lên gấp ba lần so với trước. Trung bình thu nhập về du lịch ở khu vực này mỗi năm tăng lên 10% đến 30%.
Mê-Hy-Cô là nước có ngành du lịch phát triển ở khu vực Mỹ La Tinh. Chính phủ nước này tích cực đầu tư phát triển một số khu BTTN, bảo vệ sinh thái để thúc đẩy DLST phát triển. Năm 2006, số khách đến du lịch ở KBTTN “Bướm chúa” ở bang Mi-Chi-a-Can lên tới 275 nghìn lượt người, tăng gấp 12 lần so với năm 2000; KBTTN này trở thành một khu DLST nổi tiếng của Mê-hy-Cô. Năm 2006 thu nhập du lịch của Mê-hê-Cô đạt 13tỷ USD.
Cô-xta- Ri-Ca là một quốc gia nhỏ ở Mỹ La Tinh, diện tích vào khoảng 50 nghìn km2, nhưng rừng cỏ và đồng cỏ lại chiếm tới 71% diện tích của cả nước. Rừng ở Cô-xta- Ri-Ca đã bảo vệ được 5% số loại động vật trên thế giới. Cô-xta- Ri-Ca xây dựng trên 20 khu bảo vệ sinh thái, bảo vệ thiên nhiên và công viên quốc gia trong cả nước. Ngành du lịch của nước này đưa ra rất nhiều chương trình DLST như: “ Du lịch rừng nhiệt đới”, “ du lịch thế giới của loài bướm”... Hiện nay, số khách đến Cô- xta- Ri-Ca thưởng ngoạn du lịch sinh thái đạt hơn một triêu rưỡi lượt người, thu nhập du lịch hằng năm đạt hơn một tỷ USD, chiếm 10% GDP của nước này.
1.4.2Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong thời gian qua: Số lượng khách DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Nếu coi du khách đến các điểm du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước tính chiếm khoảng 30% tổng lượng khách
quốc tế và gần 50% lượng khách du lịch nội địa.
Số liệu thống kê về lượng khách du lịch được thực hiện ở một số vườn quốc gia như: Cát Bà, Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã và các khu bảo tồn thiên nhiên cho thấy xu hướng này. Riêng năm 2006 tổng lượng khách tới các điểm này khoảng
1.840.000 lượt người.
Khách nội địa đi du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là DLST, bởi thời gian cho các chuyến DLST của khách nội địa thường ngắn ngày. Mức chi tiêu của du khách ít. Khách DLST nội địa có thời gian lưu trú trung bình từ 1 đến 3 ngày. Tại các VQG, khách sử dụng các cơ sở lưu trú trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 60.000 đ đến 150.000 đ. Do vậy, nếu như ở các nước phát triển, khách DLST là loại khách du lịch chi trả nhiều cho các chuyến đi của mình, thì khách du lịch ở
nước ta chi trả các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, hay các khu nghỉ mát nhiều hơn so với DLST.Cũng bởi nguyên do trên, khách du lịch nội địa chưa có ý thức cao về giữ gìn môi trường, nên sự đóng góp còn hạn chế.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích ban đầu từ DLST hầu như chưa có. Song các kết quả điều tra cho thấy khuynh hướng tham gia vào các hoạt động DLST của khách quốc tế rất cao. Khách DLST quốc tế có khả năng chi trả cao hơn rất nhiều so với khách du lịch nội địa. Khách quốc tế tham gia hoạt động DLST ở Việt Nam có khả năng chi trả 500 – 2.000 USD cho một chuyến đi du lịch. Thời gian lưu trú trung bình của họ từ 17 tới 25 ngày và có nhu cầu kết hợp nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến.
Kết luận chương 1:
Một số hãng lữ hành thường đồng nhất du lịch xanh với DLST. Thực ra, những chuyến du lịch như vậy chỉ là những chuyến du lịch về với thiên nhiên. DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
DLST không đơn thuần thay tên tour, tuyến hay tổ chức các tour đến các khu tự nhiên. Để trở thành DLST thực thụ, chúng ta chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ phát triển và có những bước đi thích hợp.
