Các Nhận Xét, Đánh Giá Vai Trò Lễ Hội Đối Với Du Lịch

Phụ lục 8 Lễ hội và du lịch Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng 1

Phụ lục 8. Lễ hộidu lịch

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về du lịch, trong đó lễ hội được xem như một bộ phận cấu thành tiềm năng ấy. Vậy lễ hội có tác dụng gì đối với sự phát triển của ngành Du lịch, sức sống của nó ra sao? Những công việc của ngành Du lịch

phải làm là gì để có thể khiến lễ hội thành sản phẩm có nhiều tác dụng đối với đối với cuộc sống nay?

Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam gồm hai bộ phận: lễ hội truyền truyền thống cung đình và lễ hội dân gian. Với lễ hội dân gian, đây là nơi lưu giữ nhiều tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng của lễ hội dân gian Việt Nam được biểu hiện dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ nghề… Ngoài ra, các tín ngưỡng dân gian còn tiềm ẩn các trò diễn như tín ngưỡng thờ mặt trời, mặt trăng, thần nước… Sự tiềm ẩn đó khiến chúng ta khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa ấy. Cùng với tín ngưỡng, nhiều lễ hội còn gắn với phật giáo, thiên chúa giáo. Lễ hội cung đình gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao và sự phong phú là các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, Truyền lô…

Lễ hội truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ đặc sắc. Nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá. Chính địa điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn một điểm du lịch.

Với ngành Du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt. Ngành Du lịch cáng phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành Du lịch trong bước đường phát triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Đưa khách đến với lễ hôi truyền thống là nhằm để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hoá, tín

ngưỡng của lễ hội, tính dân tộc và tính phổ quát của lễ hội. Vì thế ngành Du lịch đứng trước một khó khăn, đồng thời cũng là một yêu cầu phải khai thác di sản văn hoá này sao cho khoa học, đúng với đặc trưng lễ hội.

So với các tỉnh thành khác ở phía Bắc, tỉnh Thừa Thiên - Huế có số lượng các lễ hội dân gian không phong phú bằng, song là mảnh đất có các lễ hội cung đình phong phú. Với sự tồn tại của 13 đời vua triều Nguyễn kéo dài 143 năm đã để lại cho Huế một hệ thống các lễ hội cung đình. Trong năm kỳ tổ chức Festival Huế, lễ hội truyền thống cung đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nếu như không muốn nói không có các lễ hội cung đình sẽ không có bản sắc Festival Huế. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy số lượng du khách đến với các lễ hội này còn khá khiêm tốn nếu đem so sánh với sự quy mô, hoành tráng của các lễ hội. Điều này có nhiều lý do khác nhau nhưng theo chúng tôi có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, do đây là các lễ hội cung đình, thể hiện các nghi lễ của triều đình nên chủ yếu là phần lễ chứ phần hội hầu như rất nhạt. Thứ hai, vấn đề thông tin quảng bá các lễ hội còn hạn chế đến du khách và đặc biệt với các công ty lữ hành, những người làm tour du lịch. Điều này đã hạn chế rất lớn đến vấn đề doanh thu du lịch từ lễ hội. Một hiện tượng thường gặp là chúng ta mới chỉ giới thiêụ được lớp văn hoá bề mặt của từng lễ hội, mà chưa thấy được lớp văn hoá ẩn tàng sâu hơn, lớp tín ngưỡng chìm trong các trò diễn một cách kín đáo, khuất khúc. Chúng ta làm sao bóc được hết các lớp tín ngưỡng, văn hoá đã lắng đọng ở chiều sâu trong lễ hội truyền thống giới thiệu cho du khách. Một hiện tượng khác cũng thường bắt gặp là trong khi giới thiệu về lễ hội, nơi chỉ nhấn mạnh tính địa phương mà không chú ý đến tính phổ quát. Cần giới thiệu cho du khách thấy tính chung và tính riêng, nét đặc thù của mỗi lễ hội.

