Về hương vị: Mùi vị của quả là chỉ tiêu vô cùng quan trọng là hương vị tạo nét hấp dẫn riêng đối với từng loại quả. Các công thức đều có sự thay đổi về mùi, vị theo thời tiết, mưa nhiều thì giảm độ ngọt và ít hương thơmvà ngược lại. Giống ổi ở công thức 3 là giống có mùi thơm đặc trưng và ngọt.
Trong khi đó, các giống khác thơm nhẹhơn, giống đối chứng có vị chua nhẹ.
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ DH đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống Ổi đài loan, Bưởi diễn, Cam vinh tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã rút ra kết luận khi bón với các hàm lượng phân bón khác nhau đều làm cho giống Ổi đài loan, Bưởi diễn, Cam vinh sinh trưởng và phát triển tốt hơn công thức đối chứng.
- Khi bón hàm lượng phân hữu cơ DH khác nhau thì chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán, số lộc, chiều dài lộc và đường kính lộc có tốc độ sinh trưởng lớn hơn công thức đối chứng.
- Đối với ổi, tỉ lệ đậu quả và năng suất Cả 3 công thức phân bón phân hữu cơ DH đều có sự phát triển lớn hơn công thức đối chứng. Ở công thức 300g/ cây/tháng có tỉ lệ đậu quả lớn nhất đạt 77,96%, khối lượng trung bình quả 299,09 gam, năng suất đạt 9,15 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Lượng Phân Bón Hữu Cơ Dh Đến Sinh Trưởng Của Ổi Đài Loan
- Ảnh Hưởng Của Phân Bón Dh Đến Tình Hình Sinh Trưởng Của Cây Cam Bảng 4.3. Ảnh Hưởng Của Phân Bón Hữu Cơ Dh Đến Sinh Trưởng Cam
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón DH đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 7
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
- Cây Bưởi diễn có tỉ lệ đậu quả ở các công thức bón phân cao hơn công thức đối chứng cao nhất là công thức 2 25,47% thấp nhất là công thức đối chứng 18,15%.
- Khi bón hàm lượng phân hữu cơ DH khác nhau thì chất lượng ổi cũng khác nhau, CT3 có vị ngọt đậm, thơm.
- Do giống Bưởi diễn và Cam vinh quả chưa chín, thu hoạch nên chưa đánh giá được năng suất và chất lượng quả
5.2. Đề nghị
- Tiếp tục đánh giá hàm lượng phân bón hữu cơ DH ở các mùa vụ tiếp theo để khẳng định tính chính xác của công thức.
- Cần đánh giá thêm mối tương quan giữa một số yếu tố sinh trưởng và cấu thành năng suất để có những biện pháp kỹ thuật đưa ra hợp lý nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất Ổi, Bưởi, Cam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu tiếng việt
1. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Kết quả nghiên cứu khoa họccông nghệ 2002 - 2003, NXB Nông nghiệp
2. Vũ Công Hậu, 1990. Kỹ thuật nhân giống cây ăn trái ở miền Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội
3. Trần Thế Tục, 1999. Sổ tay người làm vườn, Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
4. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn, 2000. Giáo trình cây ăn quả, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
5. Nguyên Văn Nghiêm (2009), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam quýt, Tạp chí Viện nghiên cứu rau quả.
6. Đường Hồng Dật, 2003. Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp.
7. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, NXB Nông nghiệp - TP. Hồ Chí Minh.
8. Vũ Thị Hằng (2015), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng Bưởi diễn trên đất gò đồi Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội, Luận văn Thạc Sĩ, Học viện Nông nghiệp
9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2016)
II.Tài liệu nước ngoài
10. Morton, J. (1987). Brazilian Guava. p. 365-367. In: Fruits of warmclimates. Julia F. Morton, Miami, FL
11. Nicolosi, E.; Deng, Z. N.; Gentile, A.; La Malfa, S.; Continella, G.; Tribulato, E. (2000). “Citrus phylogeny and genetic origin of important species as investigated by molecular markers”. TAG Theoretical and Applied Genetics 100
12. Singh, B. K., K. N. Tiwari, S. Chourasia and S. Mandal. 2007. Crop water requirement of guava (Psidium guajava L.) Cv. Kg/kaji under drip irrigation and plastic mulch Acta Horticulturae, 735: 399-405.
13. FAOSTAT/FAO Statistics