Thị trường DLST hiện nay phát triển mạnh mẽ. Song vấn đề trọng tâm cho việc phát triển DLST bền vững là sự kiểm soát, hạn chế, những nguyên tắc xử lý và thực hiện .Mặc dù, phát triển DLST bền vững đòi hỏi sự ý thức trách nhiệm cao của các thành phần tham gia. Tuy nhiên, phát triển DLST đã thành công một cách nhanh chóng ở một số nước Châu Mỹ La Tinh. Sự thành công này minh chứng rằng: ngày nay, nhu cầu hưởng thụ và ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch của du khách rất cao.
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội
về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. DLST theo định nghĩa nào chăng nữa thì vẫn phải hội đủ các yếu tố: Sự quan tâm đến thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng của những người tham gia. DLST chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, tạo nên những khao khát và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH LÂM ĐỒNG
Công nghệ du lịch chủ yếu dựa vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những di tích văn hoá, lịch sử…Để thu hút du khách, người ta phải thiết kế những dịch vụ du lịch ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, có giá trị nhân văn thu hút khách du lịch.
Như vậy, sản phẩm du lịch có thể biểu diễn bằng công thức:
Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + các dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch nếu không được đầu tư khai thác cho lĩnh vực du lịch thì tài nguyên đó cũng đang nằm ở dạng tài nguyên tiềm năng về du lịch. Ngược lại, nếu đầu tư vào những nơi không có tiềm năng du lịch thì đầu tư đó hiệu quả không cao hoặc lãng phí. Vì vậy để phát triển DLST Lâm Đồng theo đúng định hướng và hiệu quả chúng ta cần khái quát chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Lâm Đồng cũng như đấnh giá đầy đủ về tiềm năng phát triển và thực trạng về môi trường, hoạt động của DLST tại Lâm Đồng hiện nay.
2.1 Khái quát chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của Lâm Đồng:
2.1.1 Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1 Vị trí địa lý:
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, có diện tích là 9.762,2km2. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc. Lâm Đồng nằm giữa 3 vùng lãnh thổ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Lâm Đồng là đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối chính như hệ thống sông Đa Nhim chảy về Ninh Thuận, hệ thống sông Krông Nô chảy về Sêrêpok, hệ thống sông Đồng Nai chảy về Đông Nam Bộ… Thiên nhiên dành cho Lâm Đồng những tiềm năng thủy điện to lớn và những cảnh quan du lịch đặc thù vô cùng quý giá.
Những điều kiện này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng, mà đặc biệt là du lịch sinh thái.
2.1.1.2 Địa hình:
Tỉnh Lâm Đồng có độ cao trung bình 800m - 1.000m so với mặt nước biển. Địa hình Lâm Đồng xen kẽ giữa núi cao, bình nguyên và thung lũng, có nhiều đứt gãy và bề mặt địa hình phân bổ theo tầng lớp, có độ cao chênh lệch 400 – 500m và nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có thể nói địa hình Lâm Đồng tương đối phức tạp, đó là yếu tố quyết định đặc điểm dòng chảy của các hệ thống sông suối, tạo ra lắm thác nhiều ghềnh, làm nên những thắng cảnh du lịch nổi tiếng và tạo ra tiềm năng thủy điện khá lớn với khoảng 900.000KW. Tuy nhiên địa hình như vậy cũng làm hạn chế đến việc phát triển giao thông, làm hạn chế tài nguyên nước mặt để phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
2.1.1.3 Khí hậu:
]Lâm Đồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, do ảnh hưởng của độ cao địa hình và vị trí địa lý nên khí hậu có những đặc điểm đặc biệt là: mát mẻ quanh năm, mưa nhiều, có mùa khô, mùa mưa rõ ràng, lượng bốc hơi thấp.
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu ở Lâm Đồng (0C)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | TB | |
Nhiệt độ (C) | 16.4 | 17.4 | 18.3 | 19.2 | 19.7 | 19.4 | 18.9 | 18.9 | 18.8 | 18.4 | 17.6 | 16.7 | 18.3 |
Lượng mưa(mm) | 7.5 | 22.9 | 50.5 | 152.1 | 224.4 | 182.7 | 223.0 | 209.2 | 290.2 | 251.2 | 86.9 | 28.9 | 172.8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 1
- Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 2
- Tiềm Năng Phát Triển Dlstđà Lạt –Lâm Đồng:
- Tình Hình Giao Đất Cho Các Điểm Du Lịch Trên Địa Bàn
- Vai Trò Của Dlst Lâm Đồng Với Phát Triển Kinh Tế Địa Phương:
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
(Dự báo của TTDR -2005)
- Về nhiệt độ: Lâm Đồng có một số đặc điểm nổi bật sau:
+ Ở những vùng độ cao trên 800m, nhiệt độ trung bình cả năm từ 200C – 220C. Những vùng có độ cao trên 1000m thời tiết mát mẻ quanh năm, điển hình là khu vực thành phố Đà Lạt nhiệt độ trung bình từ 180C – 200C.
+ Độ cao địa hình càng giảm, nhiệt độ trung bình hàng năm càng tăng chẳng hạn như: tại thành phố Đà Lạt nhiệt độ trung bình năm là 180C, nhưng khi xuống tới Cát Tiên nhiệt độ trung bình năm là 260C, chênh lệch khoảng 60C – 80C, chính điều này đã tạo các vùng sinh thái đa dạng và phong phú.
Khí hậu của Lâm Đồng rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển các loài cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới, góp phần quan trọng vào việc tạo ra
những cây rừng, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhiều vùng trồng rau, hoa, cây ăn trái rất độc đáo mà chỉ có được ở Lâm Đồng. Bên cạnh đó thời tiết Lâm Đồng còn là một yếu tố quan trọng là tạo ra những tiềm năng du lịch to lớn và có tính đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên thời tiết của Lâm Đồng cũng gây ra một số khó khăn nhất định làm ảnh hưởng đến lợi thế phát huy của du lịch như: có những mùa mưa tầm tã suốt ngày đêm, các điểm du lịch không có được những khu vui chơi, giải trí cho du khách khi trời mưa, nên du khách cảm thấy nhàm chán…
2.1.1.4 Thổ nhưỡng:
Theo số liệu thống kê đất năm 2006, Lâm Đồng hiện có 7 – 8 loại đất chính, trong đó có 3 loại cần quan tâm cho sự phát triển tài nguyên là: nhóm đất phù sa, nhóm đất Feralit đỏ vàng và nhóm đất nâu trên nền bazan. Từ đó, đã tạo nên sự phân bố khác nhau của hệ thống động thực vật rừng và các vùng canh tác, kinh doanh rừng khác nhau của Lâm Đồng. Nhiều diện tích đất có thổ nhưỡng phù hợp với việc sinh trưởng phát triển của rau, hoa quả đặc sản, hoặc tập đoàn những cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế như: cà phê, chè, điều, dâu tằm, tiêu… và được phân bố khá tập trung. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp Lâm Đồng phát triển DLST một cách mạnh mẽ.
2.1.1.5 Chế độ thủy văn:
Lâm Đồng là một tỉnh có hệ thống sông suối nhiều, tổng diện tích sông suối gần 15.600ha. Sông suối Lâm Đồng nhìn chung có bậc thềm hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, dòng chảy mạnh, không đều giữa các mùa trong năm. Nhờ vậy, đã tạo nên hệ thống thác, ghềnh đa dạng, phong phú có thể khai thác phục vụ du lịch như: thác Đatanla, thác Đạm bri, thác gouga…
Nguồn nước ngầm của Lâm Đồng cũng rất phong phú, có ở hầu hết các vùng lãnh thổ, trữ luợng lớn, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh du lịch và phục vụ đời sống dân cư trên một phạm vi rộng lớn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội:
Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Lâm Đồng công bố năm 2006: Kinh tế tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tích đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 – 2002 là 12,2%, giai đoạn 2002 – 2006 là 14,2%. Tốc độ tăng trưởng trên cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (cùng kỳ)
là7%. Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế tỉnh Lâm Đồng đi dần vào thế ổn định, năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng được tăng cường, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển, hoạt động văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Lâm Đồng 2000 - 2006
Tổng số (lượt khách) | Doanh thu (tỷ đồng) | Doanh thu xã hội (tỷ đồng) | % Tăng trưởng so với năm trước | |
2000 | 700.000 | 197 | 355 | 14,5 |
2001 | 803.000 | 240 | 482 | 22,0 |
2002 | 905.000 | 378 | 634 | 57,5 |
2003 | 1.150.000 | 430 | 920 | 13,8 |
2004 | 1.350.000 | 552 | 1215 | 28,4 |
2005 | 1.560.900 | 570 | 1405 | 32,6 |
2006 | 1.848.000 | 771 | 1660 | 35,2 |
(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)
Nhận xét: Doanh thu từ các dịch vụ du lịch tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thực tế cơ cấu thu nhập chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65 - 75% tổng doanh thu). Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí ...ở mức khiêm tốn (từ 25% - 35%). Đây là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng. Theo điều tra thăm dò ý kiến của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, cơ cấu chi tiêu trung bình của một khách du lịch quốc tế chi 40 USD/ngày trong đó 23 USD cho dịch vụ lưu trú, 12 USD cho ăn uống, mua sắm... Khách du lịch nội địa chi 400.000 đồng/ngày trong đó 250.000 đồng cho lưu trú,
70.000 đồng cho ăn uống, còn lại là chi khác...
- Về dân cư và dân tộc học: đến hết năm 2006 dân số Lâm Đồng là 1.697.754 người, trong đó người Kinh chiếm khoảng 77%, còn 33% là các dân tộc ít người thuộc nhiều miền trong cả nước với nhiều phong tục tập quán văn hóa khá đặc sắc. Đáng kể nhất là của nhóm dân tộc gốc bản địa như: Mạ, K'ho, Churu…Đây cũng là điểm cần lưu ý để khai thác, tổ chức các tour DLST cho du khách.
Về di tích lịch sử – văn hóa và khảo cổ: cho đến nay theo số liệu thống kê của sở du lịch- thương mại tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng gần 100 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa. Như vậy, cứ bình quân 100km2 có 1 di tích, mật độ này so với cả nước còn thấp (cả nước bình quân 2,2 di tích/100km2). Tuy nhiên, so
với Tây Nguyên (Gia Lai, Kom Tum: 0,3; Đắc Lắc: 0,5) thì mật độ di tích ở Lâm Đồng vẫn cao hơn. Những di tích có giá trị là: khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên ngang tầm với các di tích cùng thời như Angkor ở Campuchia, Barabudua ở Indonexia, khu mộ cổ dân tộc Mạ ở Đại Lào,…
- Về các công trình kiến trúc có giá trị: hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều các công trình kiến trúc có giá trị. Đó là những công trình được xây dựng vào thời kỳ nữa đầu thế kỷ XX rất độc đáo và có sức hấp dẫn thu hút du khách (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị du lịch
Tên di tích | Vị trí | Nội dung, loại hình | |
01 | Thánh địa Cát Tiên | Xã Đồng Nai | Kiến trúc tôn giáo Bàlamôn |
02 | Khu mộ cổ người Mạ | Xã Đại Lào | Mộ cổ dân tộc Mạ |
03 | Chùa Linh Sơn | TP Đà Lạt | Kiến trúc tôn giáo |
04 | Chùa Linh Quang | TP Đà Lạt | Kiến trúc tôn giáo |
05 | Nhà thờ Chánh Tòa | TP Đà Lạt | Kiến trúc tôn giáo |
06 | Nhà thờ Domain de Marie | TP Đà Lạt | Kiến trúc tôn giáo |
07 | Biệt điện số I | TP Đà Lạt | Kiến trúc cũ |
08 | Biệt điện số II (Dinh toàn quyền Pháp cũ) | TP Đà Lạt | Kiến trúc cũ |
09 | Biệt điện số III (Dinh Vua Bảo Đại) | TP Đà Lạt | Kiến trúc cũ |
10 | Tu viện dòng Chúa cứu thế | TP Đà Lạt | Kiến trúc tôn giáo |
11 | Lăng Nguyễn Hữu Hào (Cha vợ Bảo Đại) | TP Đà Lạt | Kiến trúc tôn giáo |
(Nguồn: ITDR)
Nhận xét:Lâm Đồng không phải chỉ có những điểm du lịch nêu trên, mà còn rất nhiều các danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà và vườn quốc gia Cát Tiên… Tất cả, đang là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Lâm Đồng hiện nay.
- Về lễ hội văn hóa dân gian: do ở Lâm Đồng có nhiều dân tộc khác nhau cư trú, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng, tất cả hợp lại thành một kho tàng văn hóa dân gian hết sức đặc sắc và độc đáo có giá trị phục vụ du lịch. Tiêu biểu là: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội hoa…
- Về các ngành nghề truyền thống: Lâm Đồng cũng là nơi có nhiều ngành nghề truyền thống có giá trị phục vụ khách du lịch như: đan len, thêu tay trên vải, chạm tranh mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, cưa lộng, rèn công cụ, làm gốm bằng tay…tạo ra nhiều loại sản phẩm lưu niệm có giá trị cao.