Thực tế, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và ngành Du lịch Thừa Thiên - Huế nói riêng đã chú trọng đến sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Tuy nhiên, nếu giải quyết được một số vấn đề cấp thiết sẽ đưa lễ hội truyền thống trở thành sản phẩm du lịch đặc sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Việc khai thác các lễ hội tuy đã được chú trọng nhưng các sản phẩm đã có về lễ hội chỉ dừng lại ở mức miêu tả mà chưa lý giải, giải thích. Trên thực tế, nhất là ở các địa phương, việc tìm hiểu các lễ hội truyền thống chưa được ngành Du lịch chú ý. Truyên truyền viên, hướng dẫn viên cho du khách mà chưa am tường lễ hội nên chưa thể giới thiệu được cặn kẽ. Nguyên nhân này có thể từ nhiều phía, nhưng cái chính là nguyên nhân chủ quan của ngành Du lịch trong việc đào tào hướng dẫn viên.

Trong di sản văn hoá của các thế hệ trước để lại, lễ hội dân tộc có tác dụng hữu hiệu với ngành Du lịch không chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở cả hai mặt: giới thiệu đất nước, con người và kinh doanh. Khai thác, giới thiệu những lễ hội dân tộc biến nó thành người bạn đồng hành trong cuộc sống hôm nay là công việc của ngành Du lịch. Về cả phương diện giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc lẫn phương diện kinh doanh, Ngành rất cần một thái độ khoa học, đúng hướng, sự hỗ trợ của các nhà văn hoá. Lễ hội dân tộc luôn có sức hấp dẫn và thu hút du khách. Bởi đó là thế giới tâm linh của con người.

ThS. Hồ Ngọc Thạch

Nguồn: http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=0114&itemid=897

Phụ lục 9. Các nhận xét, đánh giá vai trò lễ hội đối với du lịch

Du lịch lễ hội: Lịch sử hay “sân khấu” hóa?

Nếu biến những lễ hội thiêng liêng thành những buổi biểu diễn văn nghệ nhằm thu hút khách du lịch thì không lâu nữa sẽ làm mất dần sự thành kính đối với dân tộc và lịch sử, làm mất niềm tin trong tâm linh người dân. Đó là cách ứng xử thiếu văn hóa đối với văn hóa. sự kiện nóng

Lễ hội thiêng liêng hay biểu diễn văn nghệ?

Thời gian gần đây, có một sản phẩm du lịch mới được rất nhiều cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp du lịch quan tâm, đó là du lịch lễ hội.

Việt Nam với hơn 8.000 lễ hội trong năm, lại đa dạng về chủng loại và dày đặc về mật độ nên đây được xem là tiềm năng lớn để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, đó là du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng, tôn giáo. Du lịch lễ hội được ví như một mỏ vàng đang bị bỏ hoang.

Thực ra đây là một xu hướng du lịch không mới, thậm chí được khá nhiều quốc gia tổ chức thành công, trong đó đáng chú ý như: Lễ hội té nước trong dịp lễ Tết cổ truyền Songkran tại Thái Lan, lễ hội Chol Chnam Thmay của Campuchia, lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản, hay lễ hội Bia của người Đức ... Các lễ hội này đã được quốc tế hóa và thu hút một lượng đáng kể du khách nước ngoài đến tham gia, góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người của quốc gia đó đến với bạn bè thế giới.

Tuy nhiên tại Việt Nam, mặc dù du lịch lễ hội đã được xem là rất thuận lợi do có bề dày lịch sử, văn hóa nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, chưa thu hút được du khách như mong muốn.

Lý giải điều này, nhiều ý kiến cho rằng lễ hội ở Việt Nam quá đông người, thường quá tải, dẫn đến tình trạng lộn xộn, giao thông ùn tắc, môi trường ô nhiễm, nạn cướp giật, chèo kéo khách vẫn thường xuyên diễn ra ... Bên cạnh đó, một số lễ hội còn thể hiện sự yếu kém trong công tác tổ chức, chương trình bị chắp vá, bị “sân khấu” hóa, lai tạp, biến tướng, khác xa với nguyên gốc ...

Lâu nay, Huế được xem là địa phương đã khai thác tốt tiềm năng du lịch thông qua các giá trị văn hóa truyền thống. Hàng năm, qua các kỳ Festival, Huế đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu. Trong đó các lễ hội như lễ tế Xã Tắc (tế thần Đất và thần Lúa, cầu mùa màng bội thu), lễ tế Giao (tế Trời tại đàn Nam Giao), lễ hội đền Huyền Trân... có vai trò rất lớn, góp phần tạo nên thành công của các kỳ Festival nói riêng và cho ngành du lịch Huế nói chung. Ứng xử thiếu văn hóa với văn hóa

Sự thành công của ngành du lịch Huế đang được các địa phương khác học hỏi và làm theo, nhất là các địa phương vốn có nhiều lễ hội nhưng chưa được nghiên cứu, phục dựng một cách bài bản và tổ chức chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội thành các sản phẩm du lịch đang còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hầu như chưa có một nghiên cứu khoa học mang tính tổng thể về lễ hội truyền thống. Vẫn còn tồn tại nhiều lẫn lộn trong việc phân biệt rạch ròi đâu là văn hóa dân gian truyền thống, là tín ngưỡng, tâm linh, đâu là mê tín dị đoan. Thậm chí cái gì là giá trị gốc, là nguyên bản, cái gì là sự chắp vá, lai tạp vẫn chưa được làm rõ.

Ngay cả các lễ hội tại Huế vẫn đang vấp phải nhiều ý kiến phê phán, đặc biệt là ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu biến những lễ hội thiêng liêng thành những buổi biểu diễn văn nghệ nhằm thu hút khách du lịch thì không lâu nữa sẽ làm mất dần sự thành kính đối với dân tộc và lịch sử, làm mất niềm tin trong tâm linh người dân. Đó là cách ứng xử thiếu văn hóa đối với văn hóa.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng dân tộc học đã chỉ ra rằng trong một năm vừa qua hội Gióng ba, bốn lần bị sân khấu hóa. Và ông bày tỏ: “Những nghi lễ của ngày hội bị biến thành buổi biểu diễn văn nghệ khiến các nhà nghiên cứu lo lắng”.

Còn TS lịch sử Nguyễn Hồng Kiên, khi đề cập đến vấn đề lễ tế Xã Tắc đang được kêu gọi xã hội hóa và chuẩn bị được tế lễ vào dịp Festival tại Huế sắp tới,

thì thẳng thắn hơn khi cho rằng: “Sản phẩm du lịch đội lốt lễ tế truyền thống linh thiêng của dân tộc này đang bị thương mại hóa. Một nghi lễ quốc gia mà sao đến mức phải kêu gọi tài trợ? Một nghi lễ quốc gia thì không thể xã hội hóa. Đây là một Quốc lễ chứ không phải là một lễ hội dân gian truyền thống”.

Những ý kiến trên đây quả thật đáng để các nhà quản lý và tổ chức du lịch quan tâm, bởi đa phần những lễ hội thu hút được du khách là những lễ hội mang tầm quốc gia và nặng tính tâm linh. Nhiều người sẽ không chấp nhận một lễ tế cầu cho quốc thái dân an, mùa màn bội thu đầy tôn nghiêm là đang “diễn” chứ không xuất phát từ sự thành kính cần thiết.

Trong lễ tế Xã Tắc diễn ra vào ngày 08.04.2010, mở màn cho Festival Huế 2010, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thực hiện, thì Vua do diễn viên đoàn hát sắm vai, nhưng 100 vị bô lão lại là bô lão thật (từ các làng trên toàn tỉnh được mời về, đại diện cho trăm họ). Điều này đã tạo nên một “hình ảnh” rất khó chấp nhận là Vua thì cử hành nghi lễ rất trang nghiêm nhưng là cái “trang nghiêm” của diễn xuất, còn các vị bô lão thì quỳ lạy vua và thần linh với một niềm thành kính rất chân thật.

Khi chứng kiến màn “trình diễn này”, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã phải thốt lên rằng: “Thật không ra thật, mà giả cũng chẳng ra giả!”. Còn TS Trần Đức Anh Sơn, lúc bấy giờ đang tham gia đề tài đánh giá việc khôi phục các lễ hội cung đình Huế (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì), thì chua chát: “Lập lờ giữa các mục đích nên chẳng cái nào ra cái nào”.

Lợi bất cập hại

Quả thật, làm du lịch gắn liền với lễ hội, nhất là những lễ hội mang tính tâm linh rất khó. Nếu không được nghiên cứu và tổ chức một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc thì sẽ dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại.

Tuy vậy, không phải là không có cách làm có thể vẹn cả đôi đường. TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng “Nếu phục hồi các lễ tế để nhằm phục vụ du lịch thì nên làm một lễ hội du lịch, vua quan quần thần ấy là diễn viên sắm vai, nhằm cho du

khách được xem một lễ tế phục dựng theo ngày xưa. Còn nếu là lễ tế để cầu quốc thái dân an thì phải làm việc đó bằng lòng thành kính với đất trời; và tất nhiên không cần phải có một ông vua giả đứng tế”.

Ngoài ra, nếu nhìn ra thế giới, đa phần các lễ hội thu hút được du khách của các nước khác là các lễ hội dân gian, mang tính cộng đồng cao, ít hoặc không có liên quan đến yếu tố tâm linh, nhất là các yếu tố mang tính quốc gia đại sự. Do đó, khi làm du lịch, cần phải xem xét và phát huy tối đa những lễ hội thuộc dạng này. Bởi khi một lễ hội mang tính cộng đồng cao thì rất dễ được mọi người ở nhiều nền văn hóa khác nhau chấp nhận.

Du lịch gắn liền với lễ hội là một xu hướng tất yếu và cũng là một cách khai thác hiệu quả những lợi thế vốn có của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, làm như thế nào và mức độ ra sao thì rất cần sự cân nhắc và định hướng đúng đắn của những cơ quan chức năng, những nhà quản lý văn hóa. Nếu làm một cách khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao đối với văn hóa thì chẳng những không bị mang tiếng là tầm thường hóa lễ hội mà còn góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một và biến tướng.

Phụ lục 10. Một số lưu ý qua phỏng vấn, điều tra, thống kê, ý kiến cho du lịch lễ hội

- Sự phối hợp của các ban ngành là điều rất quan trọng. Đặc biệt giữa văn hóa và du lịch.

- Các công ty du lịch cần đầy mạnh việc khảo sát, xây dựng các chương trình du lịch lễ hội, đào tạo nhân viên, nâng cao nhận thức về vai trò của lễ hội đối với du lịch.

- Công tác tuyên truyền quảng bá đóng vai trò quan trọng trọng trong các chương trình du lịch lễ hội.

- Kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và lễ hội. Các doanh nghiệp du lịch phải kết hợp với bộ phận tổ chức lễ hội để xây dựng các phương án đón tiếp khách. Rà soát điều chỉnh các hình thức nội dung lễ hội phù hợp.

- Hoạt động lễ hội cần lưu ý các hoạt động bổ sung như dịch vụ vui chơi giải trí. Tổ chức các trò chơi để khách có thể tham gia.

- Hàng hóa lưu niệm cùng cần quan tâm. Hàng lưu niệm phải là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

- Đầu tư cho cơ sở giao thông hạ tầng đảm bảo thuận tiện trong đi lại và tiếp cận.

- Lễ hội cần lưu ý vấn đề vệ sinh, môi trường.

- Phát triển du lịch lễ hội cần có chiến lược lâu dài và các kế hoạch chuẩn bị kỹ càng. Sau khi chọn lựa cần đầu tư có tính tập trung cho lễ hội tiêu biểu để từ đó xây dựng kế hoạch sớm. Từ đó có kế hoạch cho việc xúc tiến hoạt động du lịch tuyên truyền quảng bá trước khi hoạt động xảy ra cả năm.

- Hoạt động tuyên truyền quảng bá phải được tiến hành thường xuyên.

- Thực trạng không những khách nước ngoài mà cả khách nội địa, thậm chí người dân địa phương vẫn chưa nắm được thông tin thời gian sẽ diễn ra các lễ hội.

- Huế có lễ hội dân gian đa dạng và phong phú, tuy nhiên có thời điểm lễ hội tập trung diễn ra dày đặc, có thời điểm ít và thậm chí có tháng không có lễ hội nào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023