Nhận xét kết quả điều trị ối vỡ non tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội trong 6 tháng cuối năm 2021 - 2



CD

Chuyển Dạ

CDTK

Chấm dứt thai kỳ

CTC

Cổ tử cung

GBS

Liên cầu khuẩn nhóm B streptococcus

HC

Hội chứng

IMFBP-1

Insulin-like growth factor binding protein-1

LS

Lâm sàng

MMP

Matrix metalloproteinase

OVN

Ối vỡ non

PAMG-1

Placental alpha-microglobulin-1

PPROM

Preterm premature rupture of membranes

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


BẢNG 3.1. PHÂN BỐ ỐI VỠ NON THEO TUỔI CỦA SẢN PHỤ 33

BẢNG 3.3. PHÂN BỐ ỐI VỠ NON THEO TIỀN SỬ SINH NON 33

BẢNG 3.4. PHÂN BỐ ỐI VỠ NON THEO PHƯƠNG PHÁP CÓ THAI 34

BẢNG 3.5. TÌNH TRẠNG NƯỚC ỐI CỦA SẢN PHỤ KHI NHẬP VIỆN 34

BẢNG 3.6. CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM BẠCH CẦU CỦA SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 35

BẢNG 3.7 CHỈ SỐ CRP CỦA SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 35

BẢNG 3.8. CHỈ SỐ PROCALCITONIN CỦA SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 36

BẢNG 3.9. TUỔI THAI ĐƯỢC KÉO DÀI THÊM SAU ĐIỀU TRỊ ỐI VỠ NON.. 39 BẢNG 3.10. PHÂN BỐ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH CHO SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 39

BẢNG 3.11. PHÂN BỐ SỬ DỤNG CORTICOSTEROID CHO SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 40

BẢNG 3.12. PHÂN BỐ SỬ DỤNG MAGIE SULPHATE CHO SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 40

BẢNG 3.13. TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN ỐI 41

BẢNG 3.14. PHÂN BỐ ỐI VỠ NON THEO PHƯƠNG PHÁP CHẤM DỨT THAI KỲ 41

BẢNG 3.15. PHÂN BỐ ỐI VỠ NON THEO NGUYÊN NHÂN ĐẺ MỔ 42

BẢNG 3.16. CHỈ SỐ CÂN NẶNG CỦA TRẺ SAU SINH 42

BẢNG 3.17. CHỈ SỐ APGAR 1 PHÚT VÀ 5 PHÚT CỦA TRẺ SAU SINH 43

BẢNG 3.18 TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN SƠ SINH CỦA TRẺ SAU ỐI VỠ NON 43

BẢNG 3.19. TỶ LỆ TRẺ SUY HÔ HẤP SAU SINH CÓ OVN 44


BIỂU ĐỒ 3.1. NGHỀ NGHIỆP CỦA SẢN PHỤ 32

BIỂU ĐỒ 3.2. TUỔI THAI KHI NHẬP VIỆN CỦA SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 37

BIỂU ĐỒ 3.3. TUỔI THAI KHI SINH CỦA SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON 38


HÌNH 1.1: MÀNG ĐỆM - MÀNG ỐI. 4

HÌNH 1.2. TỶ LỆ NHIỄM TRÙNG ỐI THEO TUỔI THAI KHI ĐIỀU TRỊ GIỮ THAI DƯỚI 34 TUẦN OVN 16


ĐẶT VẤN ĐỀ


Đẻ non chiếm 5 đến 15% tổng số các cuộc đẻ và cho tới nay vẫn là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội. Đẻ non gây nhiều biến chứng gần và xa, nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và sản phụ, tỷ lệ tử vong ở trẻ đẻ non càng cao khi thai càng non tháng. Trong số các trường hợp đẻ non, ối vỡ non chiếm tới 30 đến 40% [1], trong đó ối vỡ non trên thai non tháng gặp ở 3% các trường hợp thai nghén [2]

Ối vỡ non trên thai non tháng thường để lại biến chứng nặng nề cho cả sản phụ và thai nhi. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khoảng 3% ở những trường hợp ối vỡ trên thai 28 đến 31 tuần, khoảng 0,41% khi ối vỡ trên thai 32 đến 33 tuần [3]. Ngoài nguy cơ tử vong, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ gặp các biến chứng gần như nhiễm khuẩn sơ sinh, suy hô hấp cấp, viêm ruột hoại tử, chảy máu não thất,… và biến chứng xa như chậm phát triển về trí tuệ và thể chất. Đối với sản phụ, nguy cơ thường gặp là nhiễm trùng ối, sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.

Tuy nhiên, thái độ xử trí các trường hợp ối vỡ non trên thai non tháng còn chưa thống nhất. Tỷ lệ biến chứng trên trẻ sơ sinh tỷ lệ nghịch với tuổi thai nên giữ thai thêm có thể giảm biến chứng cho thai non tháng nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, ngừng thai nghén ở thời điểm nào để mang lại kết quả tốt nhất cho cả mẹ và thai còn là vấn đề chưa được làm rõ.

Vậy tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, kết quả điều trị ối vỡ non như thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này không những đem lại cái nhìn tổng quát hơn về một vấn đề quan trọng trong thực hành sản khoa mà còn cho các bác sỹ có thêm thông tin để tư vấn cho bệnh nhân và gia đình, từ đó đem lại kết quả điều trị khả quan hơn. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu riêng về vấn đề kết quả điều trị ối vỡ non tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét kết quả điều trị ối vỡ non tuổi thai từ 24 tháng 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 6 tháng cuối năm 2021” với mục tiêu:


1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ Ối vỡ non ở tuổi thai từ 24 tháng 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021.

2. Nhận xét về kết quả điều trị của mẹ và con trong các trường hợp Ối vỡ non ở tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021.


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Đại cương

Ối vỡ non - Premature rupture of membranes (PROM) là ối vỡ tự nhiên khi chưa chuyển dạ hoặc ít nhất 1 giờ trước khi chuyển dạ (trước khi có sự khởi phát của cơn co tử cung) [8].

Ối vỡ non ở thai non tháng - preterm PROM (PPROM) là thuật ngữ chỉ những trường hợp ối vỡ ở thai từ 22 tuần 0 ngày đến 36 tuần 6 ngày khi chưa có chuyển dạ. Ối vỡ non ở thai non tháng xảy ra ở khoảng 3% các trường hợp thai nghén [2].

Ối vỡ non là nguyên nhân hoặc xuất hiện đồng thời với một phần ba các ca đẻ non, chiếm 30 đến 40% các ca đẻ non [1].

Ra nước ối ở thai non tháng có nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Hậu quả của ra nước ối trên thai non tháng phụ thuộc vào tuổi thai, ở tuổi thai càng non tháng thì biến chứng càng nặng nề.

Vấn đề xử trí ra nước ối ở thai non tháng là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất với các quan điểm bất đồng như:

- Tiếp tục theo dõi hay can thiệp ngay khi ra nước ối

- Sử dụng thuốc giảm co

- Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng

- Thời gian sử dụng corticoids trước sinh

- Phương pháp phát hiện nhiễm khuẩn cho mẹ và cho thai

- Thời gian chấm dứt thai kỳ

1.2. Giải phẫu màng đệm – màng ối

Màng ối bao gồm năm lớp. Từ bên trong gần nhất với thai nhi đến bên ngoài tiếp giáp với khoang tử cung của mẹ, bao gồm (1) lớp biểu mô màng ối bên trong, gần nhất với bào thai, (2) màng đáy, (3) lớp đặc, (4) lớp nguyên bào sợi và (5) lớp trung gian tiếp xúc với màng đệm. Các điểm nối giữa màng ối và màng đệm rất lỏng lẻo và không được hình thành rõ ràng (Hình 1) [9].


Màng đệm dày hơn màng ối nhưng có độ bền dẻo kém hơn. Nó bao gồm một lớp lưới với collagen loại I, III, IV, V và VI, màng đáy (collagen loại IV, fibronectin và laminin) và các tế bào nguyên bào nuôi có cực hướng về màng rụng.

Hình 1 1 Màng đệm màng ối 9 A màng ối B màng đệm C biểu mô màng ối D mạng 1

Hình 1.1: Màng đệm - màng ối. [9]

(A) màng ối, (B) màng đệm, (C) biểu mô màng ối, (D) mạng lưới sợi phát triển sau khi chồng lên nhau các màng trong tuần thai thứ 12 – 15.

1.3. Mô học của màng đệm – màng ối

Trước tuần thai thứ 12, màng ối chứa trong túi thai được ngăn cách với màng đệm bởi dịch màng đệm và lần lượt bao bọc thai nhi và nước ối trong một không gian riêng biệt trong túi thai. Màng ối lấy oxy và dinh dưỡng từ nước ối xung quanh cũng như dịch màng đệm cho đến khi “hợp nhất” không gian màng đệm. Sự hợp nhất của không gian màng đệm này thường xảy ra từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14 của thai kỳ, có thể bị chậm lại ở một số thai kỳ lên đến tuần thứ 15. Sự hợp nhất giữa màng đệm và màng ối chỉ đơn giản là gắn kết hai lớp màng khi không gian màng đệm bị loại bỏ bởi sự mở rộng của túi ối – các màng chồng lên nhau trong khoảng thời gian từ 12 tuần đến 15 tuần, vài tuần sau đó là sự hình thành của một mạng sợi rất nhỏ [10]. Hai lớp màng này liên kết với nhau bởi hệ thống mô liên kết giàu collagen và chất nền gian bào làm tăng độ bền của các màng thai. Màng ối gồm một lớp biểu mô trụ đơn và phía dưới là những lớp mô liên kết xốp. Màng đệm dày hơn, gồm các lớp lá nuôi. Màng ối hay nội sản mạc có tính chất dai và đàn hồi hơn, đồng thời có khả năng ngăn cản được vi khuẩn nhưng lại dễ thấm nước. Màng đệm hay trung sản mạc tính chất ít thấm nước nhưng lại dễ rách. Do đó, sự kết hợp của hai lớp màng có tác dụng tốt hơn từng lớp màng độc lập.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 12/09/2024