Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 13



ban nhân dân các quận huyện thành phố lập chung trong dự toán của toàn đơn vị.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị dự toán cấp 1, xem xét dự toán của các đơn vị trực thuộc bao gồm: Một là, dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hai là, dự toán của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, ba là, dự toán chương trình mục tiêu quốc gia, bốn là dự toán thu, chi của Văn phòng Bộ, sau khi xem xét tổng hợp thành dự toán kinh phí của toàn ngành gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí vào dự toán chi ngân sách nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt và giao dự toán cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy có thể thấy rằng việc lập dự toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có sự đan xen của nhiều nguồn kinh phí nhưng về cơ bản tuân thủ quy trình lập dự toán theo trình tự từ dưới lên tức là cấp dưới lập dự toán gửi cấp trên, cấp trên tổng hợp trình cấp trên nữa và trình tự này thực hiện đối với mọi nguồn kinh phí trừ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia.

Giao dự toán thu, chi tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội được thực hiện theo từng loại kinh phí thuộc từng nhóm đơn vị khác nhau:

Đối với các đơn vị sự nghiệp ở các cấp dự toán khác nhau: Căn cứ vào dự toán NSNN (ngân sách nhà nước) hàng năm được Bộ Tài chính phân bổ, dự toán ban đầu và các bản đề nghị điều chỉnh dự toán của các đơn vị, Vụ Kế hoạch - Tài chính xem xét, trình Bộ giao dự toán và điều chỉnh dự toán thu, chi NSNN. Bộ không giao dự toán thu chi hoạt động dịch vụ, đơn vị lập dự toán thu, chi dịch vụ để tự điều hành. Các đơn vị là các trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh, trung tâm điều dướng, trung tâm dạy nghề, gới thiệu việc làm nhận phân bổ kinh phí từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.



Đối với các đơn vị hành chính, trình tự giao dự toán thu, chi được tiến hành như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

Đối với các đơn vị dự toán cấp 2 là các Cục trực thuộc Bộ, Bộ trực tiếp giao dự toán nguồn kinh phí. Đối với các đơn vị dự toán cấp 2 là các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Căn cứ dự toán ngân sách trung ương được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập phương án phân bổ dự toán cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo loại 520, khoản 527 của mục lục ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản kết quả thẩm tra phân bổ dự toán cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Căn cứ vào phương án phân bổ ngân sách được Bộ tài chính thống nhất, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện giao dự toán kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng theo loại, khoản của mục lục ngân sách nhà nước cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đồng thời ủy quyền cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng). Riêng đối với dự toán kinh phí trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giữ lại tại đơn vị cấp I và thực hiện phân bổ, giao bổ sung dự toán cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi có quyết định phê duyệt đối tượng hưởng trợ cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc cơ quan được ủy quyền) để thực hiện chi trả cho các đối tượng theo quy định. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và chịu trách nhiệm về toàn bộ dự toán kinh phí trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đã phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Quyết định giao dự toán cho các đơn vị được gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện. Riêng với nguồn kinh phí địa phương, căn cứ vào dự toán do Ủy ban nhân dân tỉnh giao, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập phương án phân bổ cho các đơn vị trực thuộc theo hai phần kinh phí thường xuyên và kinh phí hoạt


Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 13


động sự nghiệp. Riêng kinh phí chương trình mục tiêu, sau khi Bộ duyệt dự toán kinh phí chương trình mục tiêu trình Bộ tài chính, kinh phí này được phân bổ về các Sở Lao động theo ngạch kinh phí địa phương và qua đó các Sở nhận phân bổ dự toán từ Ủy ban nhân dân Tỉnh, trên cơ sở đó các Sở phân bổ cho các đơn vị trực thuộc. Đối với các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Sở: Các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ nhận phân bổ dự toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, còn kinh phí quản lý hành chính sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương của các quận, huyện, thành phố.

Sau khi có Quyết định giao dự toán của Bộ, đơn vị gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, quản lý, thực hiện thu, chi và kiểm soát chi qua Kho bạc. Đơn vị thực hiện chi tiêu, hạch toán và thanh quyết toán theo các mục của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp Ngành Lao động - Thương binh và xã hội nguồn tài chính được hình thành chủ yếu từ:

- Kinh phí NSNN cấp

- Phí, lệ phí được giữ lại sử dụng (Phí kiểm định kỹ thuật an toàn, Phí xác minh giấy tờ lao động nước ngoài, phí cấp phép xuất khẩu lao động, Viện phí, Học phí, Phí dự thi, dự tuyển)

- Thu từ các khoản viện trợ

- Thu sự nghiệp khác.

Mỗi đơn vị có đặc thù riêng trong hoạt động do vậy nguồn tài chính cũng có những điểm không giống nhau:

Nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội được xác định tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, cụ thể như: Khối các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, các khoản thu gồm: học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí ký túc xá, thu từ hoạt động nhà sách, cho thuê hội trường, thu từ đào tạo liên kết...Khối các đơn vị sự nghiệp y tế (trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng) kinh phí sử dụng được bổ sung từ nguồn thu viện phí, thu bán các dụng cụ chỉnh hình, thu bán thành phẩm...Khối các đơn vị sự nghiệp kinh tế (trung



tâm kiểm định kỹ thuật an toàn), có khoản thu như: phí kiểm định kỹ thuật an toàn cho máy, thiết bị, vật tư, phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tại 77,6% các đơn vị khảo sát nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động của đơn vị được ngân sách cấp, 22,4% đơn vị nguồn kinh phí bao gồm cả các khoản bổ sung từ phí và kệ phí, 7,46% đơn vị nguồn viện trợ là một bộ phận của kinh phí hoạt động, 4,48 % đơn vị khảo sát trong cơ cấu nguồn kinh phí có cả ba khoản trên. Qua đó có thể thấy rằng, tại các đơn vị này nguồn thu từ ngân sách vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên nguồn thu từ phí và lệ phí và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có xu thế tăng lên (biểu đồ 2.1) làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước (Biểu đồ 2.2). Đối với các đơn vị hành chính, nguồn tài chính chủ yếu là từ ngân sách cấp, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Nguồn ngân sách trung ương các đơn vị nhận từ Bộ Lao động - Thương binh và xã hội để thực hiện chính sách ưu đãi người có công, còn nguồn kinh phí địa phương được Ủy ban các cấp giao để duy trì cho hoạt động của bộ máy quản lý và hỗ trợ một phần cho nguồn kinh phí trung ương

Trên cơ sở nguồn thu, các đơn vị căn cứ vào dự toán và nhu cầu chi tiêu tại đơn vị thực hiện chi tiêu theo quy định. Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội, nội dung chi bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho hoạt động sự nghiệp: chi cho người lao động, chi quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi tổ chức hoạt động sự nghiệp, chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi khác.

- Chi không thường xuyên: chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ, chi đoàn ra, đoàn vào, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đối ứng cho các dự án hợp tác quốc tế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Các khoản chi này được lấy từ các nguồn kinh phí NSNN cấp, từ nguồn viện trợ, từ nguồn phí lệ phí để lại, từ nguồn thu hoạt động và nguồn khác. Các khoản chi này được kiểm soát bởi các quy chế quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tại các đơn vị.


250.000.000.000


200.000.000.000


Phí, lphí

Cung ng dch vThu snghip khác

150.000.000.000


100.000.000.000

50.000.000.000


2007 2008 2009 2010


Biểu đồ 2.1: Nguồn thu sự nghiệp và sản xuất kinh doanh tại các đơn vị sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội giai đoạn 2007 - 2010 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu chi hoạt động sự nghiệp và SXKD 2007 - 2010)



300.000.000.000

250.000.000.000

Np ngân sách


Bsung ngun kinh phí

200.000.000.000

150.000.000.000

100.000.000.000

50.000.000.000


2007 2008 2009 2010


Biểu đồ 2.2: Bổ sung nguồn kinh phí và nộp NSNN từ chênh lệch thu chi hoạt động sự nghiệp và XSKD giai đoạn 2007 - 2010

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu chi hoạt động sự nghiệp và SXKD 2007 - 2010)



Hiện nay khoảng 80% các đơn vị sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội đã được giao tự chủ và hầu hết các đơn vị hành chính nhà nước đều thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị này cũng được quyền tự chủ trong số kinh phí đã được khoán. Theo đó việc sử dụng kinh phí có các đặc điểm sau: Đối với nguồn kinh phí tự chủ, các đơn vị nhận phân phối dự toán tự xây dựng dự toán chi tiết để thực hiện, đối với nguồn kinh phí không tự chủ, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi tiết trình Bộ phê duyêt (đối với các đơn vị trực thuộc Bộ) và trình Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt (nếu là các Sở lao động) trước khi thực hiện.

Đối với nguồn kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Tại các phòng Lao động - Thương binh xã hội và các Sở Lao động - Thương binh xã hội, nguồn kinh phí này được sử dụng cho việc chi trả trợ cấp ưu đãi cho các đối tượng là người có công với cách mạng theo định mức chi và chế độ trợ cấp hiện hành. Đối với kinh phí chương trình mục tiêu: Nguồn kinh phí này được phân bổ về các tỉnh thành phố dưới dạng ngân sách địa phương, được chi tiêu và quyết toán theo từng chương trình cụ thể.Các khoản chi tiêu của các đơn vị chỉ được thực hiện khi thỏa mãm các điều kiện như:

- Đã có trong dự toán thu, chi được duyệt.

- Đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định nếu là các đơn vị hành chính hoặc theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ.

- Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền duyệt chi.

- Có chứng từ chi tiêu đầy đủ và đúng quy định.

Quyết toán nguồn kinh phí đã sử dụng là khâu công việc cuối cùng trong chu trình ngân sách, tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội quyết toán nguồn kinh phí được thực hiện theo đúng quy định tại thông tư 101/2005/TT - BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ tài chính. Quyết toán nguồn kinh phí tại các đơn vị này được thực hiện theo trình tự cụ thể đối với từng nguồn kinh phí. Đối với các nguồn kinh phí do Bộ giao dự toán thì Bộ sẽ tổ chức giám sát và phê duyệt quyết toán, còn kinh phí từ ngân sách địa phương và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng tại các đơn vị thì cơ quan tài chính cùng cấp phê



duyệt quyết toán. Các thủ tục xét chuyển xóa bỏ dự toán khi sử dụng không hết hoặc xử lý số kinh phí tiết kiệm được thực hiện theo quy định của nhà nước.

2.2. Thực trạng xây dựng và ban hành khuôn khổ pháp lý về kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

Đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội bao gồm hai nhóm đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính được thành lập để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các đơn vị này nhận kinh phí do ngân sách cấp chi tiêu phục vụ cho hoạt động của mình và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính và kế toán theo chế độ hiện hành. Hiện tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội nói riêng tuân thủ các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, Nghị định 128/2004/NĐCP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước. Theo luật kế toán, nội dung công tác kế toán bao gồm: Chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán và công việc kiểm kê, bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán. Trên cơ sở luật kế toán và nghị định 128/2004/NĐCP, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định 19/2006/QĐ - BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, theo đó quy định chi tiết các nội dung công tác kế toán, các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do vậy phải tuân thủ các quy định trong quyết định này. Tuy nhiên do đặc thù hoạt động gắn với việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công và các hoạt động xã hội khác nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định 09/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành bổ sung các mẫu chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính vào chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ - BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính áp dụng cho kế toán nguồn ngân sách trung ương thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động -Thương binh và xã hội quản lý. Do đó có thể nói khuôn khổ pháp lý về tổ chức hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính



sự nghiệp ngành Lao động -Thương binh và Xã hội hiện nay là Luật kế toán số 03/2003/QH11, Nghị định 128/2004/NĐCP, Quyết định 19/2006/QĐ - BTC, Quyết định 09/2007/QĐ - BLĐTBXH.

Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp không sử dụng nguồn kinh phí Ưu đãi người có công nội dung công tác kế toán tuân thủ quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11, Nghị định 128/2004/NĐCP, Quyết định 19/2006/QĐ – BTC, theo đó nội dung công tác kế toán bao gồm:

Chứng từ kế toán: Theo chế độ hiện hành hệ thống chứng từ được xây dựng bao gồm các loại chứng từ khác nhau được phân loại như sau:

- Chứng từ về lao động, tiền lương,

- Chứng từ về vật tự.

- Chứng từ về tài sản cố định,

- Chứng từ về tiền tệ

- …

Đồng thời chế độ kế toán hiện hành cũng quy định rõ các yếu tố và hình thức của các bản chứng từ, cách thức lập và trình tự luân chuyển chứng từ cũng như việc sử dụng, quản lý, in biểu mẫu chứng từ bao gồm cả chứng từ điện tử.

Tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán theo chế độ hiện hành bao gồm 7 loại tài khoản (6 loại tài khoản trong bảng và một loại tài khoản ngoài bảng):

- Loại 1: Tiền và vật tư.

- Loại 2: Tài sản cố định.

- Loại 3: Thanh toán

- Loại 4: Nguồn kinh phí

- Loại 5: Các khoản thu

- Loại 6: Các khoản chi

- Loại 0: Tài khoản ngoài bảng.

Trong mỗi loại bao gồm các tài khoản tổng hợp và chi tiết theo các cấp tài khác nhau, đồng thời chế độ hiện hành cũng quy định việc lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản hiện hành trong hạch toán tại các đơn vị, chế độ kế toán hiện hành

Xem tất cả 295 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí