Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Anh

Khu vực Bretagne và khu vực Normandie chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương ẩm ướt, mưa nhiều; phần lớn là chịu ảnh hưởng của gió tây, nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 70C, mùa hè là 160C.

Vùng Aquitaine chịu ảnh hưởng của vùng địa trung hải và một phần của đại dương, vì vậy mùa xuân thường mưa nhiều, quanh năm gió mát, nhiệt độ trung bình thường là 50C vào mùa đông và 220C vào mùa hè.

Khu vực phía Đông và Đông Bắc có khí hậu bán lục địa. Mùa đông ở vùng này rất khắc nghiệt, có tuyết rơi, nhiệt độ trung bình là -10C; mùa hè nắng nóng thường có giông, nhiệt độ trung bình là 190C.

Khu vực miền Nam lại được thừa hưởng một loại khí hậu địa trung hải với những cơn mưa mùa thu, mùa đông không lạnh lắm với nhiệt độ trung bình 60C, mùa hè có nhiệt độ trung bình 200C.

6.3.4.2. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp

a. Khi hẹn gặp

Người Pháp không quá khắt khe về thời gian như một số dân tộc khác, bạn sẽ không bị coi là đến muộn nếu đến chậm 10 phút so với thời gian đã lên kế hoạch.

Khi lập kế hoạch cho các chuyến đi Pháp vì mục đích kinh doanh cần chú ý đến kỳ nghỉ 5 tuần, được chia làm 3 lần vào tháng sáu hoặc tháng tám. Hơn nữa, thực tế các công ty "đóng cửa" vào tháng tám.

Ở Pháp, thời gian làm việc bắt đầu từ 8h30 hoặc 9 giờ đến 18h30 hoặc 19 giờ. Thời gian ăn trưa có thể kéo dài 2 giờ hoặc hơn. Vì vậy, thời gian tốt nhất để lập kế hoạch cho các cuộc họp là thường vào 11 giờ hoặc 15h30.

b. Trang phục kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khi giao tiếp, người Pháp rất chú ý đến trang phục. Chúng phải hợp thời trang, hợp thời tiết từng mùa và có đủ các phụ tùng phù hợp vì người Pháp là những người rất ý thức về thời trang. Trong đối thoại, trang phục thanh lịch dễ dàng nhận được thiện cảm ngay từ khi tiếp xúc đầu tiên.

Nam giới nên mặc comple sẫm màu, đặc biệt là vào mùa đông; nữ giới nên ăn mặc đơn giản, trang nhã và sử dụng các phụ tùng phù hợp.

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng - 16

c. Đàm thoại

Văn hóa Pháp được gọi là văn hóa ngoại giao, nên người Pháp có phong cách giao tiếp rất lịch sự, khôn ngoan, khéo léo và văn minh. Họ có biệt tài làm vừa lòng người khác. Phong cách bông đùa, châm biếm của người Pháp rất tế nhị. Nguồn gốc của ngày “Cá tháng Tư” chính là từ nước Pháp, cho nên họ không giận ai lâu và cũng khó có ai giận được họ.

Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhanh và nhẹ, dùng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, hôn tượng trưng

lên gò má trái và phải của phụ nữ. Gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm điều đó.

Trong giao tiếp, nên chọn các chủ đề văn hóa - xã hội, lịch sử, chính trị; tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm, chuyện riêng tư, chuyện gia đình. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe.

Người Pháp thích tranh luận về mọi đề tài trong cuộc sống ở phạm vi địa phương lẫn phạm vi trên toàn cầu. Nên nếu người đối thoại có nhiều kiến thức, có tài hùng biện và mạnh dạn tham gia ủng hộ hay chống lại đều được hoan nghênh.

Người Pháp thường sử dụng các câu “xin chào”, “cảm ơn”, “xin lỗi” trong giao tiếp để làm nhẹ đi một lời chê trách hay một yêu sách. Trong mọi tình huống, người Pháp không thể thiếu những cử chỉ như: giữ cửa, nhường chỗ, nhường lối cho một người lớn tuổi hay người tàn tật. Với người Pháp, nếu không có những lời lẽ cử chỉ ấy, tất cả mọi sự tinh tế trong xử thế chỉ là sự giả tạo.

Tự đẩy cửa bước vào nhà được coi là không lịch sự, chỉ bước vào nhà khi chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt; cần giữ thể diện cho người khác, tránh xung khắc công khai.

Các chủ đề nói chuyện được ưa thích:

+ Thức ăn, khen ngợi nghệ thuật nấu ăn của Pháp;

+ Nghệ thuật, âm nhạc, tâm lý và thể thao;

+ Các sự kiện hiện hành, lịch sử. Các chủ đề nên tránh:

+ Những câu hỏi riêng tư;

+ Chỉ trích Napoleon;

+ Những vấn đề chính trị nhạy cảm.

d. Tặng quà

Tặng quà là một cử chỉ tao nhã lịch thiệp ở Pháp vào các dịp: sinh nhật, lễ thánh Valentine, lễ Giáng sinh v.v... Quà tặng luôn được mong đợi trong các sự kiện xã hội, đặc biệt là quà tặng sau một bữa tiệc.

Quà tặng không nhất thiết phải có giá trị cao, mà nó cần đúng sở thích và đúng sự quan tâm của người nhận. Ở Pháp, quà tặng được mở khi có mặt người trao tặng, vì vậy người nhận có thể thể hiện sự hài lòng một cách ầm ĩ. Nếu đấy lại là món quà người ta không mong muốn thì phải biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, dấu sự thất vọng để không làm tổn thương đến người tặng quà. Phần

lớn, mọi người khi nhận quà không quên cho người tặng biết món quà này làm họ cảm động đến mức nào, giúp họ như thế nào trong cuộc sống.

Các món quà nên tặng:

+ Những cuốn sách, những bản nhạc minh họa về đất nước bạn hay bất kỳ điều gì phản ảnh mối quan tâm của chủ nhà hoặc đại diện cho đất nước bạn.

+ Hoa, chocolate chất lượng cao hoặc rượu ngon (nếu được mời đến nhà)

Chú ý: khi tặng hoa nên tránh hoa cúc (dành cho tang lễ), hoa hồng đỏ (dành cho tình nhân), hoa cẩm chướng (ý định xấu xa) và không tặng hoa số chẵn và tránh con số 13.

e. Trong giao dịch

Người Pháp nghiêm túc thậm chí bảo thủ trong nghi thức thương mại, luôn chú ý đến tính trang trọng, lễ nghi, hệ thống cấp bậc, chức vụ trong các cuộc gặp gỡ giao dịch và rất ít khi dùng tên thân mật. Họ thích sử dụng tiếng Pháp trong giao dịch.

Không nên đường đột đến đề nghị làm ăn, cần phải có người giới thiệu đàng hoàng. Khi mới tiếp xúc, nên nhắc đến những người họ biết và nể trọng. Khi gặp gỡ phải hẹn trước và nếu cần phải được xác nhận bằng thư.

Người Pháp có thể sử dụng các bữa ăn tối để đàm đạo về những vấn đề quan trọng và cân nhắc khá kỹ trước khi quyết định. Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước nên nếu có chuẩn bị kỹ thì cũng ít tác dụng. Mọi khả năng đều có thể xảy ra, nhiều khi kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc nói chuyện riêng vào lúc nghỉ giải lao.

Các cuộc thương thảo làm ăn thường diễn ra thẳng thắn, trực tiếp. Đối tác Pháp hay đưa ra những câu hỏi, thắc mắc hóc búa nhằm xem thử trình độ, bản lĩnh, tài ứng xử của những người bạn làm ăn trong tương lai.

Người Pháp cho là thô thiển khi mới bắt đầu cuộc thương thảo mà đã đề cập đến tiền bạc. Chuyện ấy chỉ nên nhắc ở phần gần kết thúc cuộc họp. Người có chức vụ cao nhất luôn là người có quyết định cuối cùng và cũng là người tuyên bố cuộc họp kết thúc.

6.3.5. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Nga

6.3.5.1. Sơ lược vài nét về nước Nga

Liên bang Nga là một đất nước có diện tích lớn nhất thế giới 17,1 triệu km2 trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á. Liên bang Nga có 11 múi giờ, giáp với 14 quốc gia; đặc biệt có bờ biển dài trên 37.000km dọc theo Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, biển Bantích, biển Caxpi và biển Đen.

Địa hình Liên bang Nga chủ yếu là đồng bằng thấp và các miền đất cao. Phần lớn, đất đai của Liên bang Nga là đồng bằng rộng lớn ở cả châu Âu và châu Á như: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xibia. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía Nam và rừng rậm về phía Bắc, cùng với các lãnh

nguyên dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía Nam và phía Đông như: dãy Capca, dãy Antai, dãy Xian, dãy Veckhoian,... và đặc biệt là dãy Uran chạy dài từ Bắc xuống Nam, tạo ra sự phân chia ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Nhiều con sông chảy quanh nước Nga, chủ yếu là những con sông lớn như sông Enitxay, sông Vonga, sông Obi, sông Xibia,...

Sông Xibia chia đất nước Nga thành hai phần: phía Tây chủ yếu là đồng bằng, bao gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ phù hợp phát triển lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Đồng bằng Tây Xibia tuy nhiều đầm lầy nhưng có nhiều dầu mỏ và khí đốt; ngoài ra còn có dãy Uran có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Phía đông chủ yếu là núi và cao nguyên, giàu tài nguyên khoáng sản và lâm sản.

Với nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và dồi dào như: dầu mỏ, than đá, sắt, đồng, khí tự nhiên,... Nga là đất nước có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất thế giới, đứng thứ hai về trữ lượng than và đứng thứ tám về trữ lượng dầu mỏ.

Bên cạnh đó, Nga còn có diện tích rừng lớn nhất thế giới với 886 triệu ha, chủ yếu là rừng taiga, rừng lá kim,... Đứng thứ hai sau rừng Amazon về khả năng hấp thụ carbon dioxide, Nga được xem là “lá phổi của châu Âu”, nơi đây đã sản xuất ra một khối lượng lớn oxi không chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới.

Khí hậu ở Nga được hình thành bởi nhiều yếu tố xác định. Khí hậu ôn đới chiếm phần lớn diện tích, phía Bắc có khí hậu cận cực, phía Nam có khí hậu cận nhiệt, sự xa tách khỏi biển của một số vùng dẫn đến khí hậu lục địa ấm. Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt là mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 ở bờ biển), tháng nóng nhất thường là tháng 7. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi từ phía Nam tới phía Bắc, mùa hè có thể khá nóng và ẩm; thậm chí tại vùng Xibia và một phần nhỏ của bờ biển Đen có khí hậu nhiệt đới.

Với điều kiện tự nhiên như thế, Liên bang Nga có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành, nền kinh tế của Nga chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa như: dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ.

6.3.5.2. Đặc trưng văn hóa giao tiếp

a. Khi hẹn gặp

Hẹn gặp người Nga rất khó, vì vậy cần có sự kiên trì và nhẫn nại. Nếu cuộc hẹn đã được xác định thì nên làm mọi điều để có thể tránh hủy bỏ nó. Khi ngày gặp gần đến, bạn nên khẳng định lại cuộc hẹn đó vài lần. Lên lịch gặp gỡ với người Nga cần tránh vào cuối tháng bảy hay tháng tám, vì đây là thời gian trong năm mà nhiều người hay đi nghỉ.

Thời gian làm việc của người Nga thường bắt đầu rất muộn, bắt đầu từ 9 giờ và kết thúc vào 17 giờ trong ngày. Tuy nhiên, thời gian làm việc phổ biến

nhất là từ 10 giờ đến 18 giờ. Ở nhiều nơi, giờ làm việc kết thúc sớm hơn như vậy.

Lịch làm việc của người Nga thường bị thay đổi vào phút cuối cùng. Trong các cuộc họp giao dịch hay các sự kiện xã hội, họ thường không quan tâm đến vấn đề về thời gian. Cuộc hẹn có thể bắt đầu muộn hay kéo dài lâu hơn dự kiến ban đầu.

b. Trang phục kinh doanh

Người Nga có câu thành ngữ: "Người ta gặp anh dựa trên việc anh ăn mặc như thế nào và người ta tạm biệt dựa trên việc anh thông minh ra sao". Vì vậy, các thương nhân Nga chú trọng rất nhiều vào cách họ ăn mặc. Nam giới luôn mặc comple và thắt cravat ở tất cả các cuộc họp, cho dù ở trong văn phòng hay tại một nhà hàng. Áo tối màu và sơ mi trắng chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Nếu không thì hãy chọn những tông màu xanh da trời, xám và nâu.

c. Đàm thoại

Người Nga dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực, tình cảm dễ biểu hiện ra bên ngoài, dễ hòa mình và thích nghi với môi trường mới. Họ thẳng thắn, dễ thương lượng và chân thành trong các mối quan hệ. Vì thế, văn hóa giao tiếp của người Nga có nét chân thành, thể hiện sự hiếu khách và ít đặt nặng vấn đề hình thức.

Lần đầu tiên gặp người Nga không nên quá thân thiện trong cách chào hỏi và làm quen. Thái độ suồng sã hoặc quá dí dỏm hay bị người Nga coi là “Mỹ quá”, thậm chí còn không được xem trọng.

Thông thường, người Nga gặp mặt sẽ bắt tay chặt nhưng không lắc quá mạnh. Trường hợp là nữ giới thì thời gian bắt tay không nên kéo dài. Đối với người thân thiết thì họ thường ôm, hôn má khi gặp mặt.

Đối với người Nga, khoảng cách riêng tư nhỏ hơn so với người châu Âu khác. Trong khi trao đổi có thể vỗ vai hay nắm tay nhau, vì người Nga coi đó là sự thể hiện của tính thân thiện.

Người Nga đôi khi cũng rất cẩn thận khi nói chuyện. Họ có thể sử dụng cách nói ẩn dụ, trừu tượng hóa, thậm chí là tối nghĩa khiến người nghe phải quan tâm đến ngôn ngữ không lời. Khi người Nga chạm tay vào người khác trong khi nói chuyện thường là biểu hiện của sự tự tin.

Người Nga không thích “khách không mời mà đến”, vì vậy trước khi đến thăm nhà cần phải báo trước để tránh việc chủ nhà không tiếp hoặc có thì cũng rất miễn cưỡng.

Khi từ biệt, họ vẫy tay nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua lên khua xuống. Nếu lòng bàn tay hướng về phía mình, khua ra trước và sau nghĩa là “hãy đến đây”. Họ cũng kiêng kị việc bắt tay hay đưa tiễn qua cánh cửa, cũng không thích ngồi ở góc bàn.

Người Nga rất cẩn trọng với màu sắc trang trí ở nơi đón tiếp. Họ có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Màu đỏ (tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình yêu), màu xanh lá cây, màu xanh da trời. Không được dùng màu đen và sử dụng màu trắng cũng hết sức thận trọng vì người Nga cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng nhưng đồng thời cho cả đau thương. Các con số 3, 7, 12 được người Nga yêu thích và họ không thích con số 13.

Những chủ đề được yêu thích:

+ Những thay đổi diễn ra ở Nga;

+ Các sự kiện hiện hành;

+ Những khó khăn về kinh tế;

+ Những điểm giống và khác biệt tích cực giữa nước Nga và nước bạn;

+ Sách, phim ảnh. Những chủ đề nên tránh:

+ Những câu hỏi riêng tư;

+ Nga Hoàng và chế độ quân chủ;

+ Phàn nàn về nước Nga;

+ So sánh nước Nga với các nước đang phát triển;

+ Các dân tộc thiểu số;

+ Tôn giáo.

d. Tặng quà:

Người Nga rất thích tặng và nhận quà. Quan hệ càng thân thiết và lâu dài thì mức độ tỉ mỉ khi chọn món quà càng phải cao. Hoa luôn là món quà thích hợp dùng để bày tỏ tình cảm, nhưng tránh tặng hoa màu đỏ vì nó tượng trưng cho tình yêu, sự lãng mạn; phải chọn số bông lẻ, số bông chẵn chỉ được dùng để viếng tang. Hoa màu vàng và màu trắng còn có nghĩa liên tưởng tới đau thương và mất mát.

Quà dùng cho cuộc gặp gỡ kinh doanh nên là các đồ dùng cho văn phòng, bút (gồm bút cùng với logo của công ty bạn) và rượu đã có sự lựa chọn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tránh dùng rượu vodka làm quà vì nó được hiểu là người khách chê tủ rượu kém phong phú của chủ nhà.

Thông thường người Nga không tặng nhau khăn mùi xoa và không tặng người ốm chậu hoa, cây hoa (có rễ mọc, lâu khỏi bệnh). Nếu tặng ví thì nhất định bên trong phải có một đồng tiền, tặng ví không nghĩa là rủa người ta nhẵn túi.

Những món quà được dánh giá cao:

+ Rượu hay thức uống có cồn khác (ngoài vodka)

+ Sôcôla ngon (khi được mời đến nhà)

+ Một đồ ăn hiếm nào đó

+ Khăn tắm

+ Máy chụp ảnh hay máy quay phim

+ Nước hoa, dầu thơm, quần áo

e. Trong giao dịch

Việc sử dụng danh thiếp là giao dịch phổ biến và đôi khi rất cần thiết vì một số địa phương ở Nga không có danh bạ điện thoại. Do đó, doanh nghiệp đi giao dịch nên mang theo đủ danh thiếp. Danh thiếp nên in cả bằng tiếng Nga ở mặt sau. Ngoài tên đầy đủ và chức danh, cũng nên in bất kỳ bằng cấp nào bạn có trên danh thiếp. Khi đưa danh thiếp thì nên đưa mặt in chữ tiếng Nga cho người nhận.

Cuộc gặp mặt đầu tiên chỉ mang tính nghi thức, vì đây là thời gian để người Nga đánh giá uy tín của bạn và công ty. Cách tốt nhất là hành động một cách trang trọng, đồng thời duy trì một không khí ấm áp, thân mật và nên kiềm chế những cử chỉ độc đoán hoặc gây hấn.

Văn hóa doanh nghiệp Nga rất coi trọng tôn ti trật tự, cấp trên có quyền lực đối với cấp dưới và có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng. Vì vậy, trong đàm phán, người đứng đầu ít khi ủy quyền cho cấp dưới. Nếu muốn đàm phán có kết quả thực sự, cần phải làm việc trực tiếp với người đứng đầu doanh nghiệp, hơn là các cấp trung gian.

Người Nga coi sự nhượng bộ là một biểu hiện của sự yếu thế. Thông thường, họ kéo dài các cuộc thương lượng bằng cách từ chối quay trở lại vấn đề cho đến khi phía kia đồng ý nhượng bộ hoặc tỏ thái độ cực kỳ kiên quyết. Bộc lộ bản thân với đối tác Nga cũng là một bí quyết thành công trong kinh doanh.

Khi hoàn tất công việc, người Nga thường tổ chức bữa ăn tối giao dịch với mục đích sửa chữa bản thỏa thuận làm ăn. Trong bữa tiệc, vị trí trung tâm là dành cho những quan chức cao cấp nhất; còn khách thường ngồi vị trí đối diện với đối tác Nga. Người Nga kiêng ngửa tay khi rót rượu; rượu, bia đã rót hết thì chai phải để ngay xuống gầm bàn, không để trên bàn. Đàn ông Nga uống rượu bằng chai có thể chuyền tay nhau được nhưng bằng li thì tuyệt đối không.

Người Nga thường tiếp đãi các vị khách quan trọng bằng bánh mì và muối. Tục lệ này đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp giữa bánh mì và muối đóng vai trò quan trọng về biểu tượng: bánh mì thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng bởi sức mạnh của kẻ thù. Tiếp đãi khách bằng bánh mì và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà thân thiện, tin cậy.

6.3.6. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Anh

6.3.6.1. Sơ lược vài nét về nước Anh

Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm về phía Tây bắc của châu Âu. Dân số của Anh chiếm hơn 83% tổng số dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và chiếm phần lớn diện tích của đảo Anh. Anh tiếp giáp với Scotland về phía Bắc và xứ Wales ở phía Tây. Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ireland, Đại Tây Dương và eo biển Măng-sơ.

Luân Đôn là thành phố lớn nhất của vương quốc, đồng thời là thành phố lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Nước Anh là nơi khai sinh cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỉ XVIII đã làm thay đổi lịch sử thế giới, đưa nước Anh trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và sau đó là Đế chế Anh hùng mạnh, có hệ thống thuộc địa khắp thế giới với biệt danh: "đất nước Mặt Trời không bao giờ lặn". Nước Anh cũng là một trong những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

Về mặt địa lí, Anh gồm vùng trung tâm và hai phần ba hòn đảo Anh, cộng các hòn đảo ngoài khơi như đảo Wight và đảo Scilly. Anh giáp với hai quốc gia anh em trong Vương quốc Anh - Scotland ở phía Bắc và xứ Wales ở phía Tây. Anh ở gần Lục địa châu Âu hơn bất kỳ phần nào khác của lục địa Anh. Nước này bị chia tách với Pháp bởi một eo biển rộng 34 km, dù hai quốc gia được kết nối với nhau bằng đường hầm eo biển Măng-sơ gần Folkestone, bởi Anh nằm trên một hòn đảo, nó bị bao quanh bởi Biển Ireland, Biển Bắc và Đại Tây Dương.

Ở nước Anh, hệ thống sông Thames, Mersey và Tyne là nơi cung cấp thủy triều cho các bến cảng tại Luân Đôn, Liverpool và Newcastle. Thủy triều làm mực nước trong các phụ lưu của nó dâng lên, cho phép tàu vào các bến cảng. Với chiều dài 354 km, Severn là con sông dài nhất chảy qua nước Anh. Nó đổ vào Kênh Bristol và nổi tiếng vì các đợt thuỷ triều Severn Bore của mình, có thể đạt tới độ cao 2m. Tuy nhiên, con sông dài nhất nằm hoàn toàn trong nước Anh là sông Thames, với chiều dài 346 km. Nước Anh có nhiều hồ nhưng đa số nằm tại quận được đặt tên một cách chính xác là Quận Hồ; hồ lớn nhất là Windermere, nổi tiếng với tên hiệu "Nữ hoàng của các hồ".

Nước Anh có khí hậu biển ôn hoà, nhiệt độ vào mùa đông không thấp hơn 0°C và không cao hơn 32°C vào mùa hè. Khí hậu thường xuyên ẩm ướt và dễ thay đổi. Các tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, trong khi tháng 7 thường là tháng nóng nhất.

6.3.6.2. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp

a. Khi hẹn gặp

Người Anh rất coi trọng thời gian, sẽ là mất lịch sự nếu chúng ta đến cuộc họp muộn vài phút. Đặc biệt, trong những buổi gặp mặt kinh doanh, đúng giờ là yếu tố rất quan trọng. Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nhân người Anh luôn đến đúng giờ. Những người tại Scotland là những người nổi tiếng về việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2023