- Mục tiêu:
+ Học sinh, sinh viên hiểu rõ nội dung hoạt động giao tiếp khi gặp tình huống khách từ chối đến điểm tham quan theo lịch trình đã định cùng đoàn.
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khi khách không muốn đến điểm tham quan theo lịch trình đã định cùng đoàn.
+ Ý thức được tầm quan trọng trong hoạt động giao tiếp của hướng dẫn viên khi xử lý tình huống khách từ chối đến điểm tham quan để không ảnh hưởng đến tâm lý của cả đoàn và vẫn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách.
- Yêu cầu:
+ Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giao tiếp khách để xử lý tình huống khách từ chối đến điểm tham quan theo lịch trình đã định cùng đoàn.
+ Thảo luận với bạn học và thực hành tình huống giao tiếp.
- Gợi ý giải quyết tình huống:
+ Gặp riêng khách và lắng nghe, tìm hiểu rõ lý do khách không muốn đến điểm tham quan.
+ Thể hiện sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân của khách và nêu rõ cho khách những lợi ích mà họ sẽ mất từ việc tách đoàn.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng - 10
- Giao Tiếp Khi Làm Quen Và Giới Thiệu Khái Quát Lịch Trình Với Khách Trên Xe
- Giao Tiếp Khi Đăng Ký Buồng Khách Sạn Cho Khách (Check-In)
- Đặc Trưng Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Châu Mỹ
- Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Pháp
- Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Anh
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
+ Trường hợp khách từ chối tham gia vì muốn đến một điểm khác, hướng dẫn viên cần: cung cấp cho khách các thông tin về điểm đến mới, những chú ý đặc biệt liên quan đến sự an toàn và lợi ích của khách; chỉ dẫn cho khách về việc quay lại đoàn và nhắc nhở về thời gian quay lại đoàn; hỏi thăm khách về chuyến đi của họ sau khi trở lại với đoàn.
+ Trường hợp khách từ chối tham quan vì lý do sức khỏe và muốn ở lại khách sạn: hỏi thăm tình hình sức khỏe của khách; thông báo với khách sạn về tình hình của khách và yêu cầu khách sạn lưu ý đến việc phục vụ; thông báo với bộ phận điều hành tour để phối hợp giải quyết.
Tình huống 9. Khách bất đồng quan điểm với thông tin mà hướng dẫn viên nêu trong quá trình thuyết minh
- Mục tiêu:
+ Học sinh, sinh viên hiểu rõ nội dung hoạt động giao tiếp khi gặp tình huống khách không đồng tình với thông tin mà hướng dẫn viên nêu trong quá trình thuyết minh.
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong quá trình hướng dẫn khi khách không đồng tình với thông tin mà hướng dẫn viên đưa ra.
+ Ý thức được ý nghĩa hoạt động giao tiếp khi xử lý tình huống không đồng tình của khách hàng đến hình ảnh của hướng dẫn viên cũng như niềm tin của khách đối với hướng dẫn viên.
- Yêu cầu:
+ Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giao tiếp với khách để xử lý tình huống.
+ Thảo luận với bạn học và thực hành tình huống giao tiếp.
- Gợi ý giải quyết tình huống:
+ Ghi nhận và khuyến khích khách đưa ra các lập luận về quan điểm của
họ.
+ Nếu lập luận của khách không có sức thuyết phục, hướng dẫn viên cần
tế nhị đưa ra các lập luận, dữ liệu chứng minh có cơ sở rõ ràng, mang tính khoa học và khách quan nhưng không được bác bỏ luận điểm của khách.
+ Nếu lập luận của khách có sức thuyết phục như một cách nhìn nhận mới về đối tượng tham quan, hướng dẫn viên cần ghi nhận và tiếp thu.
Tình huống 10: Tiễn đoàn khách tại sân bay
- Mục tiêu:
+ Học sinh, sinh viên hiểu rõ nội dung hoạt động giao tiếp khi tiễn đoàn khách tại sân bay.
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử khi tiễn đoàn khách tại sân bay.
+ Ý thức được ý nghĩa hoạt động giao tiếp khi tiễn đoàn khách trong việc hình thành thiện cảm và ấn tượng tốt của khách đối với hướng dẫn viên.
- Yêu cầu:
+ Đóng vai hướng dẫn viên du lịch thực hiện hoạt động giao tiếp khi tiễn đoàn khách tại sân bay.
+ Thảo luận với bạn học và thực hành tình huống giao tiếp.
- Gợi ý giải quyết tình huống:
+ Hướng dẫn khách tập trung hành lý để thuận tiện trong quan sát, bảo vệ và vận chuyển.
+ Có thể đề nghị đoàn khách có người bảo quản hành lý để tránh thất lạc, mất mát.
+ Hỗ trợ khách trong việc thực hiện các thủ tục hải quan, cân gửi hành lý.
+ Tạm biệt khách một cách thân tình, chúc may mắn, bình an và mong được gặp lại khách và bạn bè của họ.
+ Có thái độ lịch sự, chân thành, không quá vui vẻ, xuồng sã hoặc quá buồn khi tiễn khách.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
1. Anh (chị) hãy nêu khái quát nội dung công việc và các yêu cầu trong giao tiếp của nghề lữ hành.
2. Anh (chị) hãy nêu khái quát nội dung công việc và các yêu cầu trong giao tiếp của nghề hướng dẫn.
Giới thiệu:
CHƯƠNG 6:
CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP THEO CHÂU LỤC, THEO QUỐC GIA
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các dân tộc;
- Một số đặc trưng tâm lý và văn hóa giao tiếp chung của các châu lục;
- Đặc trưng văn hóa giao tiếp của một số nước tiêu biểu trên thế giới;
- Đặc trưng cơ bản về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nhận biết được nguồn gốc sự tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các dân tộc;
- Mô tả được văn hóa giao tiếp của từng châu lục và của một số quốc gia tiêu biểu;
- Hiểu được văn hóa giao tiếp của người Việt Nam;
- Phân biệt được những điểm khác nhau trong văn hóa ứng xử của mỗi quốc gia;
- Nâng cao khả năng giao tiếp với các đối tác là người nước ngoài;
- Lựa chọn phương pháp giao tiếp ứng xử phù hợp với từng nền văn hóa.
Nội dung chính:
6.1. Nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các dân tộc
6.1.1. Nguồn gốc của sự tương đồng văn hóa
Mỗi một dân tộc, một quốc gia có một nền văn hóa giao tiếp riêng. Bên cạnh những yếu tố riêng đó, văn hóa giao tiếp của các dân tộc luôn có những điểm tương đồng với nhau. Sự tương đồng này có nguồn gốc từ quá trình hình thành và phát triển văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà văn hóa học đã nêu ba nguồn gốc chính của sự tương đồng văn hóa, đó là: có cùng hệ thống gen di truyền (có cùng nguồn gốc dân tộc), có cùng điều kiện tự nhiên - xã hội và có giao lưu văn hóa.
Như vậy, có thể thấy, nếu các dân tộc có cùng nguồn gốc với nhau thì sẽ có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Nếu các nền văn hóa gần gũi nhau về địa lý thì chúng có thể từ tiếp xúc đến giao lưu với nhau và tạo nên những vùng văn hóa. Sự giao lưu này khiến các nền văn hóa thâm nhập, vay mượn lẫn nhau; rồi trên cơ sở các yếu tố gốc mà điều chỉnh để phù hợp với văn hóa vốn có của nó. Với các nền văn hóa ở xa nhau, chưa bao giờ gặp gỡ nhưng lại nằm trong điều kiện tự nhiên - xã hội tương đồng thì chúng cũng có thể có nét giống nhau.
Bên cạnh sự gần gũi về mặt địa lý dẫn đến quá trình giao lưu văn hóa, thì xu hướng toàn cầu hóa hiện nay cũng giúp cho văn hóa giữa các dân tộc có cơ hội hội nhập. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và hệ thống thương mại toàn cầu mà các vật phẩm văn hóa cũng như các giá trị văn hóa của dân tộc này được truyền bá đến dân tộc khác, tạo nên sự giao lưu tại chỗ.
6.1.2. Nguồn gốc của sự khác biệt văn hóa
6.1.2.1. Sự khác biệt văn hóa có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên
Nói đến sự khác biệt về văn hóa, nhiều học giả đã nhắc đến sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây. Theo nhà nhân chủng học nổi tiếng người Nga N.N, Cheboksarov (dẫn theo Trần Ngọc Thêm, 2004), trước hết Đông - Tây là một đối lập địa lý. Khoảng 50 - 30 vạn năm trước Công nguyên hình thành trung tâm phía Tây gồm miền Đông - Bắc Phi và Tây - Nam Á; trung tâm phía Đông gồm miền Đông - Nam Á.
Phương Tây được hiểu là khu vực người châu Âu sinh sống, bao gồm toàn bộ khu vực Tây - Bắc lục địa Âu - Á, còn phương Đông bao gồm toàn bộ châu Á và mở rộng đến châu Phi. Từ hai khu vực trên, dưới sự tác động to lớn của môi trường địa lý, đã hình thành hai nền văn hóa: phương Tây và phương Đông. Hai khu vực này có sự khác biệt rõ rệt về mọi phương diện: về phương thức sinh tồn: người phương Tây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi, còn người phương Đông thì canh tác nông nghiệp; về ngôn ngữ: các nước phương Tây là loại hình ngôn ngữ biến hình, còn phương Đông chủ yếu là loại hình ngôn ngữ đơn lập; người phương Tây coi trọng cá nhân còn người phương Đông coi trọng tập thể, cộng đồng; khi gặp nhau người phương Tây bắt tay, còn người phương Đông khoanh tay, cúi đầu.
Có thể thấy, sự khác biệt về văn hóa ở hai khu vực này là do điều kiện tự nhiên và xã hội quy định. Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông là xứ nóng, ẩm, mưa nhiều tạo nên những con sông lớn với các vùng đồng bằng trù phú. Địa hình đồng bằng dẫn đến các cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và buộc họ phải sống định cư. Do lấy nông nghiệp làm trọng, nên người phương Đông sống phụ thuộc nhiều vào hiện tượng thiên nhiên; từ đó hình thành ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Để cây trồng phát triển, cư dân nông nghiệp không chỉ quan tâm đến một yếu tố riêng rẽ của hiện tượng tự nhiên mà còn quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa chúng, nên đã hình thành lối tư duy tổng hợp và biện chứng. Lối tư duy này quy định đến thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó. Bên cạnh đó, do sống định cư nên người dân nông nghiệp rất coi trọng mối quan hệ láng giềng. Họ ưa cuộc sống hòa thuận, lấy tình nghĩa làm đầu, tôn trọng và cư xử bình đẳng với nhau. Lối sống này đã tạo nên tâm lý coi trọng tập thể, coi trọng cộng đồng.
Không giống các nước ở phương Đông, phương Tây lại là xứ lạnh và khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, chỉ có những đồng cỏ mênh mông. Vì vậy, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi gia súc. Việc
203
chăn thả bầy gia súc trên các thảo nguyên rộng lớn khiến họ không thể sống định cư mà nay đây mai đó, tạo nên lối sống du cư. Lối sống này dẫn đến tâm lý coi thường thiên nhiên, luôn đối mặt với thiên nhiên để chinh phục và chế ngự nó. Xuất phát từ nghề chăn nuôi, người dân phương Tây không tản mạn mà tập trung vào đàn gia súc, con vật nên hình thành tư duy phân tích. Đồng thời, cuộc sống du cư đòi hỏi con người luôn phải sống có tổ chức, phải tuân theo kỷ luật chặt chẽ, yêu cầu tính nguyên tắc và tính tổ chức cao. Họ rất coi trọng cá nhân và điều này dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh khốc liệt.
6.1.2.2. Sự khác biệt văn hóa có nguồn gốc từ đời sống tinh thần
Trong quá trình phát triển, con người luôn tìm cách giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như tìm kiếm chỗ dựa tinh thần khi gặp sự cố. Khi khoa học chưa phát triển, con người đặt niềm tin vào một thế giới siêu nhiên, huyền bí. Họ cho rằng, các hiện tượng như: mưa, gió, sấm, chớp,... thậm chí cả số phận của con người cũng do một bàn tay thần bí tạo nên. Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng những tri thức đã tích lũy được. Tuy nhiên, thế giới tự nhiên vẫn còn tồn tại một số lĩnh vực mà khoa học chưa thể giải thích được và con người vẫn cần một chỗ dựa tinh thần. Chính vì vậy, tôn giáo tồn tại song song với khoa học như để lấp đầy những chỗ trống mà kiến thức khoa học đương đại chưa thể giải thích được. Đồng thời, sự tồn tại của tôn giáo chính là việc công nhận yếu tố thần bí và các lực lượng siêu nhiên.
Trên thế giới có nhiều giáo phái nhưng có ba tôn giáo phổ biến và ảnh hưởng sâu rộng nhất đến đời sống của nhân loại, đó là Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Các tôn giáo này tác động rất mạnh đến hệ tư tưởng và nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Trong ba tôn giáo phổ biến nhất thế giới thì Phật giáo xuất hiện sớm nhất được hình thành ở Ấn Độ vào thế kỷ V trước Công nguyên. Đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của hầu hết các dân tộc ở châu Á, nhất là Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ và các nước Đông Nam Á. Các giáo lý của đạo Phật chủ yếu tập trung vào việc giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi, tìm ra nguyên nhân và cách giải trừ sự đau khổ đó. Theo đạo Phật, mọi sự vật, hiện tượng, kể cả con người đều do nhiều nhân duyên kết hợp mà sinh ra. Kết quả có được do sự tác động của nhân duyên gọi là quả báo. Nhân duyên quả báo còn gọi là luật nhân quả: nhân có nhiều thứ; duyên có nhiều loại; quả có ba thời: quả quá khứ, quả hiện tại, quả vị lai. Gieo nhân nào thì được quả đấy: gieo nhân lành được quả lành, gieo nhân dữ được quả dữ. Nhân quả không bao giờ kết thúc. Như vậy, có thể thấy, giáo lý nhà Phật khuyên con người làm việc thiện, tránh việc ác; tránh tạo nghiệp, gây quả cho kiếp sau. Đạo lý này tác động sâu rộng đến văn hóa của cộng đồng, giáo dục mỗi thành viên có trách nhiệm với hành vi của mình, tạo nên chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Kitô giáo, hay còn gọi là đạo Thiên chúa, ra đời sau Phật giáo khoảng 500 năm. Tôn giáo này ảnh hưởng rất sâu rộng đến văn hóa của nhiều quốc gia trên
204
thế giới. Giáo lý của Kitô giáo được thể hiện bằng lòng yêu thương, lòng tha thứ, bao dung đối với những người xung quanh, lòng can đảm đối với sự thật, tính không vụ lợi, tinh thần tôn ti trật tự và sự chiến đấu cho tự do, hòa bình.
Đạo Hồi là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới hay còn gọi là đạo Islam. Islam theo tiếng Ả Rập nghĩa là "hòa bình', "thuận tòng", "tuân theo", tức là thuận tòng thánh Allah tối thượng và duy nhất; tuân theo vị sứ giả Muhammad của Thánh Allah. Đạo Hồi được sáng lập vào đầu thế kỷ thứ VII. Đây là một tôn giáo khá đơn giản trong giáo lý và trong nghi thức. Theo đạo Hồi, chỉ có một Thượng đế nhân từ và sáng tạo. Thượng đế tạo ra trời và đất, xây dựng trật tự trong vũ trụ và lấy bụi bặm để nặn ra con người. Tình thương và lòng bác ái cũng là những điển hình kiến tạo của Thượng đế. Người Hồi giáo có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối vào các lời dạy trong kinh Koran. Kinh Koran đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của các nước theo đạo Hồi.
Có thể thấy, sự khác biệt về hệ tư tưởng và niềm tin tôn giáo sẽ đưa đến các chuẩn mực văn hóa và cách giao tiếp ứng xử khác nhau của mỗi quốc gia. Người theo đạo Phật luôn tu nhân tích đức, làm việc thiện, tin vào luật nhân quả; từ đó, điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. Người theo đạo Kitô luôn cố gắng yêu thương, tha thứ, bao dung với tất cả mọi người (ngay cả với kẻ thù). Người theo đạo Hồi thì hào hiệp, mến khách, che chở kẻ yếu, thật thà; tin tưởng và tuân thủ tuyệt đối vào sứ giả, giáo chủ Hồi giáo.
6.2. Một số đặc trưng văn hóa giao tiếp chung theo châu lục
6.2.1. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người châu Á
Châu Á là một trong nhiều khu vực có sự phát triển kinh tế rất năng động trên thế giới. Các nước trong khu vực này có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa nhiều tạo nên những con sông lớn với các vùng đồng bằng trù phú, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài cây lương thực chính là cây lúa, người châu Á còn trồng ngô, khoai, sắn và cây ăn quả khác. Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp, nên các cư dân ở đây luôn phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vì vậy, xuất hiện lối sống hòa mình với môi trường thiên nhiên và tôn trọng tự nhiên. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thời vụ cao trong việc trồng lúa nước, cư dân nông nghiệp luôn có sự hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Đây chính là những yếu tố tạo nên tính cộng đồng, trọng tình nghĩa của những nước trong khu vực châu Á.
Phần lớn, các quốc gia ở châu Á theo Nho giáo, Khổng giáo và Phật giáo, trong đó Phật giáo chiếm ưu thế. Vì thế, các đình, chùa, miếu là những nơi linh thiêng giúp họ thỏa mãn nhu cầu nghi lễ tôn giáo.
Từ các điều kiện về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nói trên, đã hình thành nên những đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp nổi trội của người châu Á:
Phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên lối sống tôn trọng môi trường thiên nhiên, trọng tình cảm và tính cộng đồng rất cao trong quan hệ ứng xử của các nước trong khu vực châu Á. Họ luôn coi trọng quan hệ
205
với đồng nghiệp, hàng xóm xung quanh; sống kín đáo, yên tĩnh không thích nhảy múa, ồn ào.
Người châu Á rất coi trọng lễ nghi giao tiếp, đặc biệt là lễ nghi chào hỏi, chào hỏi đúng nghi lễ là thước đo phẩm hạnh cá nhân. Khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt, kín đáo và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Đi đứng vội vàng cũng không được va chạm vào người nhau. Sự chờ đợi, lắng nghe và thận trọng là nét truyền thống tạo nên luân lý phương Đông. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặc những người có địa vị xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp của họ cũng cụ thể.
Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn và trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên hay người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội và học vấn. Phần lớn, họ thường tự bằng lòng với những gì được sắp đặt sẵn, luôn có ý thức về việc thực hiện vai trò của mình một cách hài hòa với môi trường xã hội.
Người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp đặt từ bên ngoài vào cuộc sống và lợi ích của họ. Vì vậy mức độ tôn trọng luật pháp của họ phụ thuộc vào địa vị xã hội, học vấn, truyền thống và danh dự của gia đình. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân cư sống ở nông thôn châu Á, mức độ hiểu biết và tin tưởng luật pháp còn hạn chế và thường có xu hướng ứng xử theo tập quán truyền thống.
Trong quan hệ, họ coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau, luôn tuân thủ nguyên tắc tối cao: “Giống như mọi người” nên trong giao tiếp ít bộc lộ cá tính. Vai trò cá nhân thường thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội; các quan điểm, ý kiến cá nhân thường được nấp dưới danh nghĩa tập thể, cộng đồng. Trong giao tiếp xã hội, họ luôn ứng xử mềm dẻo, linh hoạt để hướng tới giữ được hòa khí trong cộng đồng. Các phản ứng trong giao tiếp thường thiên về cái nên và không nên, cái hay và cái dở,… ít có chính kiến thẳng thắn, gay gắt.
Đối với người châu Á, gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế hệ chung sống trong một ngôi nhà. Họ thường coi trọng việc đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu với láng giềng. Để thể hiện sự quan tâm và thân thiện, người châu Á thường hay mời nhau dùng cơm hoặc mời về nhà nhau chơi, hay quan tâm đến vấn đề riêng tư của người đối thoại. Con cái của họ được giáo dục về tính cộng đồng từ sớm, để có thể thích hợp với các mối quan hệ ứng xử trong công việc, đời sống.
Mặc dù cũng coi trọng thời gian theo lịch trình, song người châu Á chịu ảnh hưởng tôn giáo khá đậm, họ quan niệm thời gian là vòng luân hồi và có sự gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Họ có thái độ ứng xử hài hòa với nhau và với giới tự nhiên. Cũng vì vậy, nhịp thời gian thường có sự co giãn theo thời vụ nông nghiệp và lễ hội. Trong việc sắp xếp thời gian, đôi khi có sự xen kẽ hay lẫn lộn giữa chơi và làm việc. Người châu Á nhiều khi sử dụng thời gian theo cảm hứng trong cả hoạt động khoa học, sản xuất và đi du lịch. Họ thích sự ngẫu hứng và tin vào sự may rủi, số phận và sự ngẫu nhiên.
206