Kiến trúc máy tính - 9

c) 0000 0000 0101 0011; d) 1111 1111 1110 1110


Câu 21:

Biểu diễn các số nguyên có dấu sau đây dùng phương pháp dấu - độ lớn, và phương pháp mã bù hai 16 bit.

a) 472D b) -294D

Câu 22:

Biểu diễn số thực (-42,25D) theo số có dấu chấm động chuẩn IEEE 754/85 chính xác đơn 32 bit.

Câu 23:

Biểu diễn số thực (-34/64 D) theo số có dấu chấm động chuẩn IEEE 754/85 chính xác đơn 64 bit.

Câu 24:

Tìm giá trị số thực C2 3D 00 00H được biểu diễn theo số có dấu chấm động chuẩn IEEE 754/85 chính xác đơn 32 bit.

Câu 25:

Hãy tính toán các phép tính sau trong hệ đếm cơ số 2. a) 1464D + 1175D

b) 1789D – 1960D

Câu 26:

Hãy tính toán các phép tính sau trong hệ đếm cơ số 2. a) 4647D + 6267D

b) FDEH - 56B1H

Câu 27:

Cho biểu diễn hàm số logic như sau:

f (A, B,C) (0,1, 4,5,6)

a) Vẽ bảng Karnaugh cho hàm f (với A= MSB).

b) Rút gọn hàm f .

c) Vẽ sơ đồ logic cho hàm vừa rút gọn.

Câu 28:

Tối giản hóa các hàm logic sau bằng bảng Karnaugh: a) f(A,B,C,D) = (0,1, 4,5,8,9,12,13) (với A= MSB).

b) f(A,B,C,D) = (2, 4,6,8,9,12,13) (với A= MSB).

Câu 29:

Tối giản hóa các hàm logic sau bằng phương pháp đại số:

a) f A, B,CABCA(B C)ABC

b) f (A, B,C) (A B C)(A B C)(A B C)(A B C)


Câu 30:

Cho biểu diễn hàm số logic như sau:

f (A, B,C, D) (1, 2,3, 4, 6,8,9,11,13)

a) Vẽ bảng Karnaugh cho hàm f (với A= MSB).

b) Rút gọn hàm f .

c) Vẽ sơ đồ logic cho hàm vừa rút gọn.

Câu 31:

Hãy thiết kế mạch mã hóa 8 đường sang 3 đường.

Câu 32:

Hãy thiết kế mạch mã hóa 10 đường sang 4 đường.

Câu 33:

Hãy thiết kế mạch giải mã 3 đường sang 8 đường.

Câu 34:

Hãy thiết kếmạch giải mã 2 đường sang 4 đường.

Câu 35:

Hãy thiết kế mạch cộng nhị phân 1 bit (bộ bán tổng HA).

Câu 36:

Hãy thiết kế mạch cộng nhị phân nhiều bit.

Câu 37:

Hãy thiết kế mạch dồn kênh 8 sang 1

Câu 38:

Hãy thiết kế mạch phân kênh 1 ngò vào 8 ngò ra

Câu 39:

Nêu các loại máy tính được phân loại dựa trên lệnh và cấu trúc bộ nhớ (Flynn).

Tại sao kiến trúc song song phát triển mạnh trong thời gian gần đây?

CHƯƠNG 2 : KIẾN TRÚC PHẦN MỀM

2.1. Các kiểu thi hành một lệnh

Một lệnh mã máy bao gồm một mã tác vụ và các toán hạng. Ví dụ: lệnh mã máy 01101001010101010000001101100101

Việc chọn số toán hạng cho một lệnh mã máy là một vấn đề then chốt vì phải có một sự cân đối giữa tốc độ tính toán và số các mạch tính toán phải dùng. Tuỳ theo tần số sử dụng các phép như trên mà các nhà thiết kế máy tính quyết định số lượng các mạch chức năng cần thiết cho việc tính toán. Thông thường số toán hạng thay đổi từ 0 tới 3. Ví dụ: lệnh Y := A + B + C + D có thể được hiện bằng một lệnh mã máy nếu ta có 3 mạch cộng, hoặc được thực hiện bằng 3 lệnh mã máy nếu chúng ta chỉ có một mạch cộng, nếu việc tính toán trên xảy ra ít, người ta chỉ cần thiết kế một mạch cộng thay vì phải tốn chi phí lắp đặt 3 mạch cộng. Tuy nhiên, với một mạch cộng thì thời gian tính toán của hệ thống sẽ chậm hơn với hệ thống có ba mạch cộng.

Vị trí của toán hạng cũng được xem xét. Bảng 2.1 chọn một vài nhà sản xuất máy tính và 3 kiểu cơ bản của vị trí các toán hạng đối với những lệnh tính toán trong ALU là: ở ngăn xếp, trên thanh ghi tích luỹ, và trên các thanh ghi đa dụng. Những kiến trúc phần mềm này được gọi là kiến trúc ngăn xếp, kiến trúc thanh ghi tích luỹ và kiến trúc thanh ghi đa dụng.

Bảng 2. 1. Cách chọn lựa vị trí các toán hạng

Một vài nhà sản xuất máy tính tuân thủ chặt chẽ các kiểu chọn vị trí toán 1

Một vài nhà sản xuất máy tính tuân thủ chặt chẽ các kiểu chọn vị trí toán hạng nêu trên, nhưng phần nhiều các bộ xử lý dùng kiểu hỗn tạp. Ví dụ, mạch xử lý 8086 của Intel dùng cùng một lúc kiểu "thanh ghi đa dụng" và kiểu "thanh ghi tích luỹ".

Ví dụ minh hoạ chuỗi lệnh phải dùng để thực hiện phép tính C := A + B trong 3 kiểu kiến trúc phần mềm. Giả sử A, B, C đều nằm trong bộ nhớ trong.

Bảng 2. 2. Chuỗi lệnh dùng thực hiện phép tính C := A + B


Kiến trúc ngăn xếp

Kiến trúc thanh ghi tích luỹ

Kiến trúc thanh ghi đa dụng

Push A

Push B

Load A

ADD B

Load R1, A

ADD R1, B

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


ADD

Pop C

Store C

Store R1, C

Hiện tại các nhà sản xuất máy tính có khuynh hướng dùng kiến trúc phần mềm thanh ghi đa dụng vì việc thâm nhập các thanh ghi đa dụng nhanh hơn thâm nhập bộ nhớ trong, và vì các chương trình dịch dùng các thanh ghi đa dụng có hiệu quả hơn.

Bảng 2. 3. Điểm lợi và bất lợi của 3 kiểu kiến trúc phần mềm


Loại kiến trúc Ngăn xếp (Stack)

Lợi điểm

Bất lợi

- Lệnh ngắn

- Ít mã máy

- Làm tối thiểu trạng thái

bên trong của máy tính

- Dễ dàng tạo ra một bộ biên dịch đơn giản cho

kiến trúc ngăn xếp

- Thâm nhập ngăn xếp không ngẫu nhiên.

- Mã không hiệu quả

- Khó dùng trong xử lý song song và ống dẫn

- Khó tạo ra một bộ biên dịch tối ưu.

Thanh ghi tích luỹ (Accumulator Register)

- Lệnh ngắn

- Làm tối thiểu trạng thái bên trong của máy tính (yêu cầu ít mạch chức năng).

- Thiết kế dễ dàng

- Lưu giữ ở thanh ghi tích luỹ là tạm thời.

- Nghẽn ở thanh ghi tích luỹ

- Khó dùng trong xử lý song song và ống dẫn

- Trao đổi nhiều với bộ

nhớ.

Thanh ghi đa dụng (General Register)

- Tốc độ xử lý nhanh, định vị đơn giản.

- Ít thâm nhập bộ nhớ.

- Kiểu rất tổng quát để tạo các mã hữu hiệu

- Lệnh dài

- Số lượng thanh ghi bị giới hạn

2.2. Kiểu kiến trúc thanh ghi đa dụng

Do hiện nay kiểu kiến trúc thanh ghi đa dụng chiếm vị trí hàng đầu nên trong các phần sau, ta chỉ đề cập đến kiểu kiến trúc này.

Đối với một lệnh tính toán hoặc logic điển hình (lệnh ALU), có 2 điểm cần nêu lên.

Trước tiên, một lệnh ALU phải có 2 hoặc 3 toán hạng. Nếu trong lệnh có 3 toán hạng thì một trong các toán hạng chứa kết quả phép tính trên hai toán hạng kia (Ví dụ: add A, B, C). Nếu trong lệnh có 2 toán hạng thì một trong hai toán hạng phải vừa là toán hạng nguồn, vừa là toán hạng đích (Ví dụ: add A, B).

Thứ hai, số lượng toán hạng bộ nhớ có trong lệnh. Số toán hạng bộ nhớ có thể thay đổi từ 0 tới 3.

Trong nhiều cách tổ hợp có thể có các loại toán hạng của một lệnh ALU, các máy tính hiện nay chọn một trong 3 kiểu sau : thanh ghi-thanh ghi (kiểu này còn được gọi nạp - lưu trữ), thanh ghi - bộ nhớ và bộ nhớ - bộ nhớ.

Kiểu thanh ghi - thanh ghi được nhiều nhà chế tạo máy tính lưu ý với các lý do: việc tạo các mã máy đơn giản, chiều dài mã máy cố định và số chu kỳ xung nhịp cần thiết cho việc thực hiện lệnh là cố định, ít thâm nhập bộ nhớ. Tuy nhiên, kiểu kiến trúc này cũng có một vài hạn chế của nó như: số lượng thanh ghi bị giới hạn, việc các thanh ghi có cùng độ dài dẫn đến không hiệu quả trong các lệnh xử lý chuỗi cũng như các lệnh có cấu trúc. Việc lưu và phục hồi các trạng thái khi có các lời gọi thủ tục hay chuyển đổi ngữ cảnh.

2.3. Tập lệnh

- Mỗi một bộ xử lý có một tập lệnh xác định do hãng chế tạo bộ xử lý đó quy định.

- Tập lệnh (Instruction set): Là tập hợp các dãy số nhị phân mà bộ xử lý có thể hiểu được để thực hiện một công việc nào đấy.

Hình 2 1 Giản đồ trạng thái của chu kỳ lệnh Mục tiêu của phần này là 2

Hình 2. 1. Giản đồ trạng thái của chu kỳ lệnh

Mục tiêu của phần này là dùng các ví dụ trích từ các kiến trúc phần mềm được dùng nhiều nhất, để cho thấy các kỹ thuật ở mức ngôn ngữ máy dùng để thi hành các cấu trúc trong các ngôn ngữ cấp cao.

Cấu trúc lệnh máy tính là một từ nhị phân (binary word) mà thực hiện một nhiệm vụ cụ thể:

- Lệnh được lưu trong bộ nhớ

- Lệnh được đọc từ bộ nhớ vào CPU để giải mã và thực hiện

- Mỗi lệnh có chức năng riêng của nó

Tập lệnh gồm nhiều lệnh, có thể được chia thành các nhóm theo chức năng:

- Chuyển dữ liệu (Data Movement)

- Tính toán (Computational)

- Điều kiện và rẽ nhánh (Conditioning & Branching)

- Các lệnh khác … trong các ngôn ngữ cấp cao.

Để minh hoạ bằng thí dụ, ta dùng cú pháp lệnh trong hợp ngữ sau đây :

Từ gợi nhớ mã lệnh, thanh ghi đích, thanh ghi nguồn 1, thanh ghi nguồn 2.

- Mã lệnh (Opcode): Cho biết thao tác cần thực hiện.

- Các toán hạng (Operands):

+ Cho biết nơi chứa dữ liệu cần tác động vào, gồm có: Toán hạng nguồn; toán hạng đích.

+ Cho biết địa chỉ của lệnh tiếp theo.

Từ gợi nhớ mã lệnh mô tả ngắn gọn tác vụ phải thi hành trên các thanh ghi nguồn, kết quả được lưu giữ trong thanh ghi đích.

Mỗi lệnh của ngôn ngữ cấp cao được xây dựng bằng một lệnh mã máy hoặc một chuỗi nhiều lệnh mã máy. Lệnh nhảy (GOTO) được thực hiện bằng các lệnh hợp ngữ về nhảy (JUMP) hoặc lệnh hợp ngữ về vòng. Chúng ta phân biệt lệnh nhảy làm cho bộ đếm chương trình được nạp vào địa chỉ tuyệt đối nơi phải nhảy đến (PC ← địa chỉ tuyệt đối nơi phải nhảy tới), với lệnh vòng theo đó ta chỉ cần cộng thêm một độ dời vào bộ đếm chương trình (PC ← PC + độ dời). Ta lưu ý là trong trường hợp sau, PC chứa địa chỉ tương đối so với địa chỉ của lệnh sau lệnh vòng.

Quá trình thực hiện/ chạy lệnh được chia thành các pha hay giai đoạn (stage). Mỗi lệnh có thể được thực hiện theo 4 giai đoạn:

- Đọc lệnh IF(Instruction Fetch): lệnh được đọc từ bộ nhớ vào CPU

- Giải mã lệnh ID(Instruction Decode): CPU giải mã lệnh

- Chạy lệnh IE(Instruction Execution): CPU thực hiện lệnh

- Ghi WB(Write Back): kết quả lệnh (nếu có) được ghi vào thanh ghi hoặc bộ nhớ

Ví dụ 2.1:

Add R3, R4

- Add: Từ gợi nhớ mã lệnh, thực hiện cộng các toán hạng

- R3: Thanh ghi toán hạng nguồn

- R4: Thanh ghi toán hạng đích

- R4 ← R3 + R4: Cộng các thanh ghi R3 và R4 rồi để kết quả và R4.

2.3.1. Gán trị

Việc gán trị, gồm cả gán trị cho biểu thức số học và logic, được thực hiện nhờ một số lệnh mã máy. Cho các kiến trúc RISC, ta có thể nêu lên các lệnh sau:

- Nhóm lệnh chuyển dữ liệu:

*) Đặc điểm: - Sao chép dữ liệu từ nguồn sang đích

- Các lệnh này không ảnh hưởng đến thanh ghi cờ.

MOVE: Sao chép dữ liệu từ toán hạng nguồn sang toán hạng đích.

LOAD: Nạp nội dung của ngăn nhớ vào thanh ghi.

EXCHANGE: Trao đổi dự liệu của hai toán hạng cho nhau.

STORE: Cất nội dung thanh ghi vào ngăn nhớ.

PUSH: Cất nội dung của toán hạng nguồn vào Stack.

POP: Lấy nội dung từ Stack đưa đến toán hạng đích. LOAD Ri, M (địa chỉ) M[địa chỉ] ← Ri

STORE Ri, M(địa chỉ) ; Ri ← M[địa chỉ]

Ví dụ 2.2:

Vận chuyển dữ liệu giữa các thanh ghi của CPU: MOVE Ri, Rj; Ri ← Rj

Chuyển (sao chép) nội dung của thanh ghi Rj sang thanh ghi Ri.

Vận chuyển dữ liệu giữa 1 thanh ghi của CPU và một ô nhớ: MOVE 1000, Rj; M[1000] ← Rj

Lưu nội dung của thanh ghi Rj vào ô nhớ có địa chỉ 1000.

Vận chuyển dữ liệu giữa các ô nhớ: MOVE 1000, (Rj); M[1000] ← M[Rj]

Chuyển (sao chép) nội dung của ô nhớ có địa chỉ chứa trong thanh ghi Rj sang

số nhớ có địa chỉ 1000.

- Lệnh tính toán số học:

*) Đặc điểm:- Thực hiện các phép toán số học.

- Có ảnh hưởngđến các thanh ghi cờ.

ADDITION: Cộng nội dung của hai toán hạng với nhau.

SUBTRACT: Trừ hai toán hạng cho nhau.

MULTIPLY: Nhân nội dung hai toán hạng với nhau.

DIVIDE: Chia nội dung hai toán hạng cho nhau.

NEGATIVE: Đảo dấu của toán hạng.

INCREMENT: Tăng nội dung của toán hạng lên 1 (thêm 1 vào toán hạng).

DECREMENT: Giảm nội dung của toán hạng xuống 1 (Giảm 1 từ toán hạng).

ADDD (cộng số có dấu chấm động, chính xác kép)

SUBD (trừ số có dấu chấm động, chính xác kép)

Ví dụ 2.3:

Lệnh cộng:

ADD R1, R2, R3; R1 ← R2 + R3

Cộng nội dung 2 thanh ghi R2 và R3, kết quả lưu vào thanh ghi R1. ADD A, B, C; M[A] ← M[B] + M[C]

Cộng nội dung 2 ô nhớ B và C, kết quả lưu vào ô nhớ A. Lệnh trừ:

SUBSTRACT R1, R2, R3; R1 ← R2 - R3

Lấy nội dung thanh ghi R2 trừ đi nội dung thanh ghi R3, kết quả lưu vào thanh ghi R1.

- Lệnh logic: thực hiện phép tính logic cho từng bit một.

*) Đặc điểm: -Thực hiện các phép toán logic.

- Có ảnh hưởng đến các cờ.

AND: Thực hiện AND hai toán hạng với nhau.

OR: Thực hiện OR hai toán hạng với nhau.

NOT: Thực hiện NOT toán hạng.

XOR: Thực hiện XOR hai toán hạng với nhau.

TEST: Kiểm tra điều kiện được chỉ định, thiết lập cờ dựa vào kết quả kiểm tra.

COMPARE: So sánh hai hay nhiều toán hạng số học hoặc lôgic, thiết lập dựa vào kết quả so sánh.

SHIFT: Dịch trái (hoặc phải) các bít của toán hạng.

ROTATE: Quay trái (hoặc quay phải) các bit của toán hạng.

- Các lệnh dịch chuyển số học hoặc logic (SHIFT), quay vòng (ROTATE) có hoặc không có số giữ ở ngã vào, sang phải hoặc sang trái. Các lệnh này được thực hiện trên một thanh ghi và kết quả lưu giữ trong thanh ghi khác. Số lần dịch chuyển (mỗi lần dịch sang phải hoặc sang trái một bit) thường được xác định trong thanh ghi thứ ba. Hình 2.2 minh hoạ cho các lệnh này

Cho các kiến trúc kiểu RISC, ta có : SLL (shift left logical : dịch trái logic) SRL (shift right logical : dịch phải logic)

SRA (shift right arithemtic : dịch phải số học)

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí