Tỉ Lệ Phân Bố U Biểu Mô Tuyến Lệ Ở Các Nghiên Cứu


- Kết quả nhuộm H&E và hóa mô miễn dịch

Sinh thiết, nhuộm H&E và hóa mô miễn dịch là cần thiết và là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các dạng u tuyến lệ.135Quan trọng là phân biệt rõ ràng tổn thương lành tính, ác tính và tổn thương lành tính chuyển sang dạng ác tính (sau 5 năm hoặc hơn từ thời điểm khởi bệnh).136Ngoài ra, một số bệnh nhân mặc dù bắt đầu triệu chứng là dấu hiệu viêm nhưng tiềm ẩn, che dấu dòng tế bào u bên trong, các tế bào này sẽ tăng sinh theo phản ứng tăng sinh lympho, kết quả là tạo khối u.137Đã có tài liệu báo cáo u lympho ác tính đơn dòng được phát triển từ một tổn thương phản ứng đa dòng, bệnh nhân có tổn thương ban đầu là lành tính sau đó phát triển thành u lympho ác tính hệ thống.138

Dựa trên kết quả nhuộm H&E, chúng tôi phân loại các loại u tuyến lệ và so sánh với các nghiên cứu tương tự.

Bảng 4.3. Tỉ lệ phân bố u tuyến lệ theo các nghiên cứu



Tác giả

U tuyến lệ

U biểu mô (%)

U không biểu mô (%)

Shields (2004)9

20

80

Bernardini (2008)5

30

70

Frederick (2003)139

41

59

Ahn (2019)128

17

83

Yeşilta (2018)120

32,3

61,7

Andrew (2015)140

11,9

88,1

Hà Thị Thu Hà (2021)

30,5

69,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tuyến lệ - 17

Trong nghiên cứu của chúng tôi, u tuyến lệ bao gồm 30,5% u biểu mô và 69,5% u không biểu mô (chủ yếu là u lympho), tương tự kết quả các nghiên cứu trên. Yeşiltaş và cộng sự (2018) cũng cho thấy u không biểu mô tuyến lệ chiếm ưu thế hơn và tỉ lệ u hỗn hợp tuyến lệ lành tính ngang với tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến lệ. Nhóm tác giả này nghiên cứu trên 99 mắt của 92 bệnh nhân u tuyến lệ, kết quả mô bệnh học gồm 46/99 (46,5%) viêm hốc mắt (giả u), 14/99 (14,1%) u hỗn hợp tuyến lệ lành tính, 12/99 (12,1%) ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 10/99 (10,1%) viêm u hạt mạn tính, 5/99 (5%) u lympho ác tính, 3/99 (3%) quá sản lympho, 3/99 (3%) nang tuyến lệ, 2/99 (2%) u hỗn hợp tuyến lệ ác tính, 1/99 (1%) ung thư biểu mô tuyến, 1/99 (1%) u nang bì, 1/99 (1%) u mạch hang và 1/99 (1%). Tác giả tổng kết u không biểu mô chiếm 64,6% (64/99), u biểu mô chiếm 32,3% (32/99), u nang


bì chiếm 1%, u mạch hang chiếm 1% và thâm nhiễm leukemia. Tổng số 78,8% lành tính và 21,2% ác tính. U ác tính bao gồm 15 ung thư biểu mô tuyến lệ, 5 u lympho ác tính và 1 thâm nhiễm leukemia.120

Bảng 4.4. Tỉ lệ phân bố u biểu mô tuyến lệ ở các nghiên cứu



Tác giả

U biểu mô

U HHTL

lành tính

Ung thư biểu mô


Wright (1992)10


76% ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 12% u hỗn hợp tuyến lệ ác tính và 12% ung thư biểu mô tuyến


Shields (2004)5


55%

45% (nghiên cứu riêng trong nhóm này có 66% ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 18% u hỗn hợp tuyến lệ ác tính 18%, 9% ung thư biểu mô nguyên phát và 3% ung thư biểu mô nhày)

Pezez (2006)121

27,8%

66,7% ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 5,5% u hỗn hợp tuyến lệ ác tính

Alkatan (2014)54

46,2%

53,8% (ung thư biểu mô dạng tuyến nang > 50%)


Desai (2019)125


66,7%

24,6% ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 3,3% ung thư biểu mô biểu bì nhầy, 1,8% ung thư biểu mô tế bào vảy, 1,8% ung thư biểu mô tế bào ống nguyên phát và 1,8% u hỗn hợp tuyến lệ ác tính

Ford (2020)122


78% ung thư biểu mô dạng tuyến nang

Hà Thị Thu Hà (2021)


51,5%

49,5% (riêng nhóm này gồm 75% ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 18,8% u hỗn hợp tuyến lệ ác tính và 6,2% ung thư biểu mô vảy)

Số liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số 33 bệnh nhân u biểu mô tuyến lệ có 17/33 (51,5%) bệnh nhân u hỗn hợp tuyến lệ lành tính và 16/33 (49,5%) bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến lệ. Kết quả của chúng tôi và các nghiên cứu khác đều thống nhất u hỗn hợp tuyến lệ lành tính hay gặp nhất trong u biểu mô lành tính của tuyến lệ. Trong số các ung thư biểu mô, ung thư biểu mô dạng tuyến nang hay gặp nhất. Wright (1992)10Shields (2004)5Pezez (2006)121Alkatan (2014)54Desai

(2019)125Ford (2020)122.

Phân tích tỉ lệ các loại u trên 108 bệnh nhân u tuyến lệ trong nghiên cứu của chúng tôi có 17 u hỗn hợp tuyến lệ lành tính chiếm 15,7%, 16 ung thư biểu mô tuyến lệ chiếm 14,8% (trong đó có 12/16 ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 3/16 u hỗn hợp tuyến lệ ác tính và 1/16 ung thư biểu mô vảy), 47 quá sản lympho (43,5%) và 28 u


lympho ác tính (25,9%). Ngoài ra trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu chúng tôi cũng thu thập được nhóm tổn thương tuyến lệ khác bao gồm: 2 bệnh nhân Kimura, 2 u hạt viêm mạn tính hình thái lao, 3 Sarcoidose, 2 nang tuyến lệ, 1 u tương bào, 2 viêm mạn tính u hạt… nhưng do số lượng rời rạc nên chúng tôi không cho vào mẫu nghiên cứu. Kết quả này cũng tương tự các loại tổn thương đa dạng trong nghiên cứu của Ahn và cộng sự (2019) xét nghiệm H&E và hóa mô miễn dịch trên 95 bệnh nhân u tuyến lệ thu được 52,6% viêm tuyến lệ mạn tính, 25,5% u lympho, 13,7% u hỗn hợp tuyến lệ lành

tính, 3,2% ung thư biểu mô tuyến, 3,2% nang tuyến lệ, 2,2% tổn thương khác.128

Trong số các bệnh nhân có u lympho trong nghiên cứu của chúng tôi có 47/75 (62,7%) là quá sản lympho và 28/75 (38,3%) là u lympho ác tính. Kết quả này khác so với Farmer và cộng sự (2005) nghiên cứu 14 bệnh nhân u lympho có 3 quá sản lympho lành tính (21,4%) và 11 u lympho ác tính (78,6%).92Cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau có thể lý giải khác biệt này.

- Phân bố các dạng u lympho dựa theo hóa mô miễn dịch

U lympho bao gồm quá sản lympho (trong đó có quá sản lympho lành tính, quá sản lympho không điển hình và u lympho ác tính). Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá sản lympho có 74,5% quá sản lành tính và 25,5% quá sản không điển hình. Nhóm u lympho ác tính chủ yếu là u lympho ác tính vùng rìa ngoài hạch chiếm 64,3%. Kết quả này tương tự của Rasmussen và cộng sự (2011) xác nhận u lympho ác tính

ngoài hạch vùng rìa hay gặp nhất, tuy nhiên vẫn thấp hơn khi so với u lympho ác tính vùng nhãn cầu.96. Theo nghiên cứu của Ahn và cộng sự (2019), trong 95 bệnh nhân u tuyến lệ có 24 u lympho, sau khi nhuộm hóa mô miễn dịch có 17/95 (17,9%) MALT u lympho ác tính, 1/95 (1,1%) u lympho ác tính tế bào áo nang và 6/95 (6,3%) quá sản lympho.128

- Đặc điểm vi thể u nhóm u tuyến lệ ác tính

+ Phân bố các dạng ung thư biểu mô dạng tuyến nang

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 12/16 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang trong số các ung thư biểu mô tuyến lệ, chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong số ung thư biểu mô dạng tuyến nang có 7/12 (58,3%) dạng sàng, 4/12( 33,3%) dạng ống và 1/12 (8,4%) dạng hỗn hợp. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Desai và cộng sự (2019) có dạng sàng chiếm 42,9%, dạng ống gặp 35,7%, dạng xơ hóa gặp 21,4%, dạng đáy gặp 14,3%, phối hợp hai hoặc hơn hai dạng (dạng hỗn hợp) chiếm 50%. Nghiên cứu này cho thấy dạng hỗn hợp hay gặp nhất chiếm 50%, sau đó theo thứ tự là dạng sàng, dạng ống, dạng xơ hóa, dạng đáy. Tương tự, nghiên cứu của Rasmussen và cộng sự (2011) cho thấy giải phẫu bệnh vi thể ung thư biểu mô dạng


tuyến nang có các dạng sau: dạng đáy (hoặc đặc), dạng trứng cá, dạng xơ hóa, dạng sàng, dạng bơ Thụy điển và dạng ống. Thông thường hay gặp phối hợp hai hoặc hơn hai loại trong bệnh phẩm u.141Nghiên cứu của Ford và cộng sự (2020) thấy trong 43 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang có 25/43 (58,1%) không phải dạng đáy và 18/43 (41,9%) ưu thế dạng đáy.122

Yeşiltaş và cộng sự (2018) nghiên cứu nhóm ung thư biểu mô dạng tuyến nang có 8/12 (66,7%) dạng sàng, còn lại 4/12 trường hợp không xác định được.120

Theo nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2009), trong 53 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang có tỉ lệ phân bố các dạng như sau: dạng đáy 26%, dạng sàng 45%, dạng hỗn hợp 7,5%, dạng ống 1,9%. Trong số 7 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang giai đoạn T2 có 4 dạng sàng, 1 dạng đáy và 2 bệnh nhân còn lại chưa xác định được. Trong số 15 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang giai đoạn < T3, có 8 dạng sàng, 3 dạng đáy và 1 dạng ống, 3 bệnh nhân còn lại chưa xác định được. Trong số 38 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang giai đoạn ≥ T3,

có 17 dạng đáy, 16 dạng sàng, 4 dạng hỗn hợp và 1 bệnh nhân chưa xác định rõ.142

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác đều có kết quả giống nhau là ung thư biểu mô dạng tuyến nang dạng sàng hay gặp nhất.

+ Phân bố các dạng thâm nhiễm vi thể xung quanh u

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư biểu mô tuyến lệ thâm nhiễm ở nhiều tổ chức bao gồm xương (37,5%), mạch máu (6,3%), thần kinh (12,5%) và cơ (25%). Nhóm u lympho ác tính có tỉ lệ thâm nhiễm xung quanh ít hơn bao gồm thần kinh (3,6%), cơ (7,1%). Kết quả này tương tự nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2009). Trong nghiên cứu này có 53 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang ở các giai đoạn AJCC khác nhau. Trong 7 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang giai đoạn T2 có 2/7 (29%) trường hợp có bằng chứng thâm nhiễm thần kinh. Trong số 15 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang giai đoạn < T3 có 6/15 (40%) có bằng chứng thâm nhiễm xương. Trong số 38 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang giai đoạn ≥ T3 thì 32/38 (84%) có bằng chứng thâm nhiễm xương. Như vậy trong tổng số 53 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang có 38/53 (72%) trường hợp

có thâm nhiễm xương.142

Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả các dạng thâm nhiễm tương tự: Yeşiltaş và cộng sự (2018) có 7/12 (58,3%) có thâm nhiễm thần kinh ngoại vi.120Desai và cộng sự (2019) có thâm nhiễm thần kinh chiếm 28,6%, thâm nhiễm mạch máu gặp 14,3%, thâm nhiễm cơ gặp 21,4%. Ford và cộng sự (2021) tổng kết trên 55 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến lệ thấy 31/55 (56,4%) diện cắt còn u, 42/55 (76,4%) có thâm


nhiễm thần kinh, 15/55 (27,3%) thâm nhiễm màng xương, 19/55 (34,5%) thâm nhiễm xương và 15/55 (27,3%) thâm nhiễm hốc mắt.122

+ Phân giai đoạn AJCC của ung thư tuyến lệ

Phân giai đoạn ung thư tuyến lệ dựa vào phân giai đoạn AJCC của u tuyến nước bọt ác tính kết hợp đánh giá các dấu hiệu vàng là đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh. Phân chia giai đoạn T4 thành 3 giai đoạn cho thấy sự phân biệt rõ hơn giữa màng xương và xương, có ý nghĩa định hướng điều trị bao gồm loại phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt có ý nghĩa với u độ ác tính cao vì nạo vét triệt để không phải là lựa chọn điều trị. Thông tin về bệnh lý u bao gồm đường kính lớn nhất của khối u, giải phẫu bệnh có mặt của dạng đáy hoặc đặc (basaloid) của ung thư biểu mô dạng tuyến nang, thâm nhiễm thần kinh và thâm nhiễm ngoài vỏ u. Đánh giá lâm sàng gồm tiền sử bệnh (thời gian triệu chứng, thay đổi triệu chứng, đau hoặc mất cảm giác), đặc điểm lâm sàng (di lệch nhãn cầu, biến dạng nhãn cầu, độ rộng khe mi, vận động và cảm giác vùng mi, hốc mắt), đặc điểm chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính nhằm chẩn đoán tổn thương xương, chụp MRI nhằm chẩn đoán phần mềm, đánh giá kích thước u, hình dạng, độ lan rộng, thâm nhiễm cấu

trúc xung quanh bao gồm xương, tủy sống, nền sọ, vùng quanh hốc mắt). Đánh giá giai đoạn bệnh dựa vào hạch lympho, phổi, xương.134

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về phân độ AJCC u ác tính tuyến lệ theo phân giai đoạn TNM dựa trên đánh giá đầy đủ toàn thân, kết quả là cho thấy ung thư biểu mô tuyến lệ chủ yếu ở giai đoạn T2N0M0. Kết quả này phù hợp với Alkatan và cộng sự (2014), ung thư biểu mô dạng tuyến nang chủ yếu ở giai đoạn T2 chiếm 6/11 (54,5%), T1 chiếm 3/11 (27,3%), có 2/11 (18,2%) giai đoạn T4a và T4b. Hơn 6/11 (50%) bệnh nhân không theo dõi được. Thời gian theo dõi trung bình của 5 bệnh nhân còn lại là 82 tháng, các bệnh nhân vẫn sống tốt, đều ở giai đoạn T1 và

T2.54Tác giả Perez và cộng sự (2006) chẩn đoán giai đoạn TNM của ung thư biểu

mô dạng tuyến nang có 6/12 (50%) giai đoạn T4N0M0, 4/12 (33,3%) T3bN0M0, 1/12 (8,3%) T3aN0M0 và 1/12 (8,3%) T4N0M1 (di căn phổi và xương).121

Dựa trên phân loại AJCC lần thứ 8, Yeşiltaş và cộng sự (2018) phân loại 12 trường hợp ung thư biểu mô dạng tuyến nang như sau: T1aN0M0 (1/12), T2aN0M0 (7/12), T2bN0M0 (1/12), T2cN0M0 (1/12), T3cN0M0 (1/12) và T4bN0M0 (1/12).120

Nghiên cứu của Ford và cộng sự (2020) cho thấy ung thư biểu mô tuyến lệ đa số ở giai đoạn T2 (56%).122 Như vậy kết quả của tác giả chủ yếu u ở giai đoan T2 và không có di căn hạch, di căn xa, tương tự kết quả của chúng tôi.


Nhóm u lympho ác tính của chúng tôi theo phân độ AJCC cũng chủ yếu ở giai đoạn T2N0M0, tương tự của Rasmussen và cộng sự (2011), 15 bệnh nhân u lympho ác tính nguyên phát được chẩn đoán giai đoạn theo phân loại TNM, 47% khối u giới hạn ở tuyến lệ ở giai đoạn T2b, 13% ở cả 2 bên tuyến lệ giai đoạn T2b, 40% u lan ra phần sau hốc mắt giai đoạn T2c.

4.1.4. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và giải phẫu bệnh u tuyến lệ

4.1.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và cắt lớp vi tính u tuyến lệ

- Liên quan giữa dấu hiệu đau và thâm nhiễm xung quanh trên cắt lớp vi tính

Tỷ lệ đau ở hai nhóm thâm nhiễm xung quanh và không thâm nhiễm lần lượt là: nhóm có thâm nhiễm là 81,8% và nhóm không thâm nhiễm là 12,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm có thâm nhiễm có nguy cơ đau cao gấp 31,5 lần so với nhóm không thâm nhiễm. Kết quả tương tự của Wright và cộng sự (1992) nghiên cứu ung thư biểu mô tuyến lệ, hầu hết các bệnh nhân có tiền sử đau, đau ung thư biểu mô tuyến ít hơn ung thư biểu mô dạng tuyến nang. Đau hay gặp và xuất hiện sớm hơn ở ung thư biểu mô dạng tuyến nang so với ung thư biểu mô tuyến hoặc ung thư biểu mô nhày. Đau là triệu chứng quan trọng của ung thư tuyến

lệ, đau do thâm nhiễm thần kinh ngoại vi, tùy thuộc vào mức độ ác tính.10

- Liên quan giữa dấu hiệu đau và biến đổi cấu trúc xương

Tỷ lệ đau ở hai nhóm biến đổi cấu trúc xương và không biến đổi cấu trúc xương lần lượt là: 58,3% và 16,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm có biến đổi cấu trúc xương có nguy cơ đau cao gấp 7,1 lần so với nhóm không biến đổi cấu trúc xương. Kết quả này khác với Wright và cộng sự (1992), đau không liên quan với biến đổi cấu trúc xương.10

- Liên quan giữa kích thước u và thời gian xuất hiện bệnh trước khám

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa thời gian bệnh trước khám và kích thước u (p > 0,05). Kết quả này khác với Claros và cộng sự (2019). Tác giả đã nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa kích thước u và thời gian xuất hiện bệnh cho thấy hệ số tương quan là r = + 0,59 (p < 0,001). Kích thước u và thời gian triệu chứng tỉ lệ thuận. Sự khác nhau giữa nghiên của chúng tôi và tác giả Claros là do vấn đề nhận thức của bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân của chúng tôi có thể không nhận thức được triệu chứng bệnh sớm, đến khi bệnh biểu hiện rõ trên lâm sàng mới đi khám bệnh. Điều đặc biệt là Claros phát hiện thấy thời gian xuất hiện bệnh dài hơn ở bệnh nhân tuổi cao hơn. Tác giả giải thích là do trong thực tế người cao tuổi có ý thức nhận biết các dấu hiệu bệnh sớm, chi tiết hơn và bệnh nhân tuổi cao có thời gian u


phát triển kích thước dài hơn từ khi xuất hiện.19Kích thước u ở thời điểm chẩn đoán tăng tỉ lệ thuận với tuổi bệnh nhân với r = + 0,36 (p = 0,01).19 Claros cũng nhận thấy lồi mắt có liên quan đến thời gian xuất hiện triệu chứng. Thời gian xuất hiện triệu chứng trung bình trong nghiên cứu của tác giả là 8,9 ± 1 tháng. U hỗn hợp tuyến lệ lành tính thường tiến triển chậm nên thời gian xuất hiện triệu chứng dài tỉ lệ thuận với kích thước khối u. Tác giả cũng đưa ra một số kết quả cho thấy tỉ lệ u ác tính cao hơn ở nhóm bệnh nhân có thời gian xuất hiện triệu chứng < 10 tháng.19

- Liên quan giữa lồi mắt và kích thước u

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả có mối liên quan giữa kích thước khối u và lồi mắt, khi kích thước u tăng mỗi 1mm thì nguy cơ lồi mắt của bệnh nhân sẽ tăng lên 2,69 lần và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả tương tự Claros và cộng sự (2019) phân tích trên hai nhóm lồi mắt và không lồi mắt cho thấy nhóm lồi mắt có kích thước u trung bình là 26 mm so với nhóm không lồi mắt kích thước u trung bình là 13 mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0.001.

Tác giả nhận thấy lồi mắt có liên quan đến kích thước u. Điều này dễ hiểu vì phát triển u tăng kích thước gây tăng lồi mắt.19

- Liên quan giữa lồi mắt và di lệch nhãn cầu

Tỷ lệ lệch nhãn cầu ở hai nhóm lồi mắt và không lồi mắt lần lượt là: 59% và 5,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm có lồi mắt có nguy cơ lệch nhãn cầu cao gấp 23 lần so với nhóm không lệch nhãn cầu. Kết quả này tương tự Claros và cộng sự (2019) nghiên cứu trên 52 bệnh nhân u hỗn hợp tuyến lệ lành tính, trong số các bệnh nhân lồi mắt tác giả nhận thấy 51,9% nhãn cầu lệch xuống dưới, 40,7% nhãn cầu lệch xuống dưới và vào trong, 7,4% nhãn cầu lệch vào trong. Ngoài

ra nghiên cứu còn có một số trường hợp di lệch nhãn cầu không có lồi mắt (13,5%), trong đó 75% di lệch xuống dưới 19. U tuyến lệ thường gây lồi mắt lệch trục vì u nằm ở vị trí trên ngoài hốc mắt, hướng lồi mắt theo vị trí của u. Khối u gây lồi mắt thường gây áp lực trên nhãn cầu.

4.1.4.2. Mối liên quan giữa giải phẫu bệnh và đặc điểm lâm sàng

- Liên quan giữa giải phẫu bệnh với tuổi, giới của u tuyến lệ

Tỷ lệ gặp u ác tính ở 2 nhóm tuổi lần lượt là: nhóm > 40 tuổi là 44,4% và nhóm tuổi ≤ 40 là 22,2%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yeşiltaş và cộng sự (2018), trong 15 bệnh nhân ung thư biểu mô, tỉ lệ gặp ung thư biểu mô ở nhóm > 40 tuổi là 60% và nhóm tuổi ≤ 40 là 40%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tác giả nhận định u tuyến lệ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường ở người trung niên. Các trường hợp viêm


tuyến lệ hay gặp ở tuổi 35, u hỗn hợp tuyến lệ lành tính ở tuổi 42, ung thư biểu mô ở tuổi 44, riêng ung thư biểu mô dạng tuyến nang gặp ở xung quanh 40 tuổi hoặc ở tuổi trẻ hơn. Trong nghiên cứu có 3 bệnh nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang dưới 21 tuổi. u lympho ác tính hay gặp ở tuổi già hơn, trung bình 69 tuổi.120

Young và cộng sự (2019) nghiên cứu trên 64 bệnh nhân u hỗn hợp tuyến lệ và 36 bệnh nhân ung thư biểu mô, tuổi trung bình của 2 nhóm này lần lượt là 41,4 và 49 tuổi, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,21), kết quả tương tự độ tuổi trung bình bệnh nhân của chúng tôi.143

Tỷ lệ gặp u ác tính ở hai nhóm giới của chúng tôi lần lượt là: nhóm nam là 55,3% và nhóm nữ là 29,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm nam giới có nguy cơ gặp u ác tính cao gấp 2,9 lần so với nữ giới. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ford và cộng sự (2020), trong số 55 bệnh nhân ung thư biểu

mô có 65% nam và 35% nữ, tỉ lệ u ác tính ưu thế hơn ở nhóm nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.122Ngược lại, nghiên cứu của Yeşiltaş và cộng sự (2018), tỉ lệ nam

: nữ ở các nhóm u hỗn hợp tuyến lệ lành tính, ung thư biểu mô tuyến lệ, quá sản lympho, u lympho ác tính lần lượt là: 5:9, 3:9, 2:1, 3:2 cho thấy nhóm nữ ưu thế hơn ở nhóm u biểu mô và nhóm nam ưu thế hơn ở nhóm u không biểu mô (u lympho).120Trong nghiên cứu của Young và cộng sự (2019), tỉ lệ nam: nữ ở nhóm u hỗn hợp tuyến lệ lành tính là 55%: 45%, nhóm ung thư biểu mô là 56%: 44%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,871).143

- Liên quan giữa giải phẫu bệnh với thời gian xuất hiện bệnh

Chúng tôi ghi nhận không có mối liên quan giữa chẩn đoán u ác tính tuyến lệ và thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh (p > 0,05). Kết quả này phù hợp với Font và cộng sự (1978). Trong nghiên cứu lớn nhất về u biểu mô tuyến lệ của Gamel và cộng sự (1982) cũng cho thấy không có mối liên quan giữa thời gian xuất hiện bệnh với tính chất u lành tính hoặc ác tính. Thời gian triệu chứng trung bình là 1,3 năm ở bệnh

nhân ung thư biểu mô dạng tuyến nang, 2,2 năm ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến và 4,2 năm ở bệnh nhân u hỗn hợp tuyến lệ ác tính.144Henderson và cộng sự (1980) cho rằng tiền sử thời gian bệnh không có ý nghĩa phân biệt u hỗn hợp tuyến lệ lành tính và u hỗn hợp tuyến lệ ác tính.145Tác giả cho rằng thông tin khai thác tiền sử có thể không chính xác vì các đặc điểm lâm sàng không điển hình nên thông tin khai thác không đầy đủ. Để phân biệt được u hỗn hợp tuyến lệ lành tính và ác tính không chỉ dựa vào thời gian tiền sử bệnh mà còn dựa vào những thay đổi chi tiết của các triệu chứng lâm sàng.129,145

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022