Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam - 1


Bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học kinh tế quốc dân


LÊ KIM NGọC


Tổ CHứC HạCH TOáN Kế TOáN TRONG CáC CƠ Sở Y Tế VớI VIệC TĂNG CƯờNG QUảN Lý TàI CHíNH NGàNH Y Tế VIệT NAM


Chuyên ngành: Kế toán (Kế TOáN, KIểM TOáN Và PHÂN TíCH) Mã số: 62.34.30.01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học:

Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam - 1

1. GS.TS. Đặng Thị Loan

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lời


Hà nội, năm 2009


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào.


Tác giả luận án


MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 9

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 9

1.2. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 30

1.3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 37

1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM 64

2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 64

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC BỆNH VIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 89

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CỦA VIỆT NAM 117

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM 132

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 132

3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM 134

3.3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM 139

3.4. NỘI DUNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM 141

3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 176

KẾT LUẬN CHUNG 180

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BNV Bộ Nội vụ

BTC Bộ Tài chính

BV Bệnh viện

BVGCP Ban vật giá Chính phủ

BYT Bộ Y tế

CNTT Công nghệ thông tin

HCSN Hành chính sự nghiệp

KBNN Kho bạc Nhà nước

KCB Khám chữa bệnh

NSNN Ngân sách Nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TSCĐ Tài sản cố định

XDCB Xây dựng cơ bản

WB Ngân hàng thế giới

WHO Tổ chức Y tế thế giới

WTO Tổ chức thương mại thế giới



I. BẢNG

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1.1 – So sánh cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm và 20

Bảng 2.1 - Tổng số các loại hình bệnh viện theo phân cấp quản lý năm 2007 70

Bảng 2.2 - Tổng số các bệnh viện theo loại hình công lập và ngoài công lập 71

Bảng 2.3 - Tổng hợp nguồn thu ở một số bệnh viện tiến hành khảo sát 84

Bảng 2.4 – Số lượng nhân viên kế toán theo trình độ ở một số bệnh viện khảo sát năm 2008 92

Bảng 3.1 - Dự toán thu chi 165

II. HÌNH VẼ

Hình 1.1 – Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ 23

Hình 1.2 – Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ 24

Hình 1.3. Quy trình tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 42

Hình 1.4 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu tập trung 55

Hình 1.5 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu phân tán 57

Hình 1.6 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu vừa tập trung vừa phân tán...58 Hình 2.1 - Mô hình tổ chức hệ thống cơ sở y tế của Việt Nam 66

Hình 2.2 – Tỷ lệ các bệnh viện theo loại hình công lập và ngoài công lập 71

Hình 2.3 - Mô hình trực tuyến của các bệnh viện hiện nay 73

Hình 2.4 – Quy trình quản lý tài chính trong các bệnh viện của Việt Nam 78

Hình 2.5 - Quy trình luân chuyển chứng từ ở các bệnh viện 95

Hình 2.6 – Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu viện phí ngoại trú 99

Hình 2.7 - Quy trình luân chuyển chứng từ thu viện phí nội trú 100

Hình 3.1 - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị 144

Hình 3.2 – Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung 156

Hình 3.3 - Mô hình đề xuất cho 170

Hình 3.4 – Mô hình nghiệp vụ thanh toán viện phí 175


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án


Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Tham gia vào hoạt động này có sự đóng góp của nhiều bên khác nhau như Nhà nước, các cơ sở khám chữa bệnh, các tổ chức phi lợi nhuận, người dân thụ hưởng… Tuy nhiên các cơ sở y tế chính là bộ phận trung tâm quyết định mức độ hiệu quả của công tác này. Chính vì vậy ở mọi quốc gia, hoạt động của các cơ sở y tế luôn là vấn đề được quan tâm chú ý nhằm đem lại những đóng góp to lớn cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách mới đối với hoạt động của các cơ sở y tế nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị. Các chủ trương, chính sách này một mặt đã tạo ra hành lang pháp lý khá rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ đồng thời khuyến khích các đơn vị tăng cường tính tự chủ, giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN cho các hoạt động của cơ sở. Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương mới diễn ra trong bối cảnh các chính sách liên quan hiện hành còn nhiều điểm chưa phù hợp như chính sách thu hồi một phần viện phí… Điều này đã làm cho tính tự chủ của cơ sở y tế đã phần nào bị giới hạn.

Khác với những năm trước đây khi còn cơ chế bao cấp của Nhà nước, việc khám chữa bệnh hầu như không mất tiền, mọi khoản phí tổn đều do Nhà


nước đài thọ. Bước sang thời kỳ đổi mới, cơ chế bao cấp cũ không còn nữa, xã hội có nhiều thành phần kinh tế khác nhau và các loại hình khám chữa bệnh cũng phát triển ngày càng đa dạng. Các nguồn tài chính được khai thác dồi dào hơn chứ không chỉ trông chờ vào nguồn duy nhất là NSNN. Mặt khác các cơ sở y tế hiện nay phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao. Điều đó dẫn đến yêu cầu tổ chức quản lý tốt để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính tại đơn vị. Bên cạnh việc quản lý tốt công tác chuyên môn để đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh, quản lý tài chính cũng là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý các cơ sở y tế nói chung.

Thực tế trên đòi hỏi ngành y tế nói chung và cụ thể là các cơ sở y tế cần có cơ chế quản lý tài chính phù hợp. Để đáp ứng được yêu cầu đó, tổ chức hạch toán kế toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả các nguồn tài chính trong các đơn vị. Tổ chức hạch toán kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho việc quản lý các nguồn thu và các nội dung chi của đơn vị hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay cho thấy công tác tổ chức hạch toán kế toán ở nhiều cơ sở y tế còn nhiều yếu kém. Các đơn vị thường áp dụng cứng nhắc chế độ kế toán nên bị động, lúng túng trong ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh. Thông tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước. Điều này dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý của bản thân các cơ sở y tế, cho công tác quản lý tài chính toàn ngành y tế cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước khác. Mặc dù công tác tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế đã và đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên ở phần lớn các đơn vị vẫn còn nhiều bất cập như bỡ ngỡ khi chuyển đổi sang cơ chế


tài chính mới, chậm cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán, lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên kế toán chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn… Do đó vấn đề hoàn thiện, đổi mới tổ chức hạch toán kế toán có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị.

Bởi vậy việc nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế nhằm tăng cường quản lý tài chính ngành y tế là yêu cầu bức xúc, cả trong lý luận lẫn thực tiễn hoạt động hiện tại và tương lai của các cơ sở y tế. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện công tác quản lý tài chính, kế toán trong các cơ sở y tế, tác giả chọn đề tài “TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÀNH

Y TẾ VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình.


2. Tổng quan những nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế

Tổ chức hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong việc nối liền giữa lý thuyết hạch toán kế toán với thực tế thực hành công việc kế toán. Nói đến tổ chức kế toán là nói đến tổ chức các phương pháp kế toán và tổ chức nhân sự kế toán theo từng phần hành kế toán cụ thể của một đơn vị cụ thể nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách nhanh nhất, đầy đủ và trung thực nhất.

Trong các nghiên cứu trước đây về tổ chức hạch toán kế toán, các tác giả chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về tổ chức hạch toán kế toán; đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán trong một số loại hình doanh nghiệp đặc thù. Riêng lĩnh vực tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp, trên thế giới chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu. Ba trong số các tác

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí