Lễ Hội Và Văn Hóa Tâm Linh Thu Hút Đông Khách Du Lịch Đến Huế

Cỗ xe Long đình do 4 con ngựa kéo, hai bên che quạt lá vả thêu rồng, mây, chữ phúc, chữ thọ, 12 bộ binh đi theo hộ vệ hai bên.

Ban Đại nhạc với trống lớn, ken lớn, thanh la, tù và, nhưng không cử nhạc suốt đường đi.

Một toán lính dàn hàng tư cầm cờ Tam tài, Tứ phương, 10 cái tàn màu vàng.

Cỗ xe Long đình để rượu, gọi là phúc tửu, được che bằng hai cái lọng vàng.

Một Long tiễn che bằng 4 lọng vàng, có 20 bộ binh hộ vệ hai bên.

Cuối cùng là kiệu Cửu long khúc bính che 2 lọng vàng, 4 bộ binh đi theo hộ vệ.

Trung đạo:

Đi đầu là viên Thống chế cưỡi ngựa, hai bên có hai con ngựa đóng bành, theo sau là hai viên Chánh quản đi song song.

Hai giá trống, giá chiêng che lọng đỏ do một viên suất đội điều khiển đám lính khiêng, theo sau là một toán các võ quan.

Ban Nhã nhạc với đàn, sáo, hồ, nhị, phách, sênh, tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Cỗ Long đình kim bảo đựng các thứ ngọc quý khi làm lễ do 6 người khiêng, hai hàng lính cầm tờ, quạt dàn hai bên để hộ vệ.

Một đoàn lính Hộ vệ, Cảnh tất đi hàng hai, cầm cờ Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ, Chu tước, cờ Bát quái, Long, Phụng, Nhật, Nguyệt.

Cỗ xe long đình che hai lọng vàng, trong đó chở các đồ tế phục của vua.

Hai hàng lính Ngự lâm cầm tàn vàng, quạt vả, gương trường hộ vệ kiểu Cửu long khúc bính che hai lọng vàng, sau kiệu là các vị tôn tước.

Bốn hàng lính Cẩm y mang 4 đèn lồng, 2 lư hương, 2 hộp hương, 2 phất trần, 2 chiếc gươm tuốt trần chuôi mạ vàng, 2 thanh Ngự kiếm, 16 chiếc gậy Kim ngô, 16 chiếc gậy ngự trượng, 8 cái búa vàng, 8 cái vớt vàng.

Kiệu vua, hai bên che 4 chiếc lọng vàng bằng lụa thêu hoa, mây ngũ sắc; 4 chiếc tàn vàng bằng vóc thêu 9 con rồng; hai bên có 20 lính Thị vệ dàn hầu, đi sau là một ban Nhã nhạc vừa tiến hành vừa cử nhạc. Nhà vua ngồi trên long tiễn,

đầu chít khăn vàng, mình mặc áo vàng, im lặng, trang nghiêm. Theo hầu sau kiệu vua là các hoàng thân, hoàng tử, các thái giám.

Bốn người lính khiêng Ngự kỷ (ghế của vua) che 4 lọng vàng, một toán lính Túc vệ cầm búa vàng, vớt vàng, trường thương theo hầu.

Xe nhuyễn như che 4 lọng vàng, có lính cầm cờ quạt đi hai bên.

Một cỗ xe Long đình che 4 lọng vàng, chở các đồ Ngự dụng (những vật nhà vua dùng).

20 lính Thị vệ và hai con ngựa đóng bành.

Cuối cùng là một đám lính cờ, quạt phấp phới, đủ màu. Hậu đạo:

Mở đầu là các quan đại thần ban võ như Đô thống, Thống chế, Đề đốc, Lãnh binh; theo sau là giá chiêng, giá trống và bốn hàng bộ binh dài cầm cờ Tam tài, Nhị thập thời trần, Nhị thập bát tú.

Một cỗ xe Long đình che 2 lọng vàng, 2 quạt vả, bên trong đặt tượng Đồng nhân, tay cầm cái biển ghi hai chữ Trai giới. Theo sau là đông đảo các quan võ tứ phẩm, quan văn ngũ phẩm trở xuống, người cưỡi ngựa, kẻ đi võng do lính khiêng, có che lọng.

Phần cuối của Hậu đạo, cũng là phần cuối của đám rước là một đám lính cầm cờ quạt và 2 thớt voi trang hoàng rực rỡ.

Đến giờ quy định, Phương đàn, Hạ đàn các hạng hương, đen, trầm, trà, các lễ phẩm trâu, bò, đèn, lụa, vàng, ngọc, chén, bát, xuôi, rượu…đều được xếp đặt đày đủ, tử tế vào các chỗ đã quy định. Các quan phân hiến, Bồi tế, Chấp sự có mặt ở vị trí của mình. Các ca công cung kính đứng chờ ở hai bên tả, hữu đàn. 30 viên quản cai, quản vệ, cai đội, hiệu úy của Thân binh, cấm binh dàn hàng hai bên Viên đàn. Hai bên bậc cấp Hạ đàn và Phương đàn, mỗi nơi có 8 viên quản vệ, cai đội lính Thân binh, Cấm binh giơ cao đèn, đuốc, kiếm chờ đón vua đến làm lễ.

Một vùng đèn đuốc sáng rực giữa bốn phương đắm chìm trong bóng tối, giữa hơi sương mùa xuân nhẹ buông xuống vạn vật… tất cả tạo thành một khung cảnh vô cùng trang nghiêm, huyền ảo… để chờ Vua từ Trai Cung ra Đàn làm chủ tế.

Sau khi lễ tế đã xong, chuông trống tại Trai cung gióng giả nổi lên. Đại nhạc, nhã nhạc, quân nhạc cùng nhất loạt cử hành. Kiệu vua đến cửa Bắc thì chuông trống ngưng tiếng; kỳ lão phủ Thừa Thiên quỳ đón, tiễn vua về Đại Nội. Đến bến sông Hương, vua ngự lên thuyền, thay lễ phục bằng thường phục. Thuyền ngự vừa cập bến Phu Văn Lâu, lính Thị vệ, Biền binh đã chực sẵn để nghênh đón. Ngự giá theo cửa Quảng Đức tiến về Ngọ Môn. Chuông trống trên lầu Ngũ phụng nỗi lên. Khi ngự giá vào tới điện Cần Chánh, Vua lên ngai vàng nhận lại kỳ bài do quan giữ thành đem nộp.

Có thể nói, lễ tế Nam Giao là đại lễ quy mô nhất, tốn nhiều công của nhất trong số các lễ hội triều Nguyễn.


9. Lễ tịch điền

Lễ Tịch Điền là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng 1

Lễ Tịch Điền là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp. Vua Minh Mạng từng xuống Dụ coi việc này “thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả”. Xem xét nghi thức cử hành đại lễ

này dưới triều đại Trần, Lê thuở trước, vua Minh Mạng cho rằng “nghi lễ phàn nhiều giản lược”, do đó vào năm 1828, nhà vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài.

Ruộng Tịch Điền dưới thời vua Gia Long được đặt ở hai phường Hòa Thái, Ngưỡng Trị trong Kinh thành, đến năm 1828 nhận thấy nơi đây là chổ đất thấp trũng, vua Minh Mạng ra lệnh chuyển về hai phường An Trạch và Hậu Sinh.

Lễ được tổ chức vào tháng 5 âm lịch, gọi là tháng trọng xuân. Ngày, giờ cử hành được bộ Lễ xem xét cẩn thận, tâu lên vua chuẩn định ngay từ cuối tháng tư.

Trước lễ 5 ngày, các nhân viên, kỳ lão nông phu, ca sinh…phải có mặt đầy đủ tại sở ruộng Tịch Điền dưới sự điều khiển của quan viên bộ Lễ.

Trước một ngày, quan phủ Thừa Thiên phái thuộc hạ đến Võ Khố nhận roi, cày cùng thóc, thúng và các vật dụng khác, sau đó cung nghinh tới án vàng trước thềm điện Cần Chánh, báo cáo cho bộ Hộ rõ để bộ này tâu “rước vua thân hành duyệt đồ cày”. Duyệt xong, toàn bộ các vật dụng được chuyển đến sở ruộng. Cũng như ngày hôm đó, nhà vua đến cung Khánh Ninh chuẩn bị cho việc làm chủ lễ vào rạng sáng hôm sau. Bộ lễ cùng với phủ Nội Vụ, Võ Khố phối hợp với nhau xắp xếp bàn thờ, đồ thờ, bố trí chổ vua nghỉ bên phia trái đàn Tiên Nông là nơi diễn ra nghi lễ chính. Chúc văn được đưa tới án thờ trong đàn sở, cùng lúc các nhân viên đều phải có mặt để diễn tập nghi tiết. Binh lính và voi hầu dàn chầu ở bên ngoài vòng tường bao quanh. Đêm hôm ấy, toàn bộ tế phẩm được xắp đặt đầy đủ; 8 viên chánh, phó Vệ úy, Vệ Cẩm Y mang gươm, cầm đuốc túc trực ở 4 cửa của đàn sở.

Canh 5, ba hồi trống gióng giả vang động một góc trời. Trâu vàng, trâu đen, kỳ lão nông phu đồng trang phục cùng cày, bừa mỗi loại 6 chiếc có mặt tại vị trí đã định. Ca sinh gồm 14 người cất lên bài ca về lúa, cùng với 8 nhạc sinh, 30 người cầm cờ ngũ sắc dàn hàng hai bên sở ruộng Tịch Điền.

Tại cung Khánh Ninh, sau khi nghe tiếng quan viên bộ Lễ tâu “Bên ngoài đã xong”, vua đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào, thắt đai ngọc lên ngồi ở ngai vàng. Thị vệ đưa kiệu đến cửa cung, mời vua lên, rước tới đàn sở. Bảy tiếng trống lệnh nổ vang khi đạo ngự rời khỏi cửa cung. Hai bên đường ngự đạo đi qua, bá quan văn võ và dân chúng đều quỳ lạy đón tiễn. Ngự đạo dừng lại ở phía đông đàn sở, nhà vua vào ngự tọa tại nơi nghỉ dành riêng, tiếp chậu nước rửa tay; xong lên đàn tế, ở phía đông, mặt quay về hướng tây, làm lễ dâng rượu 3 tuần. Lễ xong, đại nhạc và tiểu nhạc cử lên rước vua đến điện Cụ Phục là nơi để nhà vua thay mũ cửu long, áo hoàng bào và nghỉ ngơi một lúc. Tại sở ruộng, mọi việc được bố trí lại lần cuối, thật nghiêm cẩn. 4 kỳ lão nông phu đỡ cày, dắt trâu. 2 viên đường quan bộ Hộ lo dâng tiến cày và gieo giống đứng bên hữu sở ruộng, quay mặt về hướng đông. Phủ doãn phủ Thừa Thiên bưng roi, thúng lúa đứng ở

bên tả, quay mặt về phía tây. Khi nghe tiếng “Xin vua làm lễ ruộng”, nhà vua rời khỏi điện Cụ Phục, đến chỗ ruộng cày, mặt hướng về phía nam. Một viên đường quan bộ Hộ dâng cày, Phủ doãn phủ Thừa Thiên dâng roi. Nhà vua tay phải cầm cày, tay trái cầm roi bắt đầu cày ruộng; phụ giúp có 2 kỳ lão nông phu dắt trâu và 2 người đỡ cày. Viên Phủ doãn phủ Thừa Thiên bưng thúng thóc, một viên đường quan bộ Hộ đi bên cạnh để gieo giống. Nhà vua cày ba lượt, giữa tiếng nhạc trầm vang. Xong việc, bộ Lễ tâu rước vua đến đài Quan canh. Tiếp theo là lễ cày của các hoàng tử, thân công, quan viên văn võ và nông phu ở xã Phú Xuân. Các hoàng tử, thân công cày 5 lần, các quan viên văn võ cày 9 lần. Lễ xong thì tới trước đài lạy 5 lạy.

Sau khi nghe nhân viên bộ Lễ quỳ tâu “Lễ thành” nhà vua rời đài Quan Canh về điện Cụ Phục thay áo, mão rồi lên xe trở về cung Khánh Ninh. Về tới điện, khi nhà vua đã an tọa trên ngai vàng, bắn 5 tiếng trống lệnh. Bá quan bày hàng ở trước sân cung, khi nghe tiếng “Lễ cày ruộng tịch đã thành xin làm lễ mừng” thì đồng quỳ lạy 5 lạy. Sau đó, phủ doãn phủ Thừa Thiên lĩnh vải thưởng cho các kỳ lão nông phu (hạng 1 (8 người) được 4 tấm vải mỗi người; hạng 2 (66 người) được 3 tấm mỗi người). Sau đó, toàn thể được nhà vua ban cho ăn yến một bữa.

Sau lễ, các hạng trâu (vàng và đen) chuyển cho phủ Thừa Thiên tiếp nhận rồi giao cho nông phu xã Phú Xuân chăm nuôi. Còn roi, cày, thúng, thóc thì giao cho Võ Khố cất giữ. Lúa gieo ở ruộng Tịch Điền giao cho nông phu xã Phú Xuân chăm bón, đến mùa lúa chín thì thu hoạch dưới sự quản lý của quan phủ. Phủ Thừa Thiên phối hợp với bộ Hộ lựa chọn số lúa lúa này làm giống gieo cho mùa cày năm sau, nếu còn thừa thì trữ lại đem xay để cúng tế trong lễ tế trời ở đàn Nam Giao và ở các miếu.

Tác giả: Trần Thanh Phương

Phụ lục 7. Lễ hội và văn hóa tâm linh thu hút đông khách du lịch đến Huế

Trong hai tháng đầu năm, nhiều hoạt động lễ hội và văn hóa tâm linh đã thu hút đông khách du lịch đến Huế.


Lễ hội đền Huyền Trân Theo thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón hơn 437 900 2


Lễ hội đền Huyền Trân.

Theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đón hơn 437.900 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 165.400 lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch hai tháng đầu năm đạt 426,862 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ.

Tháng 2/2015 với điểm nhấn là Tết Nguyện đán Ất Mùi, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế tăng cao. Trong đó, 10 ngày Tết (từ 27 tháng Chạp đến mùng 6 Tết), lượng khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế đạt trên 82.000 lượt; trong đó, khách quốc tế đạt 48.000 lượt, chiếm trên 58% tổng lượt khách đến Huế, tăng 30% so với Tết Giáp Ngọ.

Thị trường khách quốc tế đến Huế trong dịp Tết Ất Mùi chủ yếu đến từ các nước Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

Doanh thu du lịch trong dịp Tết đạt trên 55 tỷ đồng, doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 160 tỷ đồng. Công suất đặt phòng loại 3 sao trở lên bình quân đạt 70%, đặc biệt các ngày từ mùng 2-4 Tết đạt trên 85%.

Mùng 5 Tết Ất Mùi, Thừa Thiên-Huế còn đón tàu biển Silver Whisper, quốc tịch Bahamas đến xông đất, với gần 700 hành khách và thuyền viên đến từ nhiều quốc gia đã cập cảng Chân Mây.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hiện đã có 38 tàu du lịch biển đăng ký cập Cảng Chân Mây trong năm 2015 với gần 70.000 hành khách, tăng gần 50% so với số lượng khách tàu biển đến Huế trong năm 2014. Ngành du lịch Thừa Thiên-Huế sẽ đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với khách du lịch tàu biển quốc tế.

Huyện Phú Lộc với thương hiệu Lăng Cô, một trong 33 vịnh biển đẹp của thế giới, trong dịp Tết Ất Mùi 2015 đã đón hơn 21.670 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng; trong đó, khách quốc tế 9.970 lượt. Phần lớn du khách tập trung tham quan nghỉ dưỡng ở Vịnh đẹp Thế giới Lăng Cô, Khu du lịch Laguna Lăng Cô, Thiền viện trúc Lâm Bạch Mã...

Nằm trên tuyến du lịch phía Tây Nam thành phố Huế, đền Huyền Trân (hay còn gọi là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân) thu hút đông đảo du khách và nhân dân quanh vùng đến tham quan trong dịp Tết Nguyên đán và những ngày đầu Xuân.

Chỉ tỉnh từ ngày 30 tháng Chạp đến mùng 9 Tết Ất Mùi đã có hơn 10.000 lượt khách đã đến với khu du lịch tâm linh này. Đến đây du khách vừa tham quan vãn cảnh khu đền Huyền Trân, viếng và thắp hương tại tượng đài Di Lặc, leo lên đỉnh Ngũ Phong cao 108m thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an; hoặc có những phút tĩnh lặng thiền tâm tại Thiền viện Hương Vân; dâng nén tâm hương tưởng nhớ Huyền Trân công chúa, Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông - những

bậc tiền nhân có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước, khai sinh ra mảnh đất Thuận Hóa-Phú Xuân xưa, tức Thừ a Thiên-Huế ngày nay.

Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

Thừa Thiên-Huế, để có được kết quả trên, ngay từ những ngày đầu năm 2015, Sở đã chỉ đạo các đơn vị du lịch xây dựng kế hoạch chuẩn bị đón khách thật tốt, giới thiệu những chương trình du lịch khuyến mại hấp dẫn phục vụ nhân dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, cũng như các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp này.

Tỉnh tập trung khai thác những lợi thế về tiềm năng du lịch của địa phương và giới thiệu những bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc với du khách trong và ngoài nước. Các công ty lữ hành, ngoài các tour truyền thống đã xây dựng một số tour du lịch hấp dẫn gồm tour du lịch thăm, viếng chùa chiền và cầu lộc trong năm mới; tour du lịch về thăm Cầu Ngói Thanh Toàn, tham gia các trò chơi dân gian như đập om, chơi bài chòi, hò giã gạo; tour du lịch thăm làng hoa giấy Thanh Tiên, tour lễ hội truyền thống vật Thủ Lễ, vật làng Sình, lễ hội Đền Huyền Trân... để thu hút khách thập phương đến với cố đô Huế.

Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình kích cầu du lịch, chương trình trọng điểm du lịch năm 2015; tham gia các hội chợ, ngày hội xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, Thừa Thiên-Huế sẽ hoàn thiện việc trưng bày, giới thiệu ấn phẩm quảng bá, cập nhật thông tin các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để phục vụ du khách tại Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ du khách (số 1 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế)

Nguồn:

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1100352

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023