Đánh Giá Chung Về Chất Lượng Khai Thác Ca Huế Trong Du Lịch

nên tạo khoảng cách giữa du khách với diễn viên - nhạc công. Đây là điểm rất đáng quan tâm của Ca Huế trên sông Hương hiện nay.

Trước những thực trạng trên, đòi hỏi các ban ngành chức năng, đặc biệt là Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên - Huế cần làm chặt chẽ hơn việc tổ chức rà soát, thẩm định, phân loại chất lượng diễn viên, nhạc công biểu diễn Ca Huế trên sông Hương, đồng thời phối hợp với tất cả các ban ngành có liên quan giải quyết các vấn đề khác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ ca sĩ, diễn viên tham gia biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.

2.3.2.4. Nội dung chương trình biểu diễn Ca Huế trên sông Hương


Để có một chương trình biểu diễn Ca Huế đạt chất lượng, ngoài yếu tố diễn viên, nhạc công thì nội dung chương trình biểu diễn và quy định thời gian biểu diễn là rất quan trọng.

Trước khi thành lập Trung tâm biểu diễn Ca Huế, Sở văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế quy định chương trình biểu diễn với thời gian là 60 phút, cho phép các câu lạc bộ tự xây dựng chương trình biểu diễn dựa trên những quy định của Sở đã ban hành, sau đó Sở văn hóa thông tin thẩm định lại chương trình. Đối với những chương trình do các nhóm Ca Huế xây dựng, số lượng các bài trong một chương trình quá nhiều so với thời gian biểu diễn và trên thực tế diễn viên không thể biểu diễn đủ các bài như trong chương trình đưa ra. Bên cạnh đó, các bài lý Huế, hò Huế sử dụng trong chương trình nhiều hơn các bản Ca Huế. Ngoài ra, chưa có chương trình dành cho khách quốc tế.

Hiện nay, Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đã xây dựng 6 chương trình mẫu (3 chương trình dành cho khách Việt, 3 chương trình dành cho khách nước ngoài). Dưới đây là 2 chương trình mẫu:

CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO KHÁCH TRONG NƯỚC

(Thời lượng 60 - 70 phút)

CHƯƠNG TRÌNH I

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1. Hòa nhạc: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân Phong, Long hổ

2. Tổ khúc dân ca: Nón quê em

Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca Huế trong du lịch - 10

3. Cổ bản (thường)


4. Hò mái nhì - Nam bình


5. Chầu văn


GIẢI LAO THẢ ĐÈN (10 PHÚT)


6. Lý tình tang


7. Ngâm thơ (Hoặc Tương tư khúc)


8. Hát vè


9. Tứ đại cảnh


10. Hò giã gạo (Kết thúc)

CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO KHÁCH NƯỚC NGOÀI


(Thời lượng từ 50 - 60 phút)


CHƯƠNG TRÌNH I


1. Hòa nhạc: Đăng đàn cung


2. Lý mười thương


3. Độc tấu nhạc cụ


4. Hò mái nhì - Nam Bình


5. Chầu văn


GIẢI LAO THẢ ĐÈN (10 PHÚT)


6. Hòa nhạc: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân Phong, Long hổ


7. Lý chiều chiều - Lý Ngựa ô


8. Độc tấu (hoặc song tấu)


9. Hò giã gạo (Kết thúc).

Những chương trình mới này có nhiều ưu điểm hơn chương trình cũ do các nhóm Ca Huế tự xây dựng là: các bản Ca Huế được sử dụng nhiều hơn, thời gian biểu diễn so với số lượng bài trong chương trình phù hợp. Ngoài ra, Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đã chú ý đến việc thiết kế chương trình dành cho khách nước ngoài. Tuy nhiên khi xây dựng những chương trình này Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế chưa một lần tìm hiểu nhu cầu của du khách nên nó mang tính chất cảm tính từ phía nhà cung cấp hơn là từ phía khách hàng. Vì vậy, Trung tâm cần nghiên cứu nhu cầu thị trường để có thể đưa ra những chương trình khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng khách.

Mỗi đêm trên sông Hương diễn ra hai suất diễn ca Huế, suất một bắt đầu lúc 19giờ và kết thúc vào lúc 20giờ 30phút; suất hai bắt đầu lúc 20giờ30 và kết thúc vào lúc 22giờ.

Một chương trình Ca Huế trên sông Hương thường được biểu diễn trong 1 giờ 30 phút, bao gồm cả thời gian cho thuyền rời bến và cập bến. Chương trình được bắt đầu với lời giới thiệu về ca Huế và các làn điệu ca Huế của người dẫn chương trình, người dẫn chương trình này thường là trưởng của nhóm biểu diễn. Sau lời giới thiệu, chương trình bắt đầu với bản hòa tấu Long Ngâm, tiếp theo chương trình là các diễn viên thể hiện các làn điệu ca Huế như Cổ bản- Phú lục- Tương tư khúc- Lý tình tang- Chầu văn, tiếp đến tiết mục thả hoa đăng trên sông Hương với thời gian 10 phút, sau tiết mục thả hoa đăng các nhạc công biểu diễn tiết mục hòa tấu với những nhạc cụ truyền thống như đàn tỳ bà, đàn tranh, sênh tiền, bộ ly…., sau bài hò giã gạo thì chương trình kết thúc và thuyền quay trở lại bến.

Theo qui định của Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế, trước khi biểu diễn, người trưởng nhóm có trách nhiệm phải giới thiệu cho du khách một vài điều về Ca Huế. Tuy nhiên phần giới thiệu về nguồn gốc ca Huế và các làn điệu hiện nay chưa sâu, còn chung chung chưa thể đáp ứng nhu cầu cho những du khách muốn tìm hiểu nhiều hơn về ca Huế và các bài bản ca Huế. Đặc

biệt đối với du khách quốc tế, do sự khác biệt về ngôn ngữ nên có thể nói việc chuyển tải nội dung của từng bản ca Huế đến với họ là vô cùng quan trọng để giúp họ hiểu được vẻ đẹp và giá trị của Ca Huế.

Ngoài ra hiện nay mặc dù Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đã xây dựng nhiều chương trình biểu diễn Ca Huế khác nhau, dành cho cả du khách trong nước và du khách quốc tế, nhưng không có mấy khi chương trình được phát đến tay của du khách. Có một thực trạng đáng buồn là rất ít du khách được biết có nhiều nội dung chương trình để cho mình lựa chọn, du khách cũng không hề biết có bao nhiêu bài trong một chương trình và kết cấu như thế nào? nội dung chương trình chủ yếu do người trưởng nhóm quyết định. Do đó đã dẫn đến hiện trạng hiện nay, hầu hết những suất diễn Ca Huế trên thuyền đều giống nhau, thường hát đi hát lại những làn điệu quen thuộc và nội dung càng ngày càng mất đi tính truyền thống của nó.

Có thể hình dung như thế này: Ca Huế là nhạc thính phòng, ngồi xếp bàn, trên chiếu hoa, trầm ngâm, sâu lắng, không có múa may, cười cợt liếc mắt đưa tình; Trang phục phải là áo dài khăn đóng, phụ nữ khăn trùm hay khăn vấn trên đầu. Nếu chiếu theo đó thì hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) các suất diễn Ca Huế trên sông Hương cũng như tại nhiều điểm diễn hiện nay đều không được gọi là Ca Huế. Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân cho hay: "Vì Ca Huế quá khó cho nên các chương trình Ca Huế trên sông Hương hiện nay lấy dân ca, nhạc thiền, nhạc cúng (chầu văn) và dân ca đưa vào cho đầy chương trình, ngao ngán hơn nữa là đưa cả ngâm thơ vào chương trình Ca Huế. Như thế là làm hạ giá Ca Huế"[42].

Ca Huế bị mai một ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng bức bối với vấn đề này, bởi họ coi đó là lẽ tất nhiên khi một loại hình nghệ thuật chỉ phù hợp ở chốn cao sang nay lại được trình diễn rộng rãi phục vụ bất cứ đối tượng khán giả nào. Thực tế hiện nay một số chương trình ca Huế có bị pha tạp. Có không ít du khách ít am hiểu về ca Huế nên dễ bị lẫn lộn giữa ca Huế là loại hình âm nhạc truyền thống với nhạc mới là những ca khúc về Huế. Sau khi lên thuyền, nhiều

du khách ngay lập tức yêu cầu các bài hát về Huế như "Mưa trên phố Huế", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ". Đành rằng đó là những bài hát hay, đậm chất trữ tình và mang âm hưởng dân ca xứ Huế, nhưng việc biểu diễn thường xuyên những tác phẩm tân nhạc này sẽ gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm sâu sắc cho du khách về Ca Huế và giá trị của Ca Huế nguyên gốc. Do đó có thể nói, tùy đối tượng để cấu tạo chương trình phù hợp, nhưng nhất thiết phải duy trì chương trình ca Huế truyền thống. Đó chính là ý kiến của nhà thơ, nhạc sĩ Võ Quê - Chủ tịch câu lạc bộ Ca Huế (Nhà Văn hóa Huế), một người tâm huyết với sự phát triển của Ca Huế.

Chính vì vậy cần có những chính sách và biện pháp hợp lý để chấn chỉnh nội dung các chương trình Ca Huế, không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn giữ được giá trị vốn có của Ca Huế.

Ngoài nội dung các bài bản, làn điệu được biểu diễn trong chương trình thì thời lượng kết cấu của chương trình cũng là vấn đề được nhiều du khách quan tâm. Một số người cho rằng kết cấu chương trình có 2 phần và giữa 2 phần có thả đèn hoa đăng trên sông Hương, thời gian của một chương trình là 1giờ 30 phút trong đó thời gian thả hoa đăng là 10 phút, với thời gian quy định như hiện nay khách cho rằng không hợp lý vì khi thả đèn xong gần hết giờ biểu diễn. Do đó, nhiều người bày tỏ mong muốn rằng chương trình nên kéo dài thêm 15 phút nữa để du khách có thời gian giao lưu với diễn viên, nhạc công. Điều này sẽ tạo nên một không khí sôi động hơn của buổi biểu diễn ca Huế.

Ngoài ra, nhiều du khách cũng cho rằng, thả hoa đăng trên sông Hương mang đặc trưng của vùng đất văn hoá, tuy nhiên cứ mỗi đêm có hàng ngàn chiếc đèn thả xuống sông Hương sẽ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Hương chưa tốt, còn diễn ra tình trạng xô đẩy chen lấn nhau, làm mất đi giây phút thiêng liêng khi mỗi lời cầu nguyện được cất lên. Do đó, biện pháp đơn giản mà hiệu quả được đề xuất là diễn viên nên phát cho từng du khách để họ thứ tự từng hàng một lần lượt thả hoa đăng, tránh tình trạng chen lấn xô đẩy mất an toàn như hiện nay.

2.3.2.5. Tổ chức bán vé dịch vụ Ca Huế trên sông Hương


* Trước khi thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế:


Khách có nhu cầu thưởng thức dịch vụ Ca Huế trên sông Hương nếu lưu trú tại khách sạn chỉ cần liên hệ với lễ tân của khách sạn, sau đó lễ tân khách sạn sẽ liên hệ trực tiếp với chủ thuyền hoặc trưởng nhóm của các CLB hoặc bất kỳ diễn viên nào. Các chủ thuyền hay các trưởng nhóm, diễn viên sẽ tự tổ chức một suất diễn. Vào thời điểm này, các chủ thuyền được phép cung cấp vé xem biểu diễn ca Huế.

* Sau khi thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế:


Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế chính thức đi vào hoạt động vào ngày 3 tháng 5 năm 2006, với chức năng nhiệm vụ là trực tiếp quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông. Các cơ quan, tổ chức, khách du lịch có nhu cầu thưởng thức Ca Huế trên sông Hương trực tiếp đến tại trung tâm để làm hợp đồng hoặc mua vé. Hiện nay, trung tâm chưa có địa điểm bán vé nên ủy quyền lại cho BQL Bến thuyền du lịch bán vé cho khách lẻ. Trung tâm trực tiếp mời diễn viên, nhạc công và phối hợp với BQL Bến thuyền du lịch hoặc trực tiếp ký hợp đồng với chủ thuyền để bố trí thuyền phục vụ biểu diễn. Các suất diễn ca Huế đều phải có giấy phép do Trung tâm trực tiếp cấp, người nhận giấy phép phải là các nhóm trưởng điều hành suất diễn. Suất diễn nào không có giấy phép và các loại vé xem biểu diễn Ca Huế trên sông Hương do Trung tâm cấp thì suất đó xem như là suất diễn lậu.

Theo quy định số 2807/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định tạm thời khung mức thu và sử dụng nguồn thu biểu diễn ca Huế trên địa bàn Thừa Thiên Huế; quyết định số 651/ QĐ-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định mức giá vé xem biểu diễn Ca Huế trên sông Hương phục vụ khách lẻ như sau:

+ Về xuất diễn của thuyền đơn gồm 7 diễn viên, nhạc công là 450.000đ.

+ Về xuất diễn của thuyền đôi gồm 8 diễn viên, nhạc công là 500.000đ. Tùy theo chất lượng diễn viên, theo yêu cầu của khách cần thưởng thức, nghiên cứu nghệ thuật ca Huế mà đơn vị quy định mức cụ thể. Thuyền đơn: từ 450.000đ- 650.000đ/ xuất diễn; thuyền đôi từ 500.000đ - 700.000đ/ xuất diễn.

+ Thù lao cho diễn viên, nhạc công từ 50.000đ- 80.000đ/người/suất.

+ Về giá vé lẻ xem biểu diễn ca Huế: 40.000đồng/người.

Không phân biệt giá giữa khách nội địa và khách quốc tế.

Đây là mức giá công bố do UBND tỉnh quy định. Trước đây, khi Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế chưa thành lập thì giá của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương do các đơn vị kinh doanh thuyền ấn định, các chủ thuyền hoàn toàn chủ động trong việc điều chỉnh giá của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương (giá của thuyền đơn dao động 350.000đồng - 400.000 đồng và giá của thuyền đôi từ 400.000 - 500.000đồng).

Khi Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đi vào hoạt động, việc xây dựng mức giá cho hoạt động của dịch vụ này dựa vào mức giá do UBND tỉnh quy định. Mức giá được quy định cụ thể như sau:

Giá của một suất diễn thuyền đôi là 680.000 đồng bao gồm:

- Tổng thù lao cho các diễn viên: 400.000đ/suất

- Chi phí quản lý: 100.000đ

- Chi phí cho thuyền: 180.000 đ/ lượt

- Giá vé lẻ: 40.000 đ/người.

Mức giá trên không phân biệt giá giữa khách quốc tế và nội địa, đây cũng là một điểm tích cực của nhà cung ứng dịch vụ nhằm giúp cho Ca Huế đến được với nhiều người hơn.

Tuy nhiên việc bán vé hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là rất khó khăn đối với những khách đi lẻ song vẫn có nhu cầu thưởng thức Ca Huế. Có một thực trạng rõ ràng là đi nghe ca Huế, với những đoàn khách là gia đình,

khách đi theo tour thì có thể bao nguyên đò đơn hoặc đò đôi gồm cả đoàn ca và nhạc từ bảy đến tám người để diễn. Với những đò bao như vậy, không gian thưởng thức ca Huế có phần trọn vẹn. Tuy nhiên, với những du khách đi lẻ, khó lòng được thưởng thức loại hình âm nhạc này một cách trọn vẹn.

Giá vé quy định cho khách lẻ là 40.000 đồng/vé/người nhưng nếu khách chưa kịp biết nơi mua vé, du khách sẽ được “cò” vé ra mời chào ngay đoạn bến sông Công viên Ba Tháng Hai, từ chân cầu Trường Tiền đến bến Tòa Khâm. Và giá vé thường được các “cò” chào bán với kiểu nhìn mặt nói giá, dao động từ 50.000-60.000 đồng hay cao hơn. Đặc biệt với những khách đi nghe Ca Huế vào khoảng thời gian của show diễn thứ hai (20h30), thường phải chấp nhận giá mà cò vé đưa ra vì phòng vé thường nghỉ bán rất sớm. Tuy nhiên, sau khi xuống thuyền, du khách cũng chưa chắc được thả hồn để thưởng thức Ca Huế ngay mà thường phải chờ đợi một khoảng thời gian dài để chờ chủ thuyền và cò vé ghép đủ số lượng khách cho một show diễn và thường thì con số này bao giờ cũng vượt quá số lượng người được phép chuyên chở trên thuyền. Hiện nay, Ban quản lý Bến thuyền vẫn chưa có cách nào để khắc phục tình trạng cò vé tràn lan và biện pháp hiệu quả để hỗ trợ những khách du lịch đi lẻ như vậy.

2.4. Đánh giá chung về chất lượng khai thác Ca Huế trong du lịch


2.4.1. Những mặt tích cực


Ca Huế là một loại hình nghệ thuật cổ truyền của xứ Huế hình thành trên nền tảng dân ca và được phát triển, nâng cao thành một loại hình âm nhạc bác học, vừa mang tính cung đình, vừa gắn bó mật thiết với người dân xứ Huế nhiều đời nay. Từ lâu, Ca Huế đã gắn với thú chơi thuyền trên sông Hương, trở thành một nét văn hóa riêng biệt và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Hoạt động biểu diễn Ca Huế hiện nay ngoài mục đích bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống nghệ thuật còn phải phục vụ yêu cầu phát triển du lịch nhằm giao lưu văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách và góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương.

Đối với nhiều du khách đến Huế, Ca Huế được xem như là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này. Vì vậy có thể nói, Ca Huế không những góp phần làm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí