công trình sau khi EVN phê duyệt TKCS.
Tổng cộng dự án được phân chia thành 58 gói thầu.
2.3.1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa nhà thầu
Tiêu chuẩn chọn lựa nhà thầu được cụ thể hóa trong Hồ sơ mời thầu và được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
2.3.1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Đấu thầu rộng rãi: đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
- Đấu thầu hạn chế: Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm
nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
- Chỉ định thầu: được áp dụng trong các trường hợp sau đây: (a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa (b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài; (c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
(d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ; (đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định
- Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
- Chào hàng cạnh tranh: Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây: (a) Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; (b)
Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.
- Tự thực hiện: Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu đã nêu trong mục 2.3.1.2 thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tính đến tháng 6/2010, Ban QLDA thuỷ điện Sông Bung 4 đã tổ chức hoàn thành lựa chọn nhà thầu được 42 gói thầu, cụ thể như sau:
Bảng 2.7 Tổng hợp các gói thầu theo các lĩnh vực và hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2006-2010
DỰ ÁN NHÓM A | ||
Tổng số gói thầu | ||
I. Lĩnh vực đấu thầu | ||
1. Tư vấn | 19 | |
2. Hàng hoá | 1 | |
3. Xây lắp | 22 | |
4. EPC | ||
Tổng cộng I | 42 | |
II. Hình thức lựa chọn nhà thầu | ||
1. Rộng rãi | Trong nước | 18 |
Quốc tế | 4 | |
2. Hạn chế | Trong nước | 0 |
Quốc tế | 0 | |
3. Chỉ định thầu | Trong nước | 19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đo Lường Sự Biến Động Của Kế Hoạch Tiến Độ
- Kế Hoạch Tiến Độ Dự Án Thủy Điện Sông Bung 4
- Tiến Độ Tổng Thể Của Dự Án Sau Khi Điều Chỉnh
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Thuỷ Điện Sông Bung 4
- Báo Cáo Giám Sát Dựa Trên Kế Hoạch Được Duyệt Hạng Mục: Khu Quản Lý Vận Hành Nhà Máy Thuỷ Điện Sông Bung 4
- Sử Dụng Chỉ Số Spi Để Đo Lường Sự Biến Động Của Kế Hoạch
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
DỰ ÁN NHÓM A | ||
Tổng số gói thầu | ||
Quốc tế | 0 | |
4. Chào hàng cạnh tranh | Trong nước | 1 |
Quốc tế | 0 | |
5. Tự thực hiện | ||
Tổng cộng II | 42 |
2.3.3 Các bên liên quan
2.3.3.1 Cơ quan chủ quản-Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
EVN là tập đoàn kinh tế nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo cung cấp điện năng cho sự phát triển của nền kinh tế từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối. EVN là tập đoàn có kinh nghiệm quản lý dự án thủy điện hàng đầu tại Việt Nam. EVN cũng là chủ đầu tư, là cơ quan quyết định đầu tư dự án này, đây là điều kiện thuận lợi đối với dự án. Tuy nhiên do nhu cầu phải đảm bảo cung cấp sản lượng điện rất lớn cho nền kinh tế nên EVN đầu tư rất nhiều dự án, lực lượng của EVN cùng lúc đảm nhận nhiều dự án nên nhiều khi công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thuộc thẩm quyền của EVN còn chậm.
Trên cơ sở kế hoạch được giao Ban triển khai thực hiện để đảm bảo kế hoạch được hoàn thành. Việc khó khăn nổi bật trong việc thực hiện kế hoạch này là việc đảm bảo vốn hàng năm cho dự án trong giai đoạn kinh tế suy thoái trong khi EVN đầu tư rất nhiều dự án cần nguồn vốn rất lớn (hàng năm EVN cần hơn 2 tỷ USD để đầu tư các dự án điện). Đôi lúc việc chưa đảm bảo kịp thời vốn thanh toán khối lượng thực hiện cho nhà thầu cũng gây chậm trễ trong việc thi công ngoài hiện trường, ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Ngoài nguồn vốn vay từ ADB, nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Nam, nguồn vốn tự có do EVN bố trí chưa thu xếp được cũng là khó khăn có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Ngoài ra, dự án này là dự án thủy điện đầu tiên được tài trợ từ nguồn vốn vay ADB nên phải tuân theo các chính sách của ADB trong hiệp định vay vốn như chính sách về môi trường tái định cư, chính sách về sinh kế đối với người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án, chính sách bình đẳng giới,… Đây là các chính sách có khá nhiều khác biệt so với các chính sách tương ứng hiện hành của Việt
Nam theo chiều hướng làm tăng chi phí thực hiện GPMB và TĐC nên đôi khi trong quá trình thực hiện có gây sự chậm trễ do EVN chưa nắm nắm bắt kỹ các chính sách này.
2.3.3.2 Nhà tài trợ-Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Đối với nhưng gói thầu được tài trợ từ nguồn vốn vay ADB (thuộc KHĐT đợt 1) thì toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu đều theo hướng dẫn của ADB về sử dụng tư vấn (đối với gói thầu tư vấn) và hướng dẫn của ADB về mua sắm (đối với gói xây lắp, thiết bị). Toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu đều có sự tham gia giám sát, phê duyệt của ADB. Tất cả các quyết định phê duyệt của EVN đều trên cơ sở chấp thuận của ADB bằng văn bản. Tuy nhiên trước khi trình ADB xem xét phê duyệt một nội dung nào đó thì Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 phải được sự chấp thuận từ EVN cho phép trình ADB. Chính vì vậy đã làm mất rất nhiều thời gian chờ trình duyệt. Ví dụ như tổ chức đấu thầu gói TV-02 mất hơn 1 năm, trong khi đó nếu thực hiện theo Luật đấu thầu thì chỉ mất khoảng 3 tháng. Hiện nay đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu đối với công tác tư vấn (gói TV-01, TV-02); công tác xây dựng (gói XL-01; XL-02). Đối với gói thầu thiết bị (TB-04; TB-05) hiện đang trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu.
Dự án thủy điện Sông Bung 4 được tài trợ từ nguồn vốn vay của ADB, nhiều chính sách về bồi thường tái định cư phải tuân thủ theo ADB. GPMB và tái định cư luôn là vấn đề khó khăn kéo dài trong các dự án cần GPMB. Cho đến nay mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng tình trạng GPMB chưa hoàn thành nhưng vẫn phải khởi công còn phổ biến, vừa thi công, vừa giải phóng mặt bằng cũng còn khác nhau giữa ADB và Chính phủ Việt Nam, chủ yếu là vấn để tính pháp lý của đất ở đền bù. Chính phủ Việt Nam quy định chỉ đền bù cho các hộ dân trên đất ở hợp pháp, không đền bù cho hộ lấn chiếm. ADB không coi vấn đề tính pháp lý là cản trở để thực hiện chính sách về xã hội của ADB.
- Do dự án vay vốn ADB nên phải tuân thủ chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư của ADB dẫn đến phải hoàn thiện nhiều thủ tục liên quan trước khi thực hiện các bước phê duyệt, trao hợp đồng... cũng dẫn đến làm chậm và kéo dài
thời gian chuẩn bị.
2.3.3.3 Các đơn vị tư vấn
Nhìn chung các đơn vị tư vấn được chọn lựa để thực hiện các gói thầu của dự án đều là các đơn vị có năng lực và nhiều kinh nghiệm đối với gói thầu được đảm nhiệm, trước đây họ cũng đã từng thực hiện nhiều gói thầu tương tự, đây cũng là một lợi thế cho dự án. Tuy nhiên, việc các đơn vị tư vấn thực hiện nhiều gói thầu cho nhiều chủ đầu tư trong cùng một thời gian làm hạn chế thời gian tập trung cho các gói thầu được Ban giao. Do lực lượng dàn trải nên một số công việc tư vấn giao cho một số kỹ sư chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện nên đôi khi hồ sơ của họ phải chỉnh sửa nhiều gây chậm trễ.
Ngoài ra, một số gói thầu tư vấn cần có sự thẩm định, thoả thuận hoặc phê duyệt bước trung gian của chính quyền địa phương mất khá nhiều thời gian (chẳng hạn các gói thầu đo đạc địa chính, lập phương án tận thu lâm sản cần sự phê duyệt của Sở Tài nguyên Môi trường trước khi bàn giao hồ sơ cho Ban). Công tác lập hồ sơ thiết kế xây dựng các khu tái định cư phải thực hiện nhiều bước trung gian: thoả thuận nội dung của Ban, UBND tỉnh, phê duyệt của UBND huyện. Đối với dự án này, Tư vấn ngoài việc phải tuân thủ các quy trình, quy phạm của Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định, chính sách của ADB đặc biệt công tác tham vấn cộng đồng được tổ chức rất nhiều lần và chỉnh sửa sau những lần tham vấn gây khó khăn không ít cho các đơn vị tư vấn ,…
Chế độ chính sách do nhà nước quy định đối với công tác dự toán nhiều thay đổi như lương tối thiểu, định mức dự toán, phương pháp lập dự toán, giá nguyên, vật liệu, nhiên liệu thường xuyên biến động… nên tư vấn phải hiệu chỉnh hồ sơ nhiều lần.
Đối với những gói thầu có qui mô đơn giản, chủ đầu tư tự thực hiện như mua sắm bàn ghế trang thiết bị thiết bị văn phòng. Đối với những gói thầu có qui mô lớn phức tạp thì toàn bộ công tác lập hồ sơ mời thầu đến thẩm định hồ sơ thầu đều được tư vấn thực hiện. Do chủ đầu tư không đủ thẩm quyền, kinh nghiệm để thực hiện và do quá phụ thuộc vào tư vấn trong khi đó chi phí cho việc lập hồ sơ mời
thầu và thẩm định hồ sơ mời thầu là rất thấp so với các công tác tư vấn khác. Do đó nhiều tư vấn đã không chú trọng đến việc lập hồ sơ mời thầu dễn đến chất lượng hồ sơ mời thầu chưa tốt gây khó khăn trong thực hiện đấu thầu. Hoặc có thể Tư vấn lập dự toán quá thấp, khi đấu thầu nhà thầu chào giá cao thì phải tổ chức đấu thầu lại. Hoặc ngược lại, lập dự toán quá cao, khiến gói thầu chỉ định thầu của chủ đầu tư phải chịu thiệt.
2.3.3.4 Nhà thầu
Nhìn chung, các nhà thầu xây dựng chuyên ngành nguồn điện hiện nay đang bị quá tải do nhận cùng một lúc nhiều công trình, chưa kể các công trình do chính họ làm chủ đầu tư. Công tác nghiệm thu, thanh toán, giải ngân các dự án chậm do các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về thủ tục hoàn công, nghiệm thu. Lực lượng thi công của các nhà thầu bị giàn mỏng ở nhiều dự án nên thiếu nhân lực, vật tư, thiết bị thi công như đã cam kết. Nhiều nhà thầu chỉ đáp ứng được khoảng 50% lực lượng thi công theo yêu cầu, nhiều thiết bị thi công quá cũ không đảm bảo công suất, bị hỏng hóc liên tục; Công tác tài chính của các nhà thầu thường không đáp ứng được yêu cầu nên nhiều lúc không cung cấp đủ vật liệu để thi công (xi măng, sắt thép…).
Hiện nay sự cạnh tranh giữa các nhà thầu thi công là rất khốc liệt. Theo qui định của Luật đấu thầu thì các nhà thầu đáp ứng về năng lực kinh nghiệm và có giá đánh giá (giá bỏ thầu) thấp nhất thì được đề nghị trúng thầu. Từ đó các nhà thầu đã giảm giá rất thấp so với dự toán gói thầu để được trúng thầu. Một trong các lý do nhà thầu giảm giá quá thấp là các thiết bị của nhà thầu thường đã tính hết khấu hao nhưng vẫn còn hoạt động tốt. Nhiều nhà thầu do đã đầu tư rất nhiều thiết bị, con người nhưng không có việc làm, nên để giải quyết tính trạng “ ngồi chơi” các nhà thầu này phải giảm giá để được trúng thầu.
Quan hệ về hợp đồng thi công xây dựng không chỉ giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công mà là quan hệ ba bên: Chủ đầu tư – Nhà thầu thi công – Nhà thầu tư vấn ( tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát). Chủ đầu tư chủ trì việc phối hợp giữa các nhà thầu với nhau, với chủ đầu tư, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được đan xen lẫn nhau. Việc phối hợp không tốt giữa các bên là nguyên nhân gây chậm tiến độ.
Ví dụ như khi thi công hố móng trụ cầu. Theo hồ sơ thiết kế thì hố móng sẽ được đào sâu 3m (đào đến lớp đá cấp 3), tuy nhiên khi nhà thầu thi công đã thực hiện đúng thiết kế (đúng nhiệm vụ của nhà thầu) nhưng đáy hố móng không phải đá cấp 3. Tư vấn giám sát tạm dừng thi công do Nhà thầu đã đào đúng thiết kế nhưng không đúng lớp địa chất là đá cấp 3. Tư vấn giám sát báo cáo lại chủ đầu tư,