Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THAY ĐỔI CỔ TỨC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THAY ĐỔI CỔ TỨC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã ngành: 9340201


LUẬN ÁN TIẾN SĨ


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.


Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN


Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và giảng viên Viện Ngân hàng- Tài chính và Viện Sau Đại Học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tác giả trong quá trình làm luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận án không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận án.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THAY ĐỔI CỔ TỨC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY 7

1.1. Cơ sở lý thuyết về cổ tức và khả năng sinh lợi của công ty 7

1.1.1. Các vấn đề cơ bản về cổ tức 7

1.1.2. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi 15

1.1.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của công ty 17

1.2. Tổng quan nghiên cứu 22

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 22

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ TỨC, THAY ĐỔI CỔ TỨC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 39

2.1. Giới thiệu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 39

2.1.1. Số lượng các công ty cổ phần niêm yết 39

2.1.2. Phân ngành các công ty cổ phần niêm yết 40

2.2. Thực trạng cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 41

2.2.1. Hình thức trả cổ tức 41

2.2.2. Mức cổ tức bằng tiền 44

2.2.3. Nhận xét thực trạng chi trả cổ tức của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016 48

2.3. Thực trạng lợi nhuận và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2017 49

2.3.1. Lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam 49

2.3.2. ROA và ROE của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2017 52

2.3.3. Nhận xét tình hình lợi nhuận và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017 55

2.4. Thực trạng thay đổi cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56

2.4.1. Thực trạng thay đổi cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56

2.4.2. Tình hình biến động lợi nhuận và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61

3.1. Khoảng trống nghiên cứu 61

3.2. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp 64

3.2.1. Mô hình của Benartzi & cộng sự (1997) 64

3.2.2. Mô hình của Nissim & Ziv (2001) 65

3.2.3. Mô hình của Grullon & cộng sự (2005) 67

3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu về mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 68

3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu 69

3.3.2. Mô hình nghiên cứu 71

3.4. Dữ liệu nghiên cứu 76

3.5. Phương pháp nghiên cứu 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THAY ĐỔI CỔ TỨC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 83

4.1. Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 83

4.2. Kết quả các mô hình hồi quy 85

4.2.1. Kết quả mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm sau của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam 85

4.2.2. Kết quả mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai của công ty do Nhà nước kiểm soát và công ty do tư nhân kiểm soát 95

4.2.3. Kết quả mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai: trường hợp công ty có mua lại cổ phiếu và trường hợp công ty không mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức 98

4.3. Phân tích Robust với biến phụ thuộc là thay đổi thu nhập trên tổng tài sản 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 106

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

5.1. Kết luận 107

5.1.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai 108

5.1.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty theo ngành và theo yếu tố sở hữu 112

5.1.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi trong 2 trường hợp: Thay đổi cổ tức và có mua lại cổ phiếu với thay đổi cổ tức và không mua lại cổ phiếu tại năm thay đổi cổ tức 115

5.2. Các khuyến nghị 116

5.2.1. Khuyến nghị cho nhà đầu tư 116

5.2.2. Khuyến nghị cho doanh nghiệp 118

5.2.3. Kiến nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước 125

5.3. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 128

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 129

KẾT LUẬN 130

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 131

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

PHỤ LỤC 144

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Từ viết tắt

Diễn giải

CP

Cổ phiếu

CSCT

Chính sách cổ tức

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát

DNTN

Doanh nghiệp do tư nhân kiểm soát

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

KNSL

Khả năng sinh lợi

LNST

Lợi nhuận sau thuế

MLCP

Mua lại cổ phiếu

NĐT

Nhà đầu tư

ROA

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

ROE

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

SHNN

Sở hữu nhà nước

SHTN

Sở hữu tư nhân

TTCK

Thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tại một số nước trên thế giới 31

Bảng 2.1: Số lượng các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam 39

Bảng 2.2: Phân ngành và tỷ trọng các CTCP niêm yết tính đến cuối năm 2017 40 Bảng 2.3: Số lượng và tỷ trọng các công ty niêm yết trả cổ tức giai đoạn 2008- 2016 41

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền theo cơ cấu sở hữu 43

Bảng 2.5: Số lượng các công ty trả cổ tức tiền mặt theo ngành giai đoạn 2008- 2016 44

