗi người dân thì chắc chắn việc tham gia WTO của đất nước sẽ đạt được thành công và hiệu quả.

3.4.2. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đổi mới và phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách thương mại của nhà nước

Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng trong chính sách vĩ mô của nhà nước. Cụ thể là,

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển như ưu đãi hợp lý về vay vốn, về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách chiết khấu để khuyến khích ứng dụng và phát triển công nghệ cao nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ.

- Nhà nước đầu tư, tài trợ các hoạt động nghiên cứu, phát triển tại các cơ sở và viện nghiên cứu khoa học và có cơ chế chặt chẽ để gắn việc ứng dụng nhanh các công nghệ mới cho sản xuất, kinh doanh.

- Xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta tương đương với các nước trong khu vực. Mức thuế 28% hiện nay vẫn là cao so với các nước trong khu vực như Thái Lan (17%), Inđônêsia (20%).


- Đối với những ngành gặp khó khăn do thu hẹp sản xuất để giảm dần bảo hộ, chính sách của nhà nước sẽ tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp có thể nhanh chóng cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh như hỗ trợ vốn vay để ứng dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp có hiệu quả trong cùng một ngành liên kết, sát nhập hoặc huy động mọi nguồn lực có thể trong và ngoài nước v.v... Bên cạnh đó, nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động cho doanh nghiệp, nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội ngũ kỹ sư, trình độ quản lý cho các doanh nghiệp này.

- Trong những những ngành còn được bảo hộ, nhà nước cần áp dụng tiêu chí lựa chọn đầu tư trong và ngoài nước chặt chẽ để tránh tính trạng phân tán trong việc hỗ trợ và tập trung thị trường. Các biện pháp quản lý đầu tư cần phải thắt chặt hơn với những qui định về công nghệ sản xuất, giá thành sản phẩm. Hạn chế việc áp dụng các biện pháp tạo ra các chi phị hoặc làm mất tính chủ động của doanh nghiệp ví dụ như yêu cầu nội địa hóa, tỷ lệ sử dụng hàm lượng chế tác trong nước.

- Thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng, nhất là từ các công ty xuyên quốc gia đến hợp tác và đầu tư qui mô lớn tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước không chỉ hỗ trợ mà còn phải chủ động tìm hiểu, đặt quan hệ và tiếp cận với các nhà đầu tư lớn có tên tuổi trên thế giới và khuyến khích doanh nghiệp này đầu tư hoặc liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp nước ngoài được hưởng mọi ưu đãi như doanh nghiệp trong nước về khai thác thị trường nội địa, các nguồn lực khác của đất nước như tài nguyên, lao động, đất đai. Do đó, nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa việc mở cửa thị trường với yêu cầu về chất lượng đầu tư như qui mô vốn, yêu cầu công nghệ đầu tư... để có thể thu hút được các doanh nghiệp lớn và hiệu quả.

3.4.3. Điều chỉnh hợp lý đối với ảnh hưởng của Trung Quốc

Cho đến năm 2000, Việt Nam vẫn đạt thặng dư trong thương mại với Trung Quốc, nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam đã bị thâm hụt và mức thâm hụt này đang gia tăng. Khoảng 70% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là các mặt hàng nông sản, trong khi đó, nhập khẩu lại chủ yếu là các mặt hàng


công nghiệp. Điều thậm chí còn tiêu cực hơn là, không giống với những nước láng giềng khác, Việt Nam không tham gia một cách tích cực vào mạng lưới sản xuất của khu vực vốn đang phát triển một cách nhanh chóng.

Vấn đề là, các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp Việt Nam thường chưa coi Trung Quốc là mối đe doạ đối với ngành công nghiệp trong nước vì hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc thường bị coi là có chất lượng thấp hơn so với hàng hoá của Việt Nam. Theo quan điểm của họ, người tiêu dùng Việt Nam thích mua hàng hoá Việt Nam cho dù có sự chênh lệch về giá cả. Nhưng điều này dường như không đúng qua thống kê thương mại cũng như qua thực tế các sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng.

Việt Nam lại có quá ít các phân tích về sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc tới ngành công nghiệp của Việt Nam. Điều đáng quan ngại hơn là các nhà hoạch định chính sách thường coi việc Trung Quốc tham gia vào FTA là tình huống hai bên cùng có lợi và sẽ có tác động nhỏ tới thị trường nội địa. Đúng là việc thành lập khu vực thương mại tự do muộn hơn nhưng mức độ tự do hoá cao hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ mang lại một số lợi ích lớn cho các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp Việt Nam, song chắc chắn điều này sẽ dẫn tới việc hàng hoá Trung Quốc trong những ngành như nông nghiệp, dệt may, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ tràn ngập thị trường trong nước. Những vấn đề này nếu không được nghiên cứu một cách đầy đủ khi đàm phán và sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO [16],[34].

3.4.4. Điều chỉnh chính sách tiêu thụ sản phẩm

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tham gia hiệu quả WTO, các doanh nghiệp phải nhìn nhận rằng họ cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh hết sức chặt chẽ và hiệu quả. Chiến lược suy cho cùng vẫn là làm thế nào để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Yếu tố đầu tiên là giá cả. Khi vào WTO, thuế quan sẽ giảm dẫn đến giá thành hàng hoá của các nước cũng giảm, như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược về giá cả.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí