1trụ sở ở Trung ương) có trụ sở làm việc đủ diện tích, đáp ứng được yêu cầu công tác.
2.3.Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam
2.3.1Những kết quả đạt được
Từ khi được thành lập (Năm 1995) đến nay, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định:
-Tổng vốn đầu tư XDCB đã được phê duyệt quyết toán và đây cũng là TSCĐ mới hình thành từ 1996 đến hết 2001 trị giá là: 129.600 triệu đồng.
-Đã có 189 công trình trụ sở hoàn thành trong đó có 40 công trình trụ sở BHXH các tỉnh cùng với 1 trụ sở công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam cùng với 148 công trình trụ sở BHXH các huyện đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.
-Công tác kiểm tra kiểm soát vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam mặc dù mới chỉ tiến hành trên hồ sơ nhưng trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều kết quả tốt thông qua số hồ sơ dự án được kiểm tra ngày càng nhiều, số sai phạm trong quản lý vốn đầu tư XDCB của Ban quản lý dự án các tỉnh được phát hiện ngày càng sớm hơn thông qua việc kiểm tra các hồ sơ dự toán, tránh được thiệt hại cho Nhà nước.
-Trong tổng số vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam, tỉ lệ vốn Ngân sách Nhà nước ngày càng giảm, bên cạnh đó vốn từ lãi do đầu tư tăng trưởng ngày càng tăng lên, điều đó giúp cho BHXH Việt Nam chủ động về vốn đầu tư cho XDCB, không phải trông chờ chủ yếu vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Lập Và Phân Bổ Dự Toán Vốn Đầu Tư Xdcb Của
- Công Tác Tổ Chức Thực Hiện Vốn Đầu Tư Xdcb Của Bhxh
- Công Tác Kiểm Tra, Kiểm Soát Việc Thực Hiện Vốn Đầu Tư
- Hoàn Thiện Công Tác Tạo Nguồn Và Cấp Phát Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xdcb Của Bhxh Việt Nam
- Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 12
- Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
-Trình độ tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam ngày càng được nâng cao thông qua tỷ lệ số công trình hoàn thành/số công
trình theo kế hoạch và tỷ lệ số công trình đưa vào sử dụng/số công trình hoàn thành năm 2001 đều đạt trên 90%
2.3.2Những tồn tại
-Nguồn vốn phục vụ hoạt động đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam chủ yếu từ ngân sách Nhà nước cho nên công tác tạo nguồn vốn còn ảnh hưởng lớn từ cơ chế “xin, cho”, tình trạng này rất dễ xảy ra tiêu cực làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí nguồn vốn đầu tư XDCB cho các dự án cũng như việc giải ngân.
-Công tác lập dự toán đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là cơ sở để quản lý vốn đầu tư theo dự án, song thực tế trong thời gian qua công tác dự toán từng dự án đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam chưa dựa vào những tài liệu khoa học cụ thể để làm căn cứ xác định toàn bộ các chi phí cần thiết của quá trình đầu tư XDCB, mà quá trình này chủ yếu dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm, tình trạng này gây ra lãng phí vốn rất lớn.
-Trong công tác tổ chức thực hiện vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam còn dàn trải, thiếu tập trung, không đều dẫn đến nguồn vốn đầu tư XDCB bị phân tán. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB theo dự án chưa tuân thủ chặt chẽ theo các quy định của Nhà nước. Công tác lựa chọn và thẩm định dự án, lựa chọn nhà thầu chưa thực sự khách quan.
-Công tác cấp phát vốn chưa theo kịp tiến độ thi công công trình dẫn đến tình trạng có nhiều công trình bị kéo dài thời gian thi công gây lãng phí vốn rất lớn.
-Công tác kiểm tra kiểm soát vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra trên hồ sơ do Ban quản lý dự án các tỉnh gửi lên, bên cạnh đó BHXH Việt Nam mới chỉ tổ chức các đoàn kiểm tra theo định kỳ, thực trạng này đã để sót rất nhiều thất thoát vốn đầu tư XDCB.
-Bộ máy quản lý, số lượng và năng lực cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB chưa đáp ứng được yêu cầu khối lượng công việc được. Ban Quản lý dự án ở địa phương, chưa có nhiều kinh nghiệm làm công tác quản lý đầu tư nên còn nhiều lúng túng trong việc triển khai thực hiện công tác đầu tư, còn để sai sót trong quá trình thi công: thi công chưa đúng quy trình, quy phạm, chưa đúng chủng loại vật liệu thiết kế đã chỉ định..., gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
-Do không nắm bắt được đầy đủ các quy định, quy trình, quy phạm, quy chế quản lý đầu tư xây dựng nên một số ít Ban Quản lý dự án còn tùy tiện, tự quyết định quá thẩm quyền thay đổi về quy mô đầu tư, thay đổi thiết kế kỹ thuật... Một số Ban Quản lý dự án chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình về công tác thanh quyết toán khi công trình hoàn thành, còn có tư tưởng đùn đẩy lên cấp trên, điều đó gây không ít khó khăn trong việc xác định chính xác giá trị quyết toán và kéo dài thêm thời gian thẩm định quyết toán.
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại
Tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động đầu tư và xây dựng là một thực trạng xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến. Nguyên nhân đưa đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong hoạt động đầu tư XDCB có nhiều, song có thể phân thành nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
- Thất thoát do nguyên nhân trực tiếp là do các chủ đầu tư cố tình vi phạm các quy định về quản lý tài chính để trục lợi. Những vi phạm do nguyên nhân này đã có nhiều chế tài xử lý, kể cả kinh tế và theo pháp luật. Tuy nhiên, thất thoát do nguyên nhân này có trong tất cả các ngành, không phải là đặc trưng trong XDCB.
- Thất thoát do nguyên nhân gián tiếp do sơ hở bởi chính sách và chế độ trong việc xác định chủ trương, xác định tính khả thi của dự án, trong
việc định giá xây dựng, trong bố trí kế hoạch, trong đấu thầu xây dựng, trong thanh toán vốn đầu tư XDCB... khá lớn, nhưng lại khó xác định cụ thể về đối tượng và mức độ vi phạm.
2.3.3.1 Sự thay đổi của các cơ chế chính sách.
Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng vẫn là điều đáng quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp để nghiên cứu, khắc phục dần:
-Trước hết và quan trọng nhất là tính đồng bộ của các cơ chế, chính sách Đầu tư xây dựng cơ bản là một quá trình, thay đổi về chủ trương đầu tư sẽ gây những lãng phí ghê gớm.
-Việc thay đổi thường xuyên các cơ chế chính sách trong đầu tư và xây dựng gây rất nhiều khó khăn cho các chủ dự án, các bộ quản lý ngành, đặc biệt đối với các công trình dự án đang trong quá trình triển khai hoặc đang tổ chức thi công. Việc thay đổi mức vốn đầu tư trong các khung vốn của các loại dự án đầu tư gây cho các chủ đầu tư, các đơn vị làm nhiệm vụ thanh quyết toán khó khăn về chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt các dự án có thay đổi về dự toán do giá cả tăng và những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
- Việc thẩm định và quyết định đầu tư được phân cấp song lại chưa quy định những điều kiện ràng buộc cụ thể. Do đó đã tạo ra sự phân tán đáng kể trong đầu tư XDCB, gây nên khá nhiều lãng phí về vốn và làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
2.3.3.2 Trách nhiệm của các Ban quản lý dự án
-Phần lớn các ban quản lý dự án chưa chấp hành nghiêm các chính sách, chế độ quy định về quản lý đầu tư XDCB và trong quy định lập, chấp hành, quyết toán và kiểm tra vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
-Các ban quản lý dự án chưa chấp hành tốt nguyên tắc sử dụng vốn, trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, có nơi còn chưa tuân thủ theo quyết định phê duyệt dự án, dự toán.
-Đối với các công trình xây dựng xong, các Ban quản lý dự án chưa
chủ động lập, tổng hợp báo cáo quyết toán theo quy định.
2.3.3.3 Công tác tổ chức thực hiện vốn đầu tư XDCB
Công tác cấp phát vốn thường rất chậm, nguyên nhân giao kế hoạch chậm cũng có và nguyên nhân do các đơn vị chuẩn bị lập dự án chưa được chu đáo, thiếu tính khoa học, nên thời gian xét duyệt phải kéo dài và làm nhiều lần, làm cho việc lập dự toán và cấp phát vốn bị chậm cũng góp phần làm cho việc cấp phát bị chậm đáng kể, gây dồn ép tiến độ kế hoạch đẩy đơn vị thi công vào thế bị động và cuối năm nhiều đơn vị không sử dụng hết vốn. Tốc độ giải ngân chậm một phần do những người kiểm soát nguồn vốn tài trợ có thể đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm hoa hồng thì mới giải ngân để bắt đầu dự án.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
3.1 Những định hướng cơ bản trong công tác đầu tư XDCB của
BHXH Việt Nam
3.1.1Định hướng phát triển của BHXH Việt Nam giai đoạn 2000-
2010
Để tạo điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của ngành theo hướng hiện đại hóa cần có một số giải pháp sau:
- Đầu tư xây dựng dứt điểm trụ sở làm việc của cả hệ thống (BHXH
Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội các huyện).
-Đầu tư và trang bị hệ thống máy vi tính, công nghệ quản lý hiện đại phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện phát triển chung của chương trình công nghệ tin học quốc gia. Việc đầu tư phải đạt mục tiêu không bị lạc hậu và hiệu quả; mỗi cán bộ công chức - viên chức đều thực hiện công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ bằng máy vi tính; nối mạng quản lý trong toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hòa mạng của quốc gia. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đáp ứng được mọi nhu cầu quản lý khác nhau.
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của BHXH Việt Nam
3.1.2.1 Về xây dựng trụ sở làm việc:
Phấn đấu tất cả các đơn vị ( 618 quận huyện + 61 tỉnh , thành phố + 1trụ sở ở Trung ương) có trụ sở làm việc đủ diện tích, đáp ứng được yêu cầu công tác.
*Mục tiêu của BHXH Việt Nam từ 2000 – 2005 là: Đảm bảo xây, mua đủ
số lượng trụ sở phục vụ nhu cầu chỗ làm việc cho các cán bộ công chức.
*Giai đoạn từ 2005-2010 sẽ nâng cấp và hiện đại hoá các trụ sở hiện có để đạt mục tiêu là: Cơ sở vật chất của BHXH Việt Nam tiên tiến, hiện đại.
3.1.2.2 Về dự án công nghệ thông tin
*Định hướng dự án phát triển Công nghệ thông tin BHXH Việt
Nam:
-Mục tiêu chung:
Từng bước triển khai ứng dụng tin học hoá một cách thống nhất, toàn diện các hoạt động nghiệp vụ của BHXH Việt Nam từ cấp Trung ương đến cấp quận, huyện, phù hợp với đIều kiện thực tế của bảo hiểm xã hội các cấp.
-Mục tiêu cụ thể:
+Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo hiểm xã hội và các
cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, đIều hành nội bộ.
+Trang bị hệ thống thiết bị phần cứng hiện đại, thống nhất trong toàn ngành và hình thành mạng diện rộng (gọi tắt là WAN) trên cơ sở liên kết các mạng nội bộ (Gọi tắt là LAN) đáp ứng yêu cầu quản trị các cơ sở dữ liệu, theo nguyên tắc hệ mở, có thể mở rộng, nâng cấp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác của quốc gia và quốc tế.
+Đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, nhân viên kỹ thuật, nhân viên khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật tin học hiện đại được trang bị trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
-Định hướng mô hình tổng thể hệ thống thông tin BHXH Việt Nam:
Hệ thống các dữ liệu nghiệp vụ của BHXH Việt Nam được tổ chức theo mô hình phân tán, được lưu trữ tại 3 cấp, có phương thức dự phòng bảo đảm an toàn và bí mật về dữ liệu. Theo định kỳ, dữ liệu được truyền từ cấp dưới lên cấp trên và ngược lại, đáp ứng kịp thời các hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
-Tổng mức vốn đầu tư dự kiến khoảng: 800.000 triệu đồng
-Dự án được triển khai theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn1: 2001-2005, Giai đoạn 2: 2006-2010
-Tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn cho giai đoạn 2001-2005: Tổng mức vốn đầu tư dự kiến: 628.900 triệu đồng, trong đó:
+ Xây lắp: 14.500 triệu đồng
+ Thiết bị và công nghệ: 551.386 triệu đồng
+ Chi phí khác: 31.055 triệu đồng
+ Dự phòng: 31.959 triệu đồng
Nguồn vốn đầu tư lấy từ tiền lãi đầu tư tăng trưởng của quỹ BHXH
Việt Nam trong 5 năm ( 50%)
*Quản lý và thực hiện dự án:
-Chủ nhiệm điều hành dự án
-Thực hiện phương thức đấu thầu theo quy định
*Về tổ chức thực hiện
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý và điều hành dự án theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, lựa chọn phương án đầu tư đem lai hiệu qủa thiết thực cho hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của BHXH
Việt Nam
3.2.1.Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán đầu tư XDCB
Lập dự toán đầu tư XDCB là cơ sở để phân bổ vốn cho các dự án đầu tư XDCB, một điều kiện quan trọng trong việc tổ chức thực hiện khi tiến hành đầu tư dự án. Công tác lập dự toán đầu tư xây dựng nói chung và đặc biệt của BHXH Việt Nam nói riêng nhất thiết phải tuân theo các quy định cụ thể trên cơ sở nguyên tắc tâp trung dân chủ.
Thực tế trong thời gian qua công tác lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB của BHXH Việt Nam chưa dựa vào những tài liệu khoa học cụ thể để làm căn cứ xác định toàn bộ các chi phí cần thiết của quá trình đầu tư XDCB, mà quá trình này chủ yếu dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm, tình trạng này gây ra lãng phí vốn rất lớn.