Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình du khách đến với Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017 52

Bảng 3.2: Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2015 - 2017 54

Bảng 3.3: Tổng thu từ du lịch sinh thái huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017 55

Bảng 3.4: Cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích 56

Bảng 3.5: Đánh giá về chất lượng dịch vụ 57

Bảng 3.6: Hiện trạng cơ sở lưu trú tại huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017 59

Bảng 3.7: Lao động hoạt động du lịch ở Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017 60

Bảng 3.8: Số lần khách du lịch đến Bắc Sơn 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bảng 3.9: Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST của Bắc Sơn 63

Bảng 3.10: Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm của người dân địa phương 68

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 2

Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người dân địa phương về sự tác động của DLST 70

Hộp 1: Ý kiến của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch 58

Hộp 2: Ý kiến của doanh nghiệp về công tác quảng bá, xúc tiến 64

Hộp 3: Ý kiến của du khách về độ hấp dẫn của du lịch sinh thái 65

Hộp 4: Ý kiến của người dân về tác động của DLST tới thu nhập của họ 71

Hộp 5: Ý kiến của người dân về tham gia phát triển DLST 71


1. Mục đích


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng sẵn có huyện.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng, nhà nước về phát triển du lịch

- Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp.

3. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng phát triển và tiềm năng về nguồn tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái; đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện phát triển du lịch sinh thái ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

4. Kết luận

Luận văn phản ánh thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đánh giá và phân tích kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch sinh thái. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể đặc biệt là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm thay vào đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, du lịch là một trong những ngành đóng góp lớn vào tỷ trọng ngành dịch vụ. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế. Ở Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cư địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh của du lịch Việt Nam

Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, là một vùng đất cổ, nơi chiếm 2/3 chiều dài vòng cung nổi tiếng trong ba vòng cung núi đá vôi phía Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam.

Bắc Sơn có rất nhiều di tích được xếp hạng, trong đó các di tích lịch sử cách mạng chiếm số lượng lớn, tiêu biểu có thể kể đến di tích đèo Tam Canh, di tích đồn Mỏ Nhài, di tích đình Nông Lục, di tích Khuổi Nọi... Năm 2016, huyện Bắc Sơn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận 12 xã là xã an toàn khu và huyện Bắc Sơn được công nhận là vùng an toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.


Bên cạnh những giá trị lịch sử, thiên nhiên đã ban tặng cho Bắc Sơn những tài nguyên thiên nhiên giàu đẹp, có hệ thống hang động phong phú và sinh động. Đây là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn các du khách. Có thể kể đến những hang động tiêu biểu đã và đang được khám phá như: Hang Cốc Lý (thị trấn Bắc Sơn), hệ thống hang động ở xã Vũ Lễ, xã Long Đống hay xã Quỳnh Sơn…Bên cạnh những giá trị về du lịch hang động, một số hang ngườm đá, mái đá là di chỉ khảo cổ, những chứng tích về sự phát sinh, phát triển của người nguyên thủy. Cùng với địa hình, địa thế đặc biệt như vậy, ở Bắc Sơn có những lân lũng chuyên canh trồng cây quýt, giữa núi đá, đồi cây là những dòng suối nhỏ tạo nên hồ nước như hồ Tam Hoa (xã Hưng Vũ), hồ Pác Mỏ (xã Hữu Vĩnh), hang Thắm Hoài (xã Chiến Thắng),…. Hiện nay ở Bắc Sơn vẫn duy trì những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, mọi sinh hoạt văn hoá đều diễn ra ở đây cùng với các làn điệu hát Then, hát Ví… tạo nên không gian văn hoá đặc sắc. Đây sẽ là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong tương lai.

Mặc dù huyện Bắc Sơn sẵn có những ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, nhưng đến thời điểm hiện tại, sản phẩm du lịch chính của huyện Bắc Sơn mới chỉ dừng lại với việc khai thác đơn lẻ loại hình du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn và một số chương trình du lịch tự khám phá. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, chất lượng dịch vụ còn thấp, hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch còn rất hạn chế và thiếu chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách du lịch biết đến và đến du lịch Bắc Sơn còn nhiều hạn chế, du lịch Bắc Sơn thực sự vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Bắc Sơn tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện.


2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước.

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Các vấn đề về phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển và tiềm năng về nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Về thời gian: từ năm 2015 - 2017

4. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng, nhà nước về phát triển du lịch

- Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp.

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu, là cơ sở khoa học giúp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch định hướng và nâng cao năng lực phát triển du lịch sinh thái.

- Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch sinh thái, có ý nghĩa thiết thực trong quá trình phát triển du lịch sinh thái đối với các địa phương có điều kiện tương tự.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái

1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (world Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các mục đích du hành có mục đích là kiếm tiền”. Du lịch cũng là dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác. Đối với một số người DLST được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “Sinh thái”. Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu DLST một cách đầy đủ

Cho đến nay, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế


giới, ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia bởi đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc “xanh hoá” ngành du lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Do tạo được sự quan tâm của xã hội nên nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch này, mỗi tổ chức cá nhân khi nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa của riêng mình:

Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế đưa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” (E. Hawkins., 1999).

Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ đến thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương.

Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người bản địa phục vụ tại đó" (E. Hawkins., 1999).

Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tuor du lịch sinh thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, và điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và đặc biệt là mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân địa phương và những người bản địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation):

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng


góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm (Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (1998), Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những đặc điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tuor du lịch, mục đích chuyến đi của du khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng với nó là trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm quan.

Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999 tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Tuyển tập báo cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam., 1998). Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái,

nó mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm:

Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.

Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá và xã hội.

Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường.

Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương.

Ngày nay, người ra rất hay sử dụng thuật ngữ du lịch sinh thái để giới thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch, tuor du lịch bởi vậy khi xem xét, đánh giá chúng ta

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023