CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu.
1.1.1 Đặt vấn đề.
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển KT-XH của đất nước. Trong bối cạnh cạnh tranh điểm đến du lịch đang diễn ra rất mạnh mẽ tại khu vực và trên thế giới thì việc đẩy mạnh sự thu hút du khách thông qua việc nâng cao chất lượng và các điều kiện sẵn sàng đó tiếp khách đang được nhiều địa phương và toàn ngành du lịch Việt Nam quan tâm. Có nhiều cách hiểu về điểm đến du lịch, tuy nhiên có thể hiểu khái quát: “Một điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu từ du lịch. Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn” (Marzano, 2006). Khái niệm về điểm đến du lịch là một khái niệm tương đối, trên phương diện địa lý điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi (Nguyến Quyết Thắng, 2009).
Bình Thuận là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt với nắng và gió, nhưng từ những bất lợi này Bình Thuận đã tận dụng thành lợi thế để phát triển. Ngày nay nói đến Bình Thuận người ta thường nghĩ đến nơi có biển xanh, cát trắng, nắng vàng…với lợi thế về điều kiện tự nhiên như vậy, Bình Thuận đã và đang trở thành trung tâm của du lịch quốc gia. Sự phát triển của du lịch Bình Thuận trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Bình Thuận theo hướng tích cực, giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch phát triển đã làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, nhất là các vùng ven biển- những nơi trước đây từng là vùng sâu, vùng xa - thì nay đã mang bộ mặt mới, khang trang, kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và kiến trúc hiện đại, đường sá, điện nước, thông tin liên lạc phục vụ du lịch cũng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân ở các vùng du lịch (Sở VHTT-DL, 2015). Du lịch phát triển đã góp phần gìn giữ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên, làm đẹp thêm cảnh quan và cải thiện môi trường... đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến Bình Thuận của khách du lịch trong nước và để đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm thu hút khách du lịch đền Bình Thuận, đưa du lịch Bình Thuận Phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
1.1.2 Tính cấp thiết của Đề tài.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước - 1
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Điểm Đến Du Lịch Của Du Khách
- Mô Hình Quyết Định Lựa Chọn Điểm Đến Của Phan Văn Huy
- Một Số Kết Quả Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Du Lịch Bình Thuận Giai Đoạn 2011-2015
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch Bình Thuận được đẩy mạnh và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, hình thành trung tâm du lịch quốc gia... Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và kết quả đạt được chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm du lịch một cách bài bản, đồng bộ; Khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn thấp, chủng loại sản phẩm du lịch còn đơn điệu; Thiếu cán bộ có kinh nghiệm, chuyên gia có kiến thức đầy đủ về phát triển du lịch; Việc xúc tiến quảng bá cho hoạt động du lịch chưa được chú trọng triển khai… (Sở VHTT-DL, 2015). Chính vì vậy, Việc khai thác và phát triển du lịch ở địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ở mức khởi phát, chưa thành hệ thống (UBND tỉnh Bình Thuận, 2015). Để thúc đẩy sự phát triển du lịch Bình Thuận thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến Bình Thuận của khách du lịch trong nước và để đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm thu hút khách du lịch đền Bình Thuận, đưa du lịch Bình Thuận Phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có là rất cần thiết. Đã có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam như của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), Trần Thị Kim Thoa (2015), Mai Khanh (2013) v.v… Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ mới đền cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch hay khả năng thu hút khách của điểm du lịch tại một địa phương ở Việt Nam. Riêng nghiên cứu của Trần Thị Kim Thoa (2015) đề cập đến sự lựa chọn điểm đến du lịch Hội An của một đối tượng khách quốc tế cụ thể, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu nào đề cập đến sự lựa chọn điểm đến của du khách trong nước tại địa bàn Bình Thuận. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BÌNH THUẬN CỦA DU KHÁCH TRONG
NƯỚC” để nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu như sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến là du lịch Bình Thuận của du khách trong nước.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách.
- Thực hiện khảo sát, đánh giá và kiểm định thực nghiệm mô hình nghiên cứu sự lựa chọn khách du lịch.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao sự lựa chọn của du khách trong nước đối với du lịch Bình Thuận.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước.
Đối tượng khảo sát là khách du lịch trong nước đến Bình Thuận.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu Đề tài này là tại các khu du lịch các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Về Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:
- Dữ liệu thứ cấp: Các số liệu báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, Niên giám thống kê Bình Thuận giai đoạn từ 2011 – 2015 và năm 2015. Số liệu trên các tạp chí, hội thảo khoa học trong nước có liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát, thu thập từ du khách và chuyên gia để thực hiện nghiên cứu định lượng.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.
Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát trước về mô hình sự lựa chọn để rút ra các yếu tố cơ bản tác động đến việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Từ đó xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.
Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại diện Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận, đại diện lãnh đạo, nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toàn Thịnh Phát - Bình Thuận, lãnh đạo khu Resort Hải Gia, khách sạn Đồi Dương, 19/04- Phan Thiết, Bình Thuận. Xây dựng Mô hình “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận” làm mô hình cho Đề tài nghiên cứu.
1.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn du khách trong nước tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toàn Thịnh Phát- Bình Thuận, Khách sạn Đồi Dương, Resort Hải gia và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Từ đó sàng lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy...sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0. Các kết quả thu thập được cho phép xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đền việc lựa chọn điểm đến của du lịch tỉnh Bình Thuận.
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước.
1.5. Kết cấu của Đề tài.
Đề tài gồm 5 chương như sau:
cứu.
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về nghiên
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý
thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu để kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha, EFA, Regression...
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, khả năng ứng dụng, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1, tác giả đã giới thiệu tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước”. Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Tiếp theo Chương 2 tác giả sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về sự chọn lựa và các yếu tố ảnh hưởng đến sự chọn lựa của khách hàng (khách du lịch) đối với du lịch Bình Thuận.Từ nghiên cứu đó đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu.
Trong chương 1 đã giới thiệu tổng quan về Đề tài nghiên cứu. Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết về sự lựa chọn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn của người tiêu dùng (khách du lịch). Từ đó đưa ra các thành phần trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước.
2.2 Các vấn đề cơ bản.
2.2.1 Các Khái niệm cơ bản
2.2.1.1 Khái niệm về Du lịch
Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động xã hội của TS. Trần Thị Minh Hòa (2004), viết "du lịch" là từ ghép: "du" là đi chơi, đi dạo và "lịch" là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Du lịch là biểu thị việc đi chơi của khách, nhằm tăng thêm hiểu biết, tích lũy kiến thức. Luật Du lịch Việt Nam (2005), định nghĩa: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"
2.2.1.2 Khái niệm khách du lịch.
Theo Giáo sư Khadginiclolov (1986), nhà khoa học nổi tiếng về du lịch của Bulgarie đưa ra định nghĩa về du khách: “Du khách là người hành trình tự nguyện với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), quy định: Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày, du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.
2.2.1.3 Điểm đến du lịch
Trong nghiên cứu này, khái niệm điểm đến du lịch được sử dụng như là một khái niệm chủ yếu trong quá trình nghiên cứu
Hoạt động du lịch điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch (Nguyễn Văn Hóa, 2009).
Theo Hwang et al (2006), “Lựa chọn điểm đến du lịch là một quá trình mà một khách du lịch tiềm năng lựa chọn một điểm đến từ một tập hợp các điểm đến nhằm mục đích thực hiện nhu cầu liên quan đến hoạt động đi du lịch của họ”.
Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch, không chỉ những tài nguyên tự nhiên, các tài nguyên nhân văn mà cả các sự kiện xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao… được tổ chức có khả năng thu hút khách du lịch được gọi là tài nguyên du lịch . Dựa vào tính chất của điểm đến du lịch, điểm đến du lịch được chia thành 3 loại: (1) Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực, (2) Điểm đến du lịch mang tính chất quốc gia, (3) Điểm đến du lịch mang tính chất địa phương.
2.2.1.4 Khái niệm về dịch vụ du lịch.
Có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau định nghĩa về dịch vụ du lịch nhưng để có thể hình dung về dịch vụ du lịch trong nghiên cứu này, chúng tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản. Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.
Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Theo Kotler & Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng.
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung
ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.”
Theo ISO 8402, “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng, các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.”
Tóm lại, dịch vụ du lịch là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng...của con người. Đặc điểm của dịch vụ du lịch là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá, nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. Dịch vụ du lịch là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất giữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ du lịch trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường được.
2.2.1.5 Khái niệm chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990, Asubonteng & ctg, 1996 và Wisniewski & Donnelly, 1996).
Theo ISO 8402, chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Có thể hiểu chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn khách hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được. Nếu chất lượng mong đợi thấp hơn chất lượng đạt được thì chất lượng dịch vụ là tuyệt hảo, nếu chất lượng mong đợi lớn hơn chất lượng đạt được thì chất lượng dịch vụ không đảm bảo, nếu chất lượng mong đợi bằng chất lượng đạt được thì chất lượng dịch vụ đảm bảo.
2.2.2 Lý thuyết về thái độ và sự lựa chọn của khách hàng
2.2.2.1 Lý thuyết về thái độ
Thái độ được xem là một khái niệm đặc biệt, không thể thiếu được trong tâm lý học xã hội đương đại của Mỹ. Nó là một khái niệm cực kỳ quan trọng mà các nhà