Tiềm Năng Phát Triển Dlstđà Lạt –Lâm Đồng:‌

Tất cả những đặc điểm về kinh tế-xã hội nêu trên sẽ được xem xét trong quá trình đánh giá hiện trạng phát triển DLST tỉnh Lâm Đồng sau này.


2.2 Tiềm năng phát triển DLSTĐà Lạt –Lâm Đồng:‌

2.2.1 Tiềm năng về tài nguyên tự nhiên:

Lâm Đồng là một trong những vùng còn nhiều diện tích rừng tự nhiên so với các tỉnh trong cả nước. Tính đến nay, tổng diện tích đất có rừng là 618.536,82ha (độ che phủ 64,8%) chiếm 63,26% diện tích tự nhiên (976.220ha), trong đó rừng tự nhiên có 591.209,87ha, chiếm 95,6% diện tích đất có rừng, rừng trồng 27.326,95ha, chiếm 4,4%. Với điều kiện tự nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo cho rừng Lâm Đồng có nhiều tài nguyên quý về động vật và thực vật.

* Tài nguyên thực vật, thảm thực vật và các loài gen quý hiếm:

Theo số liệu thống kê năm 2006 của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, rừng Lâm Đồng thuộc Tây Nguyên là một vùng có tài nguyên sinh vật phong phú nhất ở Việt Nam. Hầu hết các kiểu rừng, các loài sinh vật Tây Nguyên đều có mặt ở Lâm Đồng. Chính các quần cư sinh vật này đã tạo nên các hệ sinh thái đặc trưng cho từng khu vực ở Lâm Đồng và có liên quan chặt chẽ với toàn khu vực Tây Nguyên gồm: ĐăkLăk – Gia Lai – Kom Tum – Lâm Đồng. Trong đó, đáng kể nhất là khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà, vườn quốc gia Cát Tiên có tính đa dạng sinh học cao, giàu loài đặc hữu của Đông Dương và của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đã thống kê được 246 loài của 71 chi, có nhiều loài cho hoa đẹp và quý kể cả địa lan và lan ký sinh, 9 loài Đỗ Quyên, 5 loài Thu Hải Đường và các nguồn gien quý hiếm khác. Đã thống kê được 121 loài cây thuốc, 14 loài cho nhựa, 28 loài là nguồn kho gien dồi dào, phong phú và đặc hữu.

- Tài nguyên cây thuốc: Theo phát hiện sơ bộ có 425 loài cây thuốc thuộc 125 họ có thể sử dụng làm cây thuốc chữa bệnh từ thân gỗ như Thông Đỏ đến cây thân thảo như Lan Gấm và các loại nấm Linh Chi… Các loại cây có trữ lượng khá lớn như: Vàng Đắng, Sa Nhân, Mã Tiền, Lông Cu Ly và các loại cây thuốc thuộc họ Ngũ Da Bì, Bạch Truật, Ô Rô...Tài nguyên về những cây thuốc này rất quý, không phải nơi nào cũng có được, nên trong quá trình xây dựng các mô hình du lịch nghĩ

dưỡng các nhà quản lý nhà nước, quản lý du lịch cần phải lưu ý để khai thác, phục vụ khách du lịch một cách có hiệu quả.

- Tài nguyên hoa, cây cảnh: Không nơi nào ở Việt Nam có hoa đẹp như ở Đà Lạt – Lâm Đồng, Đà Lạt được mệnh danh là “Thành phố Hoa”. Ở đây tập trung nhiều loài hoa: Anh Đào, Hoa Lan, Hoa Hồng,… Hoa Hồng là loài hoa được yêu thích nhất. Đà Lạt có nhiều giống hoa Hồng với nhiều màu khác nhau mang tên phương tây: Josephine, Grace Monaco, Silver Star, B.B,… Hoa Anh Đào một thời được xem là biểu tượng của Đà Lạt. Đà Lạt có trên 20 loài hoa mang họ Cúc : Cúc Trắng, Cúc Vàng, Cúc Ngũ Sắc, Cúc Đại Đóa, Cẩm Tú Cầu, Bất Tử, Loa Kèn… Cúc Đà Lạt có hoa quanh năm, đặc biệt có một loài hoa mang tên Cúc Dã Quỳ là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt, mọc thành rừng, ven đường chỉ nở vào đầu mùa nắng (báo hiệu mùa nắng đã đến để đón chào mùa du lịch).

Nhiều loài hoa phương Tây có ở Đà Lạt rất lâu vẫn mang tên nguyên thủy như: Mimoza, Maguerite, Lys, Glaieul, Pensee, Forget me not…Nhiều loài hoa phương đông cũng góp hương sắc cho Đà Lạt như: Tường Vi, Thiên Lý, Trà My, Huệ, Sứ, Nhất Chi Mai…và một số loài hoa dại mọc ở những ngọn đồi, quanh nhà như: Mắt Nai, Trinh Nữ...Tất cả những loài hoa trên nhờ khí hậu mát mẻ , nên phát triển nhanh, không cần chăm sóc nhiều nhưng vẫn có hoa đua nở quanh năm tạo nên nhiều vườn hoa rất đẹp để thu hút du khách. Ngoài ra, Lâm Đồng có tới 104 chi và 410 loài cây cảnh thuộc họ lan trên tổng số 132 chi và 800 loài lan của cả nước. Riêng Đà Lạt có hàng chục loài địa lan và khoảng trên 300 loài phong lan sinh trưởng tự nhiên. Hoa lan rất đặc biệt về màu sắc và hình dáng, một số loài lan được phát hiện đầu tiên trên thế giới được mang tên Đà Lạt hay Langbian như: Dendrobium Lam Đongense, Eria Lam Đongensis, Dendrobium Langbianense… Nguồn lợi lan rừng vô cùng phong phú, quý giá nếu như chúng ta biết khai thác và đầu tư đúng mức.

* Tài nguyên động vật:

Với thành phần loài phong phú, có tính đặc hữu cao, chim và thú ở Lâm Đồng là nguồn gien hết sức quý giá đối với cả nước. Giá trị của chim và thú ở Lâm Đồng thu hút những người yêu thiên nhiên, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tìm hiểu, nghiên cứu. Cùng với thảm thực vật giàu có, hệ động vật ở

Lâm Đồng là thành phần không thể thiếu được tạo nên cảnh quan hấp hẫn một cách đặc thù với hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, nghiên cứu, thám hiểm…và đây là điều kiện rất thích hợp để phát triển DLST kết hợp hội nghị, hội thảo khoa học tại ĐàLạt - Lâm Đồng.

Sự phong phú và đa dạng của hệ động vật tỉnh Lâm Đồng được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.4: Sự đa dạng của hệ sinh thái ở Lâm Đồng

(Đvt: loài)

LỚP ĐỘNG VẬT

LÂM ĐỒNG

TỔNG CỘNG

Loài

Họ

Bộ

Thú

89

27

9

127

Chim

202

47

15

330

Bò sát

62

15

2

64

Lưỡng thể

29

6

1

29

Tổng

382

95

27

550

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 4

Nguồn: Chi cục Phát triển Lâm nghiệp-2006

Nhận xét:Theo thống kê của chi cục phát triển lâm nghiệp Lâm Đồng năm 2006. Rừng Lâm Đồng có khoảng 128 họ động vật thuộc 31 bộ, bao gồm các nhóm côn trùng, lưỡng thê, bò sát, chim và thú. Đã thống kê được 254 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 67 họ. Ở đây có một số loài đặc biệt quý hiếm và là một trong số rất ít nơi được coi là còn những cá thể cuối cùng của Tê giác Java, Bò xám, Nai Cà tong…

* Các danh lam thắng cảnh tự nhiên (sông, suối, thác, hồ,…):

Cấu trúc địa hình của Lâm Đồng có tính đặc thù rất riêng như đã trình bày ở phần trên, cùng với sự sáng tạo tác động có chủ đích của con người đã tạo ra rất nhiều thắng cảnh tự nhiên của núi rừng Tây Nguyên. Theo số liệu ngành du lịch đã khảo sát có hàng trăm danh lam thắng cảnh tự nhiên, trong đó có 14 di tích, danh thắng được Bộ văn hóa xếp hạng là danh thắng quốc gia. Hiện nay có 32 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được đầu tư khai thác kinh doanh phục vụ du lịch, trong đó có một số thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Tuyền Lâm, thác Prenn, thác Pongour…mà mỗi danh thắng đều gắn với một truyền thuyết lãng mạn và hùng tráng.

2.2.2 Tài nguyên về nhân văn:

* Tài nguyên vật thể:

- Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc: Lâm Đồng có nhiều di tích có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan như: Ga Đà Lạt, Dinh 1, Dinh 2, Dinh 3, bảo tàng động thực vật Tây Nguyên, trường Cao Đẳng Sư phạm, Đại học Đà Lạt… đặc biệt tại Đà Lạt có khoảng 300 ngôi biệt thự được xây dựng theo phong cách kiến trúc riêng biệt, hài hòa, mang một vẻ đẹp rất riêng mà không nơi nào có được.

Các kiến trúc về tôn giáo cũng mang một nét rất độc đáo và thu hút như: nhà thờ Chánh Tòa, nhà thờ Đô Men, chùa Linh Phước, chùa Thiên Vương Cổ Sát, chùa Linh Phong…

- Các khu căn cứ cách mạng, khảo cổ:

Trải qua các biến động về lịch sử và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc đã để lại cho Lâm Đồng những căn cứ Cách mạng: khu căn cứ Cách mạng Lộc Bắc, chiến khu D, khu căn cứ Cách mạng núi Voi, khu căn cứ Cách mạng tại xã Xuân Truờng (Đà Lạt)…

Các di chỉ khảo cổ vừa mang tính lịch sử, vừa là nơi tham quan, nghiên cứu của du khách và các nhà khoa học như: khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên, khu mộ cổ Đại Lào…

* Tài nguyên phi vật thể:

Du khách đến Lâm Đồng ngoài việc thưởng ngoạn các danh thắng nổi tiếng, khí hậu trong lành còn có dịp ghé thăm các buôn làng của đồng bào các dân tộc ít người như: M’nông, Mạ, K’ho, Churu… và tìm hiểu những phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, các ngày hội làng của dân tộc vùng Tây Nguyên như: lễ hội đâm trâu (dân tộc K’ho, lễ cúng thần suối (dân tộc Mạ), lễ cúng thần Bơ Mung (thần đập nuớc – dân tộc Churu), lễ cúng cơm mới (tết của người Mạ, người K’ho), lễ hội hoa xuân, lễ hội tình yêu, lễ hội cồng chiêng, lễ hội ngày mùa của các dân tộc Nam Tây Nguyên …và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được sản xuất từ các làng nghề truyền thống.

2.2.3 Đánh giá về tiềm năng DLST tỉnh Lâm Đồng:

* Thuận lợi:

- Tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Lâm Đồng rất đa dạng và phong phú: có rất nhiều thác nước, hang động, những cánh rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành, phong cảnh đẹp, suối

nước khoáng thuận lợi cho du khách chữa bệnh, các di tích lịch sử – văn hoá, các bản làng dân tộc ít người, cuộc sống dân dã của người miền quê, làng nghề truyền thống của địa phương, là những sản phẩm du lịch kỳ thú có sức hấp dẫn và thu hút du khách..mà không phải địa phương nào cũng có được. Nếu biết tổ chức hợp lý thì sẽ tạo ra được rất nhiều loại hình du lịch sinh thái hấp dẫn.

- Trong thời gian qua, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành từng bước cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch, nâng cấp khách sạn, nhà nghỉ, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.

- Các cấp chính quyền huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đã có những chính sách để giữ gìn, bảo tồn và phát triển tài nguyên tự nhiên du lịch cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

* Khó khăn:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu DLST hiện có hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng đến các khu du lịch tuy đã được đầu tư song chưa đồng đều và toàn diện.

- Mặc dù mạng lưới giao thông phát triển nhanh, nhưng đường đi đến các điểm du lịch còn nhiều khó khăn, có nhiều nơi không thể đi lại trong mùa mưa. Mạng lưới đường liên xã chủ yếu là đường đất nhỏ không có bảng ghi chú chỉ dẫn cho khách du lịch.

- Tài nguyên rừng của Lâm Đồng đa dạng, phong phú đây là thế mạnh của DLST của Lâm Đồng. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ngày càng bị suy thoái do nạn chặt phá rừng làm cho đất bị xói mòn, gây tình trạng hạn hán, lũ lụt…

- Hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho du khách và nhân dân địa phương trong những mùa cao điểm: dịp hè, lễ, tết…

- Tình hình an ninh trong các khu du lịch tương đối tốt. Nhưng vẫn còn tình trạng chèo kéo khách, nạn “cò mồi”, ăn chặn, ép giá …làm cho du khách chưa thật sự hài lòng.

- Nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò của hoạt động du lịch đối với lợi ích của cộng đồng và địa phương chưa đúng mức. Vì vậy, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn tài nguyên du lịch và phát triển DLST chưa cao.

Tình hình thực trạng của các cơ sở lưu trú tại Lâm Đồng sẽ được phân tích

ở bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5: Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lâm Đồng 1995 - 2006


Hạng mục

1995

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số CSLT

524

301

273

379

384

400

434

550

679

680

725

Tổng số phòng

5.300

3.574

3.733

4.295

4.482

4.800

5.300

7.000

7.826

7.850

>10.000


Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, phân theo chủ sở hữu


Chủ sở hữu

Năm 2000

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

K.Sạn

Phòng

K.sạn

Phòng

K.sạn

Phòng

K.sạn

Phòng

Doanh nghiệp NN

52

1080

31

875

47

1326

54

1570

Doanh nghiệp TN

285

2857

417

5068

585

5231

836

6847

100% vốn nước ngoài

2

184

1

43

2

98

3

148

Liên doanh trong nước

2

82

2

212

4

405

10

985

Công ty cổ phần

2

51

5

87

7

125

9

150

Khác

61

316

29

285

25

245

35

300

(Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Lâm Đồng)


Nhận xét: Hiện nay, khách sạn Lâm Đồng - Lâm Đồng đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao mới có 52/665 khách sạn (1 đạt 5 sao; 5 đạt 6 sao; 2 đạt 3 sao; 16 đạt 2 sao; và 28 đạt 1 sao chiếm 7,8%) với 1.666 phòng (chiếm 20%)...Con số này còn khiêm tốn so với nhu cầu dịch vụ cao cấp ở một trung tâm du lịch lớn như Lâm Đồng. Quy mô hầu hết là vừa và nhỏ, chỉ có 4 khách sạn có trên 100 phòng (Novotel; Rex - Lâm Đồng; Sài gòn - Lâm Đồng; Ngọc Lan). Nhưng theo ý kiến nhận xét của đa số những người được hỏi: việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực giá cả chưa tốt và còn nhiều bất cập, giá cả không ổn định, tình trạng nâng, ép giá đối với du khách vẫn thường xuyên xảy ra vào những mùa cao điểm.

Nhìn chung chất lượng của các khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Công suất sử dụng phòng còn thấp, năm 2000 chỉ đạt 35%, đến năm 2006 đạt 58%. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo khu vực không đồng đều.

- Về cơ chế chính sách:

Trong thời gian gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư vào Lâm Đồng. Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập hồ sơ, thủ tục để tiến hành đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực DLST có liên quan đến rừng cảnh quan. Lâm Đồng đã có chủ trương chuyển quy chế hoạt động của rừng đặc dụng Đà Lạt sang rừng cảnh quan. Song việc áp dụng vẫn chưa được thực hiện một cách nhanh chóng và triệt để.

- Về quy hoạch:

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng đã có nhưng thực hiện rất chậm do đó các nhà đầu tư không có các căn cứ để lập các dự án, đồng thời các khu, điểm du lịch đã có dự án thì chưa tiến hành lập quy hoạch chi tiết. Vì vậy, khi tiến hành đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và các thủ tục về xây dựng.

- Về trình độ dân trí:

Việc phát triển DLST phải gắn với cộng đồng dân cư địa phương, điều này mang lại lợi ích rất lớn đối với các doanh nghiệp cũng như dân cư. Song, hiện nay nhận thức của người dân về phát triển du lịch còn hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng. Do đó, việc nâng cao nhận thức, giáo dục cho cộng đồng dân cư để họ ý thức được lợi ích lâu dài và phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ vô cùng cấp bách.

- Về đào tạo:

Đây là lĩnh vực còn nhiều hạn chế nhất đối với ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay. Số lượng lao động trong ngành du lịch đã qua đào tạo nghiệp vụ còn rất ít, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch là người địa phương chưa được quan tâm, số hướng dẫn viên có kiến thức về DLST hầu như không có. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng chưa có một quy chế hoạt động cho đội ngũ hướng dẫn viên tự do. Vì vậy gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như làm ảnh hưởng đến du khách.

Qua khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác quản lý về lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng thì công tác đào tạo về nghiệp vụ du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch

tại Lâm Đồng có được từ hai nguồn: lao động hoạt động về du lịch và lao động từ các lĩnh vực hoạt động khác chuyển về, về du lịch đa phần có trình độ sơ cấp: 16%, trung cấp: 1.5%, Đại học: 3%, trên đại học: 3%; còn từ các lĩnh vực hoạt động khác chuyển về thì sơ cấp: 4.5%, trung cấp: 7%, Đại học và cao đẳng: 20%, trên đại học: 0.006%. Điều này chứng tỏ trình độ của khối kinh doanh du lịch tại Lâm Đồng chưa thể phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu của ngành du lịch hiện nay.(thể hiện qua biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.6:Trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành DL Lâm Đồng



TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG

0,00 % Sơ cấp


20 %


7%


16 %


1,50%

3%

0%

5%

Trung cấp Đại học Trên đại học Sơ cấp Trung cấp

Đại học và cao đẳng Trên đại học

Du lịch


Ngành khác


Nhận xét: Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng, nhưng với trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp (Đại học và trên đại học chỉ được 6%) như thế sẽ không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi hiện nay của ngành du lịch. Phải có kế hoạch đầu tư mở các trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch trong tình hình hiện nay.

2.3 Hiện trạng về phát triển DLST tỉnh Lâm Đồng

2.3.1 Các khu DLST hiện có:

Lâm Đồng có lợi thế về khí hậu, không những rất tốt cho việc nghỉ dưỡng mà còn có nhiều thắng cảnh đẹp đã tạo ra được nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn phân bố khá đều trong cả tỉnh (nhưng thành phố Đà Lạt có mật độ tập trung cao hơn), có thể chia thành hai nhóm chính là:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022