Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch Vĩnh Phúc - 10


nghiệp cũng không thể thay thế hoàn toàn các sản phẩm thủ công truyền thống cho nên các sản phẩm thủ công không bao giờ “lỗi mốt”. Nếu quan tâm và đầu tư hợp lý thi các làng nghề này hoàn toàn có cơ hội để phát triển theo hướng hàng hoá trong cơ chế thị trường, có “ hoà nhập nhưng không hoà tan”.

* Tiểu kết chương 3

Như vậy là sau khi phân tích những khó khăn và thuận lợi mà các làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc đang tồn tại và đưa ra những giải pháp khắc phục thì chúng ta thấy rằng hoàn toàn có thể xây dựng loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Vĩnh Phúc bên cạnh các loại hình du lịch khác. Và chỉ sau vài năm nữa thôi, loại hình du lịch này rất có thể trở thành loại hình du lịch được ưa chuộng nhất.


KẾT LUẬN


Với đề tài “ Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ cho hoạt động du lịch Vĩnh Phúc” em đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về các làng nghề truyền thống trên quê hương mình. Thông qua các tài liệu và các chuyến tìm hiểu thực tế tại các làng nghề, với những tài liệu thu thập và nghiên cứu được về các làng nghề truyền thống, bài khoá luận đã trình bày về thực trạng của các làng nghề, về lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, những giá trị văn hóa lịch sử và những vấn đề liên quan tới các làng nghề như tổ chức quản lý, quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất… giúp cho người đọc có những thông tin cần thiết về những làng nghề truyền thống này. Qua đó cũng thấy được những khó khăn, trăn trở của những làng nghề này như thiếu diện tích sản xuất, thiếu vốn đầu tư, thiếu trang thiết bị… và chỉ có lòng yêu nghề trong nhưng nghệ nhân là luôn luôn tràn đầy. Vì vậy em mong các cấp chính quyền có liên quan hơn nữa để khi nhắc tới làng nghề truyền thông sẽ không còn hiện tượng ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng không được đảm bảo, đường xá xuống cấp,…

Hiện nay khi đến với các làng nghề, du khách có thể tự do đi tham quan cơ sở sản xuất, các di tích lịch sử văn hoá, tự tay làm cho mình những sản phẩm gốm, đá, đan lát… những hoạt động này góp phần không nhỏ vào việc tăng ngân sách của địa phương và thu nhập của người dân.

Trong xu thế phát triển hiện nay, các làng nghề có nguy cơ bị mai một do tác động của các sản phẩm công nghiệp. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách hợp lý để phát triển các làng nghề truyền thống nói chung và du lịch làng nghề nói riêng, biến những giá trị văn hoá truyền thống thành tiềm năng cho du lịch phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Du lịch ngày càng phát triển, nếu có chính sách và biện pháp đúng, phù hợp thì du lịch làng nghề sẽ trở thành tiềm năng, nguồn lực mạnh mẽ của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Vĩnh Phúc nói riêng.


Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch Vĩnh Phúc - 10

Tuy còn nhiều khó khăn trước mắt song với tiềm năng và bề dày kinh nghiệm nhiều năm, với chính sách mở cửa hỗ trợ khuyến khích các làng nghề thủ công truyền thống của Đảng và nhà nước hiện nay, các làng nghề Vĩnh Phúc đã có đủ điều kiện đẻ vươn lên phát triển và khẳng định vị trí của mình trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.


Tài liệu tham khảo


1. Dương Bá Phượng, Bảo tồn và Phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 2001.

2. Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội, 2004.

3. Tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn.

4. Tạp chí bản tin du lịch Vĩnh Phúc, Trung tâm thông tin - xúc tiến thương mại & du lịch Vĩnh Phúc.

5.Tiềm năng nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề Vĩnh Phúc, Trung tâm thông tin - xúc tiến thương mại & du lịch Vĩnh Phúc.

6. Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo, Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, 1996.

7. Truyền thuyết Hùng Vương, Hội VHNT Vĩnh Phú, 1981.

8. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.

9. Các trang wed hỗ trợ: www.vinhphuc.gov.vnwww.langngheviêt.vnwww.google.vnwww.tintucvinhphuc.vn www.vanhocvinhphuc.gov.vn


Lời cảm ơn


Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ giảng viên trường Đại học dân lập Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt nhất và cung cấp cho em những kiến thức cần thiết để em có thể làm công việc mà mình yêu thích sau khi tốt nghiệp ra trường.

Trong quá trình làm khoá luận, em đã đi thực tế tại tất cả các làng nghề truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thu thập những thông tin và số liệu xác thực nhất và trong những ngày đi thực tế đó em đã nhận được sự giúp đỡ của các nghệ nhân cũng như người dân địa phương tại các làng nghề. Em xin chân thành cảm ơn nghệ nhân Nguyễn Nhạn ở làng gốm Hương Canh, bác Nguyễn Văn Học ở làng rắn Vĩnh Sơn, cụ Khổng Văn Khanh ở làng đá Hải Lựu, bác Triệu Văn Đường ở làng mây tre đan Triệu Đề…đã tận tình hướng đẫn và cung cấp những thông tin giúp em hoàn thành bài khoá luận này.

Về phía các công ty du lịch, em xin chân thành cảm ơn Trung tâm thương mại khách và dịch vụ Du lịch Trưng Vương, công ty du lịch và khách sạn Vĩnh Phúc đã cung cấp cho em những thông tin về các tour du lịch; Sở Văn hoá - thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã cung cấp cho em những thông tin về hoạt động du lịch của Vĩnh Phúc trong năm 2008 và định hướng năm 2009 cùng những giải pháp thực hiện.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đức Thanh đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành bài khoá luận bằng những nhận xét thẳng thắn, những góp ý kịp thời và chính xác nhất để em hoàn thành tốt đề tài mình đã chọn. Và trong thời gian làm khoá luận em cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình và sự giúp đỡ của bạn bè trong quá trình thu thập tài liệu. Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. DU LỊCH LÀNG NGHỀ 5

1.1 Làng nghề và làng nghề truyền thống 5

1.1.1 Làng nghề 5

1.1.2 Làng nghề truyền thống 5

1.2 Du lịch làng nghề truyền thống 6

1.2.1 Khái niệm du lịch văn hoá 6

1.2.2 Du lịch làng nghề truyền thống 7

1.3 Tác động tương hỗ giữa du lịch và làng nghề truyền thống 7

1.3.1 Vai trò của du lịch trong phát triển làng nghề truyền thống 7

1.3.2 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch 8

1.4 Đặc điểm của loại hình du lịch làng nghề truyền thống 9

*Tiểu kết chương 1 9

Chương 2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỒNG VĨNH PHÚC 10

2.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc 10

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội 10

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 15

2.1.3 Dân cư và cơ cấu tổ chức hành chính 17

2.2 Những làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Vĩnh Phúc 18

2.2.1 Làng gốm Hương Canh 18

2.2.1.1 Tổ nghề gốm Hương Canh 18

2.2.1.2 Nghề gốm Hương Canh xưa và nay 21

2.2.1.3 Những sản phẩm truyền thống của gốm Hương Canh 23

2.2.1.4 Tổ chức quản lý, quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất 23

2.2.2 Nghề đục đá Hải Lựu 28

2.2.2.1 Tổ nghề đục đá Hải Lựu 28

2.2.2.2 Làng nghề đục đá xưa và nay 28

2.2.2.3 Những sản phẩm truyền thống 32

2.2.2.4 Tổ chức quản lý, quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất 32

2.2.3 Làng nghề mây tre đan Triệu Đề 34

2.2.3.1 Tổ nghề mây tre đan Triệu Đề 34

2.2.3.2 Làng nghề mây tre đan xưa và nay 34

2.2.3.3 Những sản phẩm truyền thống 35

2.2.3.4 Tổ chức quản lý, quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất 35

2.2.4 Làng rắn Vĩnh Sơn 37

2.2.4.1 Tổ nghề rắn Vĩnh Sơn 37

2.2.4.2 Làng rắn Vĩnh Sơn xưa và nay 38

2.2.4.3 Những sản phẩm truyền thống 39

2.2.4.4 Tổ chức quản lý, quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất 39

2.3 Hoạt động du lịch tại các làng nghề ở Vĩnh Phúc 42

2.3.1 Du lịch Vĩnh Phúc 42

2.3.2 Các tour du lịch làng nghề ở Vĩnh Phúc 47

* Tiểu kết chương 2 49

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG SỨC HẤP DẪN CHO DU LỊCH LÀNG NGHỀ VĨNH PHÚC 50

3.1 Những vấn đề đặt ra 50

3.1.1 Nguồn nguyên, nhiên liệu, loại hình sản phẩm 50

3.1.2 Đầu ra cho sản phẩm 53

3.1.3 Bảo vệ môi trường làng nghề 54

3.1.4 Đào tạo nghệ nhân kế tục 55

3.2 Một số giải pháp, kiến nghị để khôi phục, phát triển các làng nghề ở Vĩnh Phúc 56

3.2.1 Một số giải pháp 56

3.2.1.1 Các làng nghề phải liên kết với các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh 57

3.2.1.2 Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù 57

3.2.1.3 Tăng cường công tác giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề 58

3.2.1.4 Các công ty du lịch nên xây dựng các tour du lịch chuyên đề về các làng nghề 58

3.2.2 Một số kiền nghị 71

3.2.2.1 Tăng cường công tác quản lý, khôi phục làng nghề 71

3.2.2.2 Đẩy nhanh quá trình đền bù và quy hoạch cụm làng nghề 72

3.2.2.3 Quan tâm đúng mức, đầu tư hợp lý nhằm phát triển các làng nghề .. 72

* Tiểu kết chương 3 73

KẾT LUẬN 74

Tài liệu tham khảo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2022