đảm nhằm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường áp dụng các biện pháp này. Hiện nay trong thực tiễn có quan điểm sai lầm cho rằng đã là bị can, bị cáo trong một vụ án thì phải áp dụng biện pháp ngăn chặn; quan niệm như vậy có đúng không cũng cần phải thống nhất. Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất Điều 93 BLTTHS về mức tiền phải đặt, thẩm quyền và thủ tục sung quỹ Nhà nước số tiền đặt để các cơ quan tiến hành tố tụng không gặp vướng mắc khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này…
- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần hướng dẫn cụ thể, thống nhất về một số kỹ năng, thủ tục tố tụng nhằm bảo đảm tốt hơn QCN của người bị tạm giam. Cụ thể như trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng, tăng cường hơn nữa quyền tranh tụng dân chủ của người tham gia tố tụng, nhất là bị cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT CÔNG TÁC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Viện kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho việc bắt,
tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho chế độ tạm giữ được thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam cũng như các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ. Do đó, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ thì VKS cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Kiểm sát chặt chẽ việc phân loại người bị tạm giữ, tạm giam nhằm chống thông cung, trốn, vi phạm kỷ luật và phạm tội mới, hạn chế thấp nhất các trường hợp chết do tự sát. Tăng cường công tác kiểm sát thường xuyên đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam, phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt, tạm giữ, tạm giam sau phải trả tự do. Kiểm sát chặt chẽ công tác quản lý và việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật. Nhằm thực hiện nghiêm việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.
3.4. TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM, CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN, LIÊN LẠC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Thực tiễn tình hình người bị tạm giữ, tạm giam trong những năm qua
vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Người phạm tội ngày càng manh động, chống đối quyết liệt, dùng những thủ đoạn và phương tiện kỹ thuật để che giấu tội phạm. Trong khi đó cơ sở vật chất phục vụ cho việc tạm giữ, tạm giam ở nhiều địa phương được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu quản lý việc giam giữ trong tình hình mới. Nhiều dự án phục vụ công tác tạm giữ, tạm giam chậm được triển khai, vệ sinh môi trường cơ sở tạm giữ, tạm giam không đảm bảo. Do vậy, cần bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo tốt nhất công tác kiểm tra, quản lý người bị tạm giữ, tạm giam tại các buồng giam giữ trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Nhất là hệ thống camera để quan sát trong các buồng tạm giữ, tạm giam, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề đột xuất xảy ra như: tự tử, đánh nhau, bỏ trốn, "thông cung". Đồng thời cần có kế hoạch và kịp thời triển khai thực hiện việc sửa chữa hoặc xây mới đối với các nhà tạm giữ, trại tạm giam xuống cấp, thường xuyên quá tải...
3.5. NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÌNH ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIỀU TRA VIÊN, KIỂM SÁT VIÊN, THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM
Thứ nhất, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Một Số Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 Về Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam
- Người Bị Buộc Tội Được Coi Là Không Có Tội Cho Đến Khi Được Chứng Minh Theo Trình Tự, Thủ Tục Do Bộ Luật Này Quy Định Và Có Bản Án Kết Tội Của
- Công Tác Hướng Dẫn Áp Dụng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự
- Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
vụ nhất là kỹ năng tố tụng cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm các Tòa án. Những người tiến hành tố tụng phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các quy định của pháp luật liên quan đến bảo đảm QCN.
Thứ hai, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách pháp luật, nhất là chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội, quan điểm bảo đảm QCN trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
Thứ ba, cần phải có các quy định của pháp luật về trách nhiệm cá nhân của người ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, trong trường hợp vi phạm
các quy định của pháp luật về bắt người, bắt người tùy tiện, oan sai, giam giữ trái pháp luật, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.
3.6. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CÔNG TÁC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, để bảo vệ hòa bình và an ninh
của nhân loại với tư cách là những giá trị xã hội quý báu vốn có chung của loài người, cộng đồng quốc tế phải giải quyết những nhiệm vụ to lớn và rất phức tạp của cuộc đấu tranh chống tội phạm (nhất là các tội phạm quốc tế và các tội phạm có tính chất quốc tế - tức tội phạm xuyên quốc gia). Vấn đề tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành đòi hỏi bức thiết, cần một sự hợp tác chặt chẽ trên cơ sở pháp lý vững chắc, đặt ra đối với tất cả các lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, trong đó có TTHS và bao gồm cả vấn đề về bảo đảm QCN đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Chúng ta đã và cần tiếp tục tham gia vào các điều ước quốc tế về bảo đảm QCN, tiếp tục ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp song phương và đa phương với những nước có nhiều người Việt Nam sinh sống có nội dung bắt, tạm giữ phù hợp với BLTTHS năm 2003; ký kết gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII của Đảng ta đã chỉ rò, điều cần thiết là: "phải tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong thời kỳ mới, phải mở rộng quan hệ quốc tế về tương trợ tư pháp, về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội".
Tăng cường hơn nữa việc trao đổi Tọa đàm, giao lưu giữa nền pháp luật của các nước trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm lập pháp về bảo đảm QCN khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiếp thu những quy định tiến bộ, hợp lý để có những nghiên cứu sửa đổi phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Bảo đảm QCN nói chung, QCN của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng trong TTHS là vấn đề rộng và chưa được nghiên cứu nhiều trong khoa học TTHS nước ta. Đây là một vấn đề khó những rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung các quy định về bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam và quốc tế, phân tích thực trạng pháp luật, nghiên cứu thực tiễn các hoạt động tố tụng, tìm ra những nguyên nhân, bất cập là cơ sở khoa học, thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, tạm giam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, tôn trọng QCN của công dân khi tham gia vào hoạt động TTHS. Quy định QCN nói chung, quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng đã là quan trọng và cần thiết song quan trọng hơn là việc bảo đảm cho các quyền đó được thực thi trong cuộc sống.
Thông qua luận văn, tôi đã cố gắng nghiên cứu và trình bày một cách tổng thể từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề riêng biệt trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm. Với khả năng có hạn, luận văn đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau đây:
1- Luận văn đã góp phần làm rò thêm một số vấn đề lí luận về QCN nói chung, QCN và bảo đảm QCN trong TTHS, làm rò khái niệm, đặc điểm của người bị tạm giữ, tạm giam. Nghiên cứu quy định của một số nước trên thế giới về bảo đảm QCN trong TTHS đối với người bị tạm giữ, tạm giam; quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo đảm QCN đối với người bị tạm giữ, tạm giam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi BLTTHS 2003 ra đời.
2- Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của BLTTHS hiện hành về bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam. Trên cơ sở đánh giá
thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật và bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, đã đưa ra nhưng kết quả đáng khích lệ trong quá trình người bị tạm giữ, tạm giam tham gia vào quá trình tố tụng. Đồng thời nêu lên những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân khách quan và chủ quan đối với những hạn chế đã nêu ra.
3- Trên cơ sở nghiên cứu từ những bất cập và hạn chế còn tồn tại, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam, nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam. Đồng thời với việc hoàn thiện pháp luật, cũng cần thực hiện các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Bình (1996), Tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
2. Phạm Thanh Bình (1997), Một số vấn đề chung quanh việc tạm giữ, tạm giam, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
3. Lê Thanh Bình (2010), Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
4. Bộ Công an (2001), Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12/11/2001 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
5. Lê Cảm (2007), Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
6. Lê Cảm (2011), Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, Chuyên đề 4, Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Chí (2007), "Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự", Khoa học, (Kinh tế - Luật), (23), tr. 64-80.
8. Nguyễn Ngọc Chí (2011), Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người, Đề tài nghiên cứu khoa học nhóm B, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Chính phủ (1998), Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 về quy chế tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
11. Chính phủ (2002), Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
12. Chính phủ (2011), Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 về sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998, Hà Nội.
13. Chính phủ (2011), Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Điệp (1996), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
20. Trần Văn Độ (2012), "Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam", http://tks.edu.vn, ngày 11/12/2012.
21. Hoàng Văn Hảo, Vũ Công Giao (1999), "Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền- một văn kiện có tính chất bước ngoặt trong lịch sử nhân quyền quốc tế", Tạp chí Cộng sản, (2), tr. 38-43.
22. Nguyễn Quang Hiền (2008), Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
23. Lê Thị Tuyết Hoa (2014), "Về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự", http://vienkiemsat.nghean.gov.vn, ngày 18/4/2014.
24. Ngũ Quang Hồng (2011), Nghiên cứu so sánh về trình tự điều tra giữa luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Phạm Mạnh Hùng (2015), "Bàn về "quyền im lặng" hay "quyền từ chối khai báo" của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can", Kiểm sát, (2), tr. 3-6.
26. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
27. Phan Hữu Kỳ, Phạm Quang Mỹ (1982), Một số điều cần biết về bắt, giam giữ, khám xét, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
28. Phạm Hữu Kỳ, Phạm Quang Mỹ (1993), Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam... đúng pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
29. Trần Đoàn Lâm (chủ biên) (2009), Những kinh nghiệm hay trong tạm giữ, tạm giam góc nhìn của Việt Nam và quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.
30. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.
31. Dương Thị Hồng Lĩnh (2014), Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
32. Nguyễn Thành Long (2010), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
33. Trần Hồng Phong (2014), "Tạm giam đang bị lạm dụng?", http://dandensg. blogspot.com, ngày 07/4/2014.
34. Nguyễn Thái Phúc (2006), "Nguyên tắc suy đoán vô tội", Hội thảo khoa học cấp Bộ: Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Bá Phùng (2010), Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.