Bảng 2.6: Mức cổ tức bằng tiền giai đoạn 2008-2016 45

Bảng 2.7: Mức cổ tức bình quân giai đoạn 2008-2016 46

Bảng 2.8: Mức cổ tức bình quân theo ngành giai đoạn 2008-2016 48

Bảng 2.9: Lợi nhuận bình quân của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2017 50

Bảng 2.10: Số lượng các doanh nghiệp thay đổi cổ tức của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam 56

Bảng 2.11: Biến động lợi nhuận của các quan sát thay đổi cổ tức 57

Bảng 2.12: Biến động ROA của các quan sát thay đổi cổ tức 58

Bảng 2.13: Biến động ROE của các quan sát thay đổi cổ tức 59

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình 77

Bảng 3.2: Số lượng các quan sát thay đổi cổ tức theo năm 78

Bảng 3.3: Số lượng các quan sát thay đổi cổ tức theo ngành 78

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Hausman các mô hình 80

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 83

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy MH1, MH2 và MH3 86

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình 4 89

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 5 91

Bảng 4.5: Kết quả mô hình 5 của DNNN và DNTN 94

Bảng 4.6: Số lượng quan sát và mức thay đổi cổ tức của DNNN và DNTN 96

Bảng 4.7: Kết quả mô hình 5 của DNNN và DNTN 96

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 5 với DN có MLCP và DN không MLCP . 99 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và thay đổi ROA102 Bảng 4.10: Kết quả phân tích Robust với DN có MLCP và DN không MLCP 104


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Quy trình trả cổ tức của công ty cổ phần 11

Hình 2.1: Số lượng các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam 40

Hình 2.2: Tỷ trọng các ngành tính đến cuối năm 2017 (%) 41

Hình 2.3: Tỷ trọng các công ty trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu giai

đoạn 2008-2016 42

Hình 2.4: Mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt giai đoạn 2008-2016 46

Hình 2.5: Lợi nhuận bình quân theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2017 51

Hình 2.6: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 52

Hình 2.7: ROA theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2017 53

Hình 2.8: ROE theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2017 54


LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Yếu tố cổ tức trong phân tích cổ phiếu phổ thông là chủ đề được bàn luận rất nhiều trong tài chính doanh nghiệp. Cuốn sách nổi tiếng “Phân tích chứng khoán” của Graham & Dodd (2017, 448-449) đã viết: “Lợi nhuận cổ tức là yếu tố bao trùm trong đầu tư cổ phiếu phổ thông. Doanh nghiệp thành công nếu trả cổ tức thường xuyên và được kỳ vọng gia tăng tỷ lệ trả cổ tức qua thời gian. Vì khái niệm đầu tư gắn bó chặt chẽ với con số thu nhập đáng tin cậy. Theo đó, giá trả cho cổ phiếu phổ thông sẽ được xác định chủ yếu theo số lượng cổ tức”. Theo Graham & Dodd (2017) tỷ lệ trả cổ tức và lịch sử trả cổ tức là một trong các yếu tố tham gia vào quá trình định giá cổ phiếu phổ thông. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích ảnh hưởng của cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, cũng như đến giá cổ phiếu trên thị trường. Những nghiên cứu này chủ yếu đánh giá tỷ lệ trả cổ tức hàng năm của doanh nghiệp. Một hướng nghiên cứu khác về cổ tức cũng được nhiều học giả tập trung phân tích là sự thay đổi cổ tức của doanh nghiệp, được thể hiện qua lý thuyết tín hiệu cổ tức. Nội dung lý thuyết tín hiệu cổ tức cho rằng thay đổi cổ tức chứa đựng thông tin về lợi nhuận và khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp, các nhà quản lý sử dụng thay đổi cổ tức để truyền tải thông tin về triển vọng tương lai tới các nhà đầu tư. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay câu hỏi thay đổi cổ tức có phải là một tín hiệu tốt cho biết khả năng sinh lợi tương lai của các công ty hay không vẫn còn nhiều tranh luận.

Lintner (1956) cho rằng nhà quản lý sẵn sàng trả cổ tức cao hơn khi lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp đủ lớn để thực hiện trả cổ tức bằng tiền. Nói cách khác, các nhà quản lý có xu hướng tăng cổ tức khi họ tin rằng dòng tiền trong tương lai sẽ bù đắp được việc trả cổ tức cao hơn và ngược lại. Bhattacharya (1979), Miller & Rock (1985), John & Williams (1985) đã đưa ra các mô hình lý thuyết về tín hiệu cổ tức. Các mô hình này cho thấy khi nhà quản lý dự báo sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn, họ sẽ gửi tín hiệu này đến thị trường bằng cách trả cổ tức.

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi (KNSL) của doanh nghiệp và trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và nhà đầu tư. Kết quả thực nghiệm lại đưa ra những kết luận khác nhau, chia thành 2 nhóm cơ bản: Nhóm thứ nhất ủng hộ quan điểm thay đổi cổ tức nói lên thông tin về KNSL tương lai của doanh nghiệp; nhóm thứ hai, không ủng hộ quan điểm trên và cho rằng cổ tức tăng hay giảm không có mối tương quan với



thay đổi thu nhập tương lai. Các nghiên cứu ủng hộ gồm: Healy & Palepu (1988), Nissim & Ziv (2001) thực hiện trên thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ cho thấy thay đổi cổ tức có tương quan tích cực với thay đổi khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo, Kato & cộng sự (2002) nghiên cứu TTCK Nhật Bản, Choi & cộng sự (2011) thực hiện trên TTCK Hàn Quốc cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa thay đổi cổ tức và lợi nhuận 1 năm sau, Chinpiao Liu & An-Sing Chen (2015) nghiên cứu TTCK Trung Quốc cho thấy thay đổi cổ tức là dấu hiệu về triển vọng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu tìm thấy rất ít hoặc không có tương quan giữa thay đổi cổ tức và KNSL của doanh nghiệp. Các nghiên cứu gồm: DeAngelo (1996), Benartzi & cộng sự (1997), Grullon & cộng sự (2005), Lie (2005) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa thay đổi cổ tức và thay đổi thu nhập, Jensen & cộng sự (2010) lại cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bật lại sau khi giảm cổ tức.

Tóm lại, đến nay vẫn còn nhiều kết luận khác nhau khi dự báo KNSL của doanh nghiệp dựa trên thông tin về thay đổi cổ tức. Hơn nữa, các nghiên cứu này tập trung vào thay đổi cổ tức bằng tiền mà chưa xem xét đến khả năng doanh nghiệp đồng thời thực hiện mua lại cổ phiếu (MLCP) trong năm trả cổ tức bằng tiền, bởi vì hoạt động mua lại cổ phiếu cũng là một hình thức phân phối lợi nhuận cho cổ đông nên sẽ ảnh hưởng đến mức cổ tức bằng tiền. Mặt khác, nhiều tác giả đã chứng minh được cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đến trả cổ tức của các công ty niêm yết. Do đó, mối tương quan giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi có thể khác nhau theo cấu trúc sở hữu. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào làm rõ tín hiệu cổ tức theo các hình thức sở hữu và trong trường hợp doanh nghiệp có mua lại cổ phiếu trên thị trường.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về cổ tức đã được thực hiện, nhưng các nghiên cứu này tập trung vào chủ đề hoàn thiện chính sách cổ tức hay ảnh hưởng của thông báo trả cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường. Đến nay, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thay đổi cổ tức đến dự báo KNSL các năm sau của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định mối quan hệ một chiều giữa thay đổi



cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo sau khi thay đổi cổ tức (năm 1 và năm 2) của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó tìm bằng chứng thực nghiệm về tín hiệu cổ tức trên TTCK Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Đánh giá thực trạng cổ tức, thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2017.

- Kiểm định mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam nói chung.

- Kiểm định mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo trong trường hợp công ty do Nhà nước kiểm soát và trường hợp công ty do tư nhân kiểm soát.

- Kiểm định mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo trong 2 trường hợp: công ty có mua lại cổ phiếu và công ty không mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức.

Từ các mục tiêu trên, luận án xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Thực trạng cổ tức, thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 như thế nào?

(2) Thay đổi cổ tức có phải là một tín hiệu cho biết khả năng sinh lợi các năm tiếp theo của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam?

(3) Mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai khác nhau như thế nào nếu công ty do Nhà nước kiểm soát và công ty do tư nhân kiểm soát?

(4) Mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai khác nhau như thế nào nếu công ty có hoạt động mua lại cổ phiếu và công ty không mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức?

(5) Khuyến nghị nào đối với nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước được đưa ra từ các kết quả nghiên cứu trên?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thay đổi cổ tức và mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và KNSL 2 năm tiếp theo sau khi thay đổi cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp (2014), cổ tức của các công ty niêm yết có thể được trả dưới dạng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty trả cổ tức bằng tiền, do thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022