Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 18

Trước một trận mưa đen mịt tối, tất thảy người mà tự thảy quỷ, một vùng chôn kẻ cực người sang. Sau ba hồi trống dục loa dồn, biết phận là biết đâu duyên, ba thước lấp anh hay chú vụng”. Người gây ra thảm cảnh đó là quân đội xâm lược Pháp:

“Ai ngờ vận trời năm Ất Dậu, tiết tháng năm còn dưới tuần trăng. Ghê thay luồng sóng ở Tây phương, quân đội Pháp kéo lên bắn tóe. Trận khói lửa đưa người chín suối, mất xác mất thây.

Nào sang hèn rồi kiếp ba sinh, hết hồn hết vía”

Trước thảm cảnh đó, cầu mong cho các hồn chóng siêu thoát, xin tinh linh các đấng phò trì cho Tổ quốc trường tồn. Đó là ý nghĩa mà bài văn tế muốn truyền đạt:

“Nào hồn đông hồn tây, hồn nam hồn bắc, chẳng đâu không gọi hồn về. Hỡi cô phu, cô phụ, cô tử, cô thần, may hãy còn mình, mình cúng

Cúng cha anh chú bác, thím mợ cô dì ta cả thảy, đau đoàn sau cùng đau đoàn trước, tình nhất sinh nhất tử sơ khác gì thân.

- Này hương hoa vàng giấy, xôi rượu muối trà, chút gọi rằng nếm lấy hơi, xin nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào, thác xem như sống.

Hỡi tinh linh các đấng, phòng trì cho Tổ quốc trường tồn

Này quốc ngữ đôi hàng, ao ước những chí thành năng động. Thương ôi! Xin hưởng”

Buổi tối là lễ đăng đàn chẩn tế do các nhà sư đảm nhiệm. Chủ lễ là một vị hòa thượng, tuổi cao đức trọng, đứng dọc hai bên là sáu vị kinh sư. Ý nghĩa của lễ đăng đàn này là cầu nguyện cho các hương linh được siêu thoát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Sau cuộc lễ là hình thức phóng sinh: chim, lươn, cá v.v…

Trong lễ “đăng đàn chẩn tế”, vị hòa thượng chủ lễ thỉnh thoảng lấy tay vốc từng nắm xôi và đồng tiền kẽm đặt sẵn trong một cái khay lớn vất ra sân. Đám trẻ con chen chúc nhau lượm các đồng tiền trên lấy đây đeo cổ để trừ yêu ma quỷ quái.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 18

Sau kỳ lễ tế, vào ngày 12 tháng 6 âm lịch có tục đi chạp mộ tập thể những người tử nạn trong ngày thất thủ kinh đô (địa điểm gần lăng cụ Kinh Tế, trên đường vào chùa Trà Am, có hai đám mộ tập thể chôn người tử nạn trong biến cố 23/5) tại núi Ngự Bình (những người này được vùi sơ sải, đến khi dọn tử thi trong thành nội, người ta nhận thấy khu vực có nhiều tử thi nhất là vùng sát với miếu âm hồn hiện tại. Có lẽ con đường dẫn đến cửa Chính Đông là con đường dân chúng ào ào chạy loạn, quân Pháp vào thành cũng theo cửa Chính Đông nên sự sát hại thật thảm khốc. Khi đào mộ cải táng, người ta thấy có mũ mang, bài ngà quan lại lân xác ngựa).

Tập tục cúng âm hồn bắt đầu những năm từ sau biến cố, kéo dài cho đến bây giờ, không năm nào gián đoạn, dù hơn trăm năm qua, Huế đã trải qua bao biến cố, chịu bao mất mát đau thương. Tuy nhiên, quy mô và hình thức cúng tế tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà có sự chuyển đổi.

Dưới thời đại quân chủ, vào ngày tế lễ, bà Từ Cung cho lính gánh lễ vật ra cúng tại miếu. Giờ hành lễ, quan lại các bộ trong Thành Nội cũng đến hành lễ. Năm nào phẩm vật và tiền bạc cúng phong phú thì ban tổ chức cho hạ bò, lợn để cúng tế.

Sau lễ tế, bài vè “Thất thủ kinh đô” được Lão Mới, một nghệ nhân lão thành, kể vài đoạn gợi nhớ lại cảnh hãi hùng chạy loạn năm 1885 (gồm 80 câu, từ 391 đến câu 470). (Vè “Thất thủ kinh đô” do Lê Văn Hoàng sưu tầm, bản thảo do Lão Mới kể)

Trong những năm cách mạng thành công, tập tục cúng âm hồn vẫn được duy trì. Trong những năm này, kết hợp cúng âm hồn với sự cứu giúp những người nghèo khó đang còn sống, Ban tổ chức quy góp tiền mua vải cắt cho người nghèo, tỏ tình đùm bọc người đồng loại “lá lành đùm lá rách” thật đầy ý nghĩa nhân văn. Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.

6 Lễ Phật Đản ở Huế Hằng năm ngày rằm tháng tư âm lịch trước kia là ngày 1

6. Lễ Phật Đản ở Huế

Hằng năm, ngày rằm tháng tư âm lịch (trước kia là ngày mồng 8 tháng tư âm lịch), dân chúng Huế trang trọng cử hành lễ Phật Đản (đản sinh đức Phật). Lễ hội được cử hành ở tất cả các chùa, cùng các khuôn hội Phật giáo. Trung tâm chính là chùa từ Đàm.

Đức Phật là Thái tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia ở Ấn Độ. Thái tử có 32 tướng tốt. Lớn lên, thái tử là người tài giỏi, thông minh. Ngài kết hôn với công chúa Gia Du Đà La, sinh được một con trai.

Một ngày, thái tử được lệnh đi thăm kinh thành. Đến một quãng đường cong, thái tử gặp một người già, hỏi ra mới biết rằng ai cũng sẽ già yếu, thái tử rất buồn. Thái tử cùng Xa Nặc cải dạng thành người lái buôn ra khỏi thành. Lần này gặp một người bệnh nặng gần chết, rồi thấy một đám tang đi qua. Thái tử biết đó là nghi lễ cử hành cho người đã chết. Thái tử thấu hiểu ý nghĩa cuộc đời, con người không qua khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Ngày quyết tìm chân lý để giải thoát cho chúng sinh. Thái tử bỏ cung điện, vợ con, quyết chí đi tu. Sau khi đắc đạo, ngài đi truyền giáo trong 49 năm, rồi nhập định vào cõi Niết Bàn.

Đạo phật là tôn giáo được đông đảo quần chúng ở Huế hâm mộ. Có đến 80% dân chúng là tín đồ. Ngày Phật Đản là ngày hầu hết các gia đình và chùa chiền ở Huế tự động lo lắng tổ chức. Ngày 14 tháng 4 âm lịch là ngày chuẩn bị cho ngày đại lễ. Dân chúng trang hoàn nhà cửa, treo đèn, kết hoa. Quan trọng nhất là bàn thờ Phật, Hương hoa, trầm trà được trưng bày một cách huy hoàn đẹp mắt.

Ban tổ chức lo xây dựng lễ đài trước mặt chùa Từ Đàm, sát với chùa để tổ chức buổi lễ chính vào sáng ngày rằm tháng tư. Tối 18 tháng 4, con đường lên chùa Từ Đàm đã tấp nập người trẩy hội, xem đèn và lễ đài.

Vào ngày chính lễ rằm tháng 4, tất cả các chùa bắt đầu làm lễ từ lúc 4 giờ sáng. Riêng tại chùa Từ Đàm, ở lễ đài chính, buổi lễ bắt đầu từ 7h sáng. Lễ đài

phải thiết tượng sơ sinh của Đức Phật đang bước trên đóa hoa sen. Chung quanh đầu là hào quang tỏa sáng. Dưới tượng đài sen có 7 đóa sen.

Sáng rằm, sau khi chư tăng, Phật tử các chùa, khuôn hội về đầy đủ, giờ cử hành nghi lễ mới khởi sự. Lúc này ở chùa Từ đàm, Phật tử hàng ngũ chỉnh tề, các vị sư ở trong những vị trí qui định, hai hàng thiếu nữ, sao dài lam, hai tay đỡ lãng hoa đứng dọc hai bên lễ đài kéo ra tận cổng chùa. Các loại cờ phật giáo treo trước sân chùa tạo một quang cảnh vừa trang nghiêm, vừa rực rỡ.

Bắt đầu lễ là ba hồi chuông trống bát nhã. Tiếp đến là diễn từ của một vị hòa thượng đại diện miền, trình bày ý nghĩa của lễ Phật Đản. Bài này thường là diễn từ chung của giáo hội trong năm đọc cho quản đại quần chúng trong ngày Phật Đản. Kết thúc buổi lễ là các Phật tử dâng hoa cúng dường Đức Phật.

Vào ngày rằm tháng tư, hầu hư toàn thành phố Huế đều ăn chay, cờ Phật giáo được treo khắp nơi, chứng tỏ đạo Phật có một sức tỏa sáng đến mọi nhà. Thành phố Huế có lúc được xem là một thành phố Phật giáo. Con người Huế hiền hòa, chuộng đức độ, phải chăng là do ảnh hưởng thuyết lý đạo Phật đã bắt rễ sâu xa vào lòng dân tộc hàng ngàn năm trước.


6 Hội đua ghe truyền thống Hội đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế là 2

6. Hội đua ghe truyền thống

Hội đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế là một ngày lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975.

Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc Khánh 02-9 (dương lịch). Địa điểm đua là bờ Sông Hương trước trường Quốc Học. Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khỏe và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Đây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân vào ngày Quốc Khánh. Quy mô hội có tính chất rộng rãi liên phường xã và các huyện trong tỉnh. Hội tổ chức theo định kỳ, mỗi năm một lần theo phong tục.

Vào ngày lễ. Ban tổ chức tuyên bố thể lệ dự giải và chương trình đua bơi gồm có một độ cúng, 7 độ tiền và một độ phá (9 đội đua). Mỗi đội đua phải qua 3 vòng, 6 tráo, riêng độ 7 và 3 độ tiền của nữ là hai vòng bốn tráo. Đội đua bắt đầu bằng một lệnh trống (1 hồi chiêng). Các ghe đua 3 vè chính dọc Sông Hương, lộn vè rốn lúc xuất phát và vòng cuối lúc vào đích. Đây là một tập tục truyền thống vốn được nhân dân mến chuộng từ các lễ hội cổ truyền. Đua trải, đua ghe luôn là một môn thể thao hấp dẫn, biểu thị sức khỏe và tài năng khéo léo của thanh niên nam nữ.

Đối tượng tham gia lễ chủ yếu là thanh niên nam nữ các phường xã thuộc các huyện và thành phố cũng ra sức đua tài trên sông Hương. Các người lớn tuổi và trẻ em thì ra sức cổ vũ nên không khí cuộc đua bao giờ cũng sôi nổi, hào hứng.

Nếu các cuộc đua ghe ở các làng mạc xa xưa có ý nghĩa và mục đích để cầu mưa thuận gió hòa thì cuộc đua ghe truyền thống hiện nay không giữ lại mục đích đó, mà dịp để tỏ lòng hân hoan và thi tài thể lực nhân ngày Quốc Khánh. Lễ hội này vẫn còn được tổ chức, đem lại nguồn vui cho cả vận động viên lẫn dân chúng trong tỉnh.


7. Hội thả diều truyền thống

Hội diều truyền thống thành phố Huế tổ chức vào ngày 26 tháng 3 dương lịch 3

Hội diều truyền thống thành phố Huế tổ chức vào ngày 26 tháng 3 dương lịch, mỗi năm một lần. Ngày 26 tháng 3 là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế, nên hội diều thành phố Huế tổ chức để

biểu diển lòng hân hoan. Địa điểm tổ chức là sân vận động Ngọ Môn.

Hội diều là nơi tập hợp các nghệ nhân chơi diều lớn tuổi lẫn thanh niên để giữ gìn, phát huy bộ môn thể thao bổ ích và tạo điều kiện cho các hội viên nâng cao trình độ thi tài và biểu diễn.

Huế là thành phố nổi tiếng về diều. Dưới thời Bảo Đại, Phủ doãn Thừa Thiên thường tổ chức những cuộc thi diều trong các dịp lễ hằng năm. Bây giờ cũng đã có những tay chơi diều nổi tiếng như các ông Nguyễn Văn Bân, Trần Văn Bân, Ưng Sừng, Đoàn Chước. Họ là những người tìm tòi sáng chế ra những chất liệu mới để cải tiến con diều và nâng cao nghệ thuật thả diều. Trong những năm 1935-1940, ở Huế đã phổ biến loại diều bướm có màu sắc rực rỡ do nghệ nhân Ưng Sừng sáng chế.

Nghệ nhân chơi diều Huế đã tạo cho cánh diều một cuộc sống, sự linh hoạt qua nghệ thuật điều khiển dây, thể hiện nhữnh chủ đề như: Phượng hoàng sinh con, Gà chọi, chèo bẻo đánh quạ, Tấm Cám, Tề Thiên Đại Thánh không chiến với Ngưu ma vương, Sơn tinh Thủy tinh, Bát Man đáu với Siêu nhân, trận bóng đá… Trong lẽ hội thả diều, mở đầu là phần giới thiệu đại biểu, các vị quan khách, các đơn vị dự thi và tham gia biểu diển. Tiếp đến là diển văn của vị đại diện ban tổ chức, nói lên mục đích, ý nghĩa của ngày hội diều truyền thống.

Đây là một loại lễ hội hằng năm rất cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt vui chơi của lứa tuổi thanh thiếu niên. Hiện nay vẫn còn tổ chức, đem lại vui tươi và nhất là giới thiệu được với giới nghệ thuật chơi diều độc đáo của nhân dân thành phố Huế.


8 Lễ tế trời ở đàn Nam Giao Ngày xưa các bậc đế vương coi mình là thiên tử 4

8. Lễ tế trời ở đàn Nam Giao

Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử - con trời, mà trời là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ đều tổ chức long trọng lễ tế trời rất. Vì là con trời,

thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con.

Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần.

Đàn Nam Giao được xây dựng xong vào năm Gia Long thứ 5 (1806) ở làng Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế, trong một khuôn viên đất dài 390m, rộng 265m, trên một vị thế cao ráo, thoáng đãng. Chung quanh khuôn viên bao bọc bởi một vòng tường thành bằng đá trổ 4 cửa rộng theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, trước mỗi cửa xây một bức bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m.

Đàn gồm 3 tầng:

Tầng trên cùng gọi là Đàn thượng hình tròn nên còn gọi là Viên đàn, đường kính 9 trượng 6 thước, nền cao 7 thước. Bốn phía đều xây bậc lên xuống, mặt nam 15 cấp, ba mặt bắc, tây, đông đều 9 cấp. Xung quanh Đàn là một vòng lan can màu xanh tượng trưng cho trời (Thiên), cao 2 thước.

Tầng thứ 2 gọi là Đàn trung có hình vuông nên được gọi là Phương đàn, vòng lan can màu vàng tượng trưng cho đất (Địa).

Tầng dưới cùng gọi là Đàn hạ, cũng hình vuông, vòng lan can màu đỏ tượng trưng cho người (Nhân).

Bên trái đàn là Trai cung, nơi vua chay tịnh trước khi hành lễ. Bên phải có Thần khố (kho để đồ tế) và Thần trù (nhà bếp chuẩn bị lễ vật cúng tế).

Trước 1 ngày, bắt đầu từ canh 5, Cấm binh cờ xí, giáo mác đầy đủ, dàn bọc xung quanh đàn cả trong lẫn ngoài và các nhà Thần trù, Thần khố, Trai cung. Lính của các quân bộ Binh xếp hàng nghiêm ngặt vào vị trí phân định của mình dọc hai bên con đường xa giá của nhà vua đi qua, kéo dài từ trong Đại Nội đến bến Phu Văn Lâu, qua bến đò bờ nam sông Hương ở xã Dương Xuân, cho tới tận đàn Nam Giao. Đồng thời kỳ lão 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường từ bến đò bờ nam đó cho tới tận đàn sở, họ phải quỳ đón và quỳ tiễn xa giá của vua cho đến khi nhà vua yên vị tại Trai Cung.

Đám rước bắt đầu vào lúc trời vừa tản sáng, mở đầu bằng việc các Thái giám bưng Đồng nhân trong phòng Trai cung điện Cần Chánh bàn giao cho quan Thái Thường tự; Đồng nhân này sẽ được rước lên đặt ở Trai cung tại đàn Nam Giao. Một không khí chờ đợi, nao nức sống dậy sau một đêm thiếu ngủ trong hàng vạn binh lính, các kỳ lão và các dân chúng từ mọi vùng đến xem. Cờ xí, giáo gươm dựng lên phấp phới. Thế rồi, phút chốc cờ vàng tung bay trên Kỳ Đài báo hiệu giờ phút vua lên đường đến Đàn Nam Giao để tế trời. Đoàn Ngự đạo tiến về Đàn Nam Giao với 3 đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo.

Tiền đạo: Dẫn đầu bởi hai thớt voi trang hoàng rực rỡ, trên mình dựng lầu sơn son, mõi thớt da một viên Quản tượng và 3 tượng binh điều khiển, chúng chậm rãi bước đi với dáng vẻ nghiêm trang. Tiếp theo sau hai thớt voi, tiền đạo được xắp xếp lần lượt như sau:

Hai võ quan cưỡi ngựa cầm cờ Cảnh tất có lính che lọng, theo sau là các võ quan gồm một viên Đô thống và hai viên Chánh quản di hai bên; đến hai toán lính nhung phục, toán bên trái khiêng một cái giá trống, đều che lộng đỏ.

Viên thống chế cưởi ngựa che lọng cầm loa đồng, chung quanh là một toán lính mặc nhung phục, cầm cờ Ngũ hành (cờ Kim, Mộc ở bên phải, cờ Thủy, Hỏa bên trái; cờ thổ ở giữa).

Phường trống ngũ lôi (gọi là Ngũ lôi đồng cổ) mang não bạt, thanh la, trống (đánh hai tiếng một).

60 lính Ngự lâm áo nỉ đỏ cầm cờ Tam tài, Tứ phương, Vân cẩm, Long vân, Thập nhị thời thần, Phong, Vân, Lôi, vũ và 8 lính Ngự lâm cầm phan Thi huệ, Phu văn, Chấn võ, hành khánh.

4 cấm binh cầm một lá cờ Bắc đẩu lớn đi ở giữa hai bên là hai hàng lính cầm 28 lá cờ Nhị thập bát tú.

Cổ xe Ngọc lộ do một thớt voi kéo, hai hàng kỵ binh và 14 bộ binh đi theo hộ vệ.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí