Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN QUỐC TOÀN


BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam - 1


TRẦN QUỐC TOÀN


BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật Hình sự

Mã số: 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh


HÀ NỘI - 2008

2

MỤC LỤC


trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 5

BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của việc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng 5

hình sự

1.1.2. Yêu cầu của việc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự 9

1.2. Nguyên tắc bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự 11

1.3. Cơ sở pháp lý của công tác bắt người đang bị truy nã trong pháp luật 15

tố tụng hình sự

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP 21

DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.1. Thực trạng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị 21

truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

2.1.1. Vài nét lịch sử các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị

truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trước khi có Bộ luật tố tụng 21

hình sự năm 2003)

2.1.2. Các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã theo 31

pháp luật tố tụng hình sự hiện hành (sau khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người 50

đang bị truy nã trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta

2.2.1. Những kết quả đã đạt được 50

2.2.2. Nhận xét về những hạn chế, bất cập 57

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 65

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

3.1. Yêu cầu và định hướng công tác bắt người đang bị truy nã ở nước ta 65

hiện nay

3.1.1. Yêu cầu của công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay 65

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả về công tác bắt người đang bị truy nã 67

trong giai đoạn hiện nay

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy 69

nã trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Tổ chức tốt lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã 69

3.2.2. Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người 71

đang bị truy nã

3.2.3. Tăng cường kinh phí cho công tác bắt người đang bị truy nã 74

3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác bắt người đang bị truy 75

3.2.5. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác bắt người 80

đang bị truy nã

3.2.6. Thực hiện tốt công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh 81

Tổ quốc

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CAND: Công an nhân dân CQĐT: Cơ quan điều tra CSND: Cảnh sát nhân dân CSĐT: Cảnh sát điều tra

PLTCĐTHS: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự TAND: Toà án nhân dân

TANDTC: Toà án nhân dân tối cao TTHS: Tố tụng hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bắt người đang bị truy nã là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và là một công tác nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an nhân dân (CAND) nhằm truy bắt những đối tượng phạm tội bỏ trốn để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Trong những năm gần đây, các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng CAND đã có nhiều cố gắng, bởi vậy công tác bắt người đang bị truy nã đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã bắt và vận động được nhiều đối tượng bị truy nã ra tự thú, góp phần tích cực phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn rất nhiều đối tượng bị truy nã đang lẩn trốn, trong đó có nhiều đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm đã ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội, gây ra nhiều mối lo ngại trong các tầng lớp nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; đảm bảo kỷ cương pháp luật, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã là yêu cầu mang tính cấp thiết. Mặt khác, nhìn nhận từ bình diện lý luận cho thấy, tuy đã được quan tâm nghiên cứu và đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về truy nã người phạm tội bỏ trốn; các công trình này có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện lý luận về các biện pháp ngăn chặn và cùng đó là từng bước chuẩn hoá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) về biện pháp bắt người đang bị truy nã. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp bắt người đang bị truy nã với tính chất là một

trong những biện pháp ngăn chặn trong TTHS. Từ những lý do nêu trên, việc chọn vấn đề "Biện pháp ngặn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bắt người đang bị truy nã, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới.

- Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu dưới góc độ lý luận và pháp lý để làm rõ khái niệm, các đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người đang bị truy nã;

+ Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS qua đó đưa ra các nhận xét về ưu điểm và những hạn chế của công tác bắt người đang bị truy nã ở nước ta trong thời gian qua;

+ Tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã theo pháp luật TTHS Việt Nam;

+ Cơ sở pháp lý của biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS;

+ Thực trạng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong pháp luật TTHS Việt Nam ;